Nội dung ‘kế hoạch chiến thắng’ mà Tổng thống Ukraine đề xuất với các đồng minh
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã trình bày kế hoạch chiến thắng với người đồng cấp Mỹ Joe Biden trong cuộc gặp tại Nhà Trắng ngày 26/9.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc gặp tại Nhà Trắng, Washington DC., ngày 12/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Kyiv Independent, Tổng thống Zelensky đang có chuyến thăm tới Mỹ trong tuần này. Nhà lãnh đạo tiết lộ kế hoạch chiến thắng mà mình ấp ủ được thiết kế để buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin phải chấp nhận thỏa thuận hòa bình công bằng, thông qua tăng cường hỏa lực của Ukraine và giúp nước này chiếm thế thượng phong sau gần 3 năm xung đột nổ ra. Tuy nhiên, chi tiết của kế hoạch vẫn chưa được công khai.
Kiev cho biết nước này chuẩn bị kế hoạch chiến thắng sau khi Ukraine triển khai cuộc tấn công bất ngờ vào tỉnh Kursk của Nga. Đây là cuộc tấn công đáng kể vào lãnh thổ Nga kể từ Chiến tranh Thế giới thứ II cũng như là một đòn giáng mạnh vào Điện Krenlin.
Theo đánh giá của các chuyên gia, chiến dịch bất ngờ từ phía Kiev đã phần nào bộc lộ điểm yếu của Nga trong hàng rào bảo vệ lãnh thổ và thách thức “lằn ranh đỏ” mà Tổng thống Nga đặt ra nhằm ngăn cản đồng minh phương Tây tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Bên cạnh hoạt động quân sự ở Kursk, những diễn biến chính trị tại Mỹ cũng là một yếu tố quan trọng khiến Kiev có động lực thúc đẩy một “kế hoạch chiến thắng” ngay lúc này. Do cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang diễn ra đầy gay cấn với những diễn biến không thể dự đoán, kết quả cuộc đua trong tháng 11 tới có thể đưa cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng và khiến sự ủng hộ của nước Mỹ đối với Ukraine với vào vòng nguy hiểm.
Nội dung trong kế hoạch được đề xuất
Trả lời phỏng vấn tờ Kyiv Independent vào tuần trước, một nguồn tin thân cận với Tổng thống Zelensky nói rằng mục đích của họ là đưa ra các điều kiện và tạo sức ép buộc Nga không thể phớt lờ công thức hòa bình và hội nghị thượng đỉnh hòa bình.
Người đứng đầu Văn phòng Tổng thống Andriy Yermak tiết lộ việc gia nhập NATO là một phần của kế hoạch. Theo thông tin mà Kyiv Independent có được vào ngày 22/9, thay vì trong vài năm tới, Ukraine sẽ xin trở thành thành viên NATO trong vòng vài tháng nữa.
Video đang HOT
Phát biểu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở New York, ông Yermak cũng cho biết kế hoạch chiến thắng 5 điểm bao gồm cả các điều khoản về ngoại giao và quân sự.
Bên cạnh đó, một điều khoản chắc chắn sẽ có trong kế hoạch này là việc Mỹ và các đồng minh khác chấp thuận cho Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa, bao gồm cả tên lửa do phương Tây cung cấp, để nhắm vào các địa điểm quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
Trước đó từ lâu, Kiev luôn thúc đẩy các đồng minh dỡ bỏ các hạn chế về vũ khí vì điều đó sẽ cho phép Ukraine phá hủy các sân bay quân sự mà Nga dùng để xuất phát máy bay tấn công cơ sở hạ tầng của Ukraine, cũng như làm suy yếu hệ thống phòng không Nga.
Một điều khoản chắc chắn không có trong kế hoạch hòa bình lần này là một lệnh ngừng bắn một phần. Tổng thống Zelensky đã đích thân bác bỏ thông tin này.
Phản ứng ban đầu của các đồng minh ra sao?
Thông tin cho thấy phản ứng của Mỹ đối với những tiết lộ ban đầu về kế hoạch chiến thắng của Tổng thống Zelensky không quá lạc quan. Dẫn lời một số quan chức Mỹ và châu Âu, tờ Tạp chí phố Wall (WSJ) ngày 25/9 đưa tin Nhà Trắng lo ngại kế hoạch của ông Zelensky thiếu chiến lược rõ ràng để giành chiến thắng trước Nga.
Một số quan chức nắm rõ nội dung kế hoạch cho biết kế hoạch này tập trung quá nhiều vào việc yêu cầu thêm vũ khí và dỡ bỏ các hạn chế đối với các cuộc tấn công tên lửa tầm xa.
“Không ấn tượng, không có nhiều điều mới mẻ trong kế hoạch đó”, một quan chức cấp cao trả lời tờ WSJ.
Trong khi đó, các quan chức Nhà Trắng còn lại lo ngại kế hoạch của Tổng thống Zelensky không đưa ra các bước đi rõ ràng, khả thi mà ông Biden có thể hỗ trợ trong 4 tháng còn lại mà ông tại vị. Các quan chức châu Âu nói rằng các phần của kế hoạch vẫn chưa được phát triển chi tiết, trong khi chỉ có yêu cầu liên quan đến vũ khí là cụ thể nhất.
Khi được hỏi liệu điều gì sẽ xảy ra khi Tổng thống Biden từ chối kế hoạch, ông Zelensky bày tỏ “đó là một suy nghĩ khủng khiếp”.
“Điều đó có nghĩa là ông Biden không muốn kết thúc cuộc chiến bằng bất kỳ giá nào để đánh bại Nga. Và rồi chúng ta sẽ lại rơi vào một cuộc chiến kéo dài, mệt mỏi và có thể khiến nhiều người chết. Nói như vậy nhưng không có nghĩa là tôi đổ lỗi cho ông Biden”, Tổng thống Zelensky chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn đăng trên tờ New York Times ngày 22/9.
Quan chức Mỹ bình luận về 'kế hoạch chiến thắng' của Tổng thống Ukraine
Các quan chức Mỹ cho biết kế hoạch chiến thắng của Tổng thống Ukraine thiếu một chiến lược toàn diện và không khác gì một yêu cầu về cung cấp thêm vũ khí và dỡ bỏ các hạn chế đối với tên lửa tầm xa.
Tổng thống Ukraine (trái) và Tổng thống Joe Biden. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo tờ Wall Street Journal ngày 26/9, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden và các quan chức cấp cao của phương Tây đã bày tỏ sự lo ngại về kế hoạch chiến thắng của Tổng thống Ukraine trong cuộc chiến với Nga, cho rằng kế hoạch này thiếu một chiến lược toàn diện và chủ yếu xoay quanh việc yêu cầu cung cấp thêm vũ khí.
Cụ thể, đề xuất của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, được xem là khuôn khổ để đánh bại Nga, tập trung vào việc cung cấp thêm vũ khí và dỡ bỏ các hạn chế đối với việc sử dụng tên lửa tầm xa. Tuy nhiên, nhiều quan chức Mỹ và châu Âu không bị thuyết phục và cho rằng kế hoạch này không đưa ra một con đường rõ ràng để Ukraine có thể giành chiến thắng, đặc biệt trong bối cảnh Nga vẫn đang tiến bước trên chiến trường.
Quan điểm của chính quyền Mỹ
Trong cuộc họp cấp cao tại Nhà Trắng, Tổng thống Zelensky muốn trình bày chi tiết kế hoạch của Ukraine với Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, theo các quan chức cấp cao Mỹ, chính quyền Biden không "ấn tượng" với kế hoạch này. Một quan chức cấp cao của Mỹ đã thẳng thắn chia sẻ: "Không có nhiều thông tin mới trong đó".
Điểm chính của kế hoạch là đề nghị Mỹ và các đồng minh dỡ bỏ các hạn chế đối với tên lửa tầm xa, cho phép Ukraine sử dụng các loại vũ khí này tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.
Tuy nhiên, Tổng thống Biden đã nhiều tháng từ chối yêu cầu này, bất chấp áp lực từ phía Anh và một số đồng minh châu Âu. Chính quyền Mỹ lo ngại rằng việc sử dụng tên lửa tầm xa có thể không thay đổi cục diện chiến trường mà còn tạo cơ hội cho Moskva leo thang cuộc chiến. Lập trường này cũng nhận được sự ủng hộ của Thủ tướng Đức Olaf Scholz, người cho biết Berlin sẽ không ủng hộ việc dỡ bỏ các hạn chế.
Kế hoạch của Tổng thống Zelensky không chỉ gây chia rẽ trong nội bộ các quốc gia đồng minh mà còn làm nổi bật sự khác biệt giữa Mỹ và Ukraine. Trong khi Ukraine kỳ vọng sẽ có được sự hỗ trợ tối đa từ phương Tây, Mỹ và nhiều nước khác lại lo ngại về các hậu quả không mong muốn. Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen đã chỉ trích phương Tây vì đã tốn quá nhiều thời gian nói về các "ranh giới đỏ" mà không hành động đủ mạnh để hỗ trợ Ukraine. Bà kêu gọi cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev "mà không có hạn chế" và để Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radosław Sikorski đã nỗ lực thuyết phục Mỹ và Anh cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa mà không gặp trở ngại. Ông chỉ trích quan điểm cho rằng Nga sẽ leo thang nếu phương Tây cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine, lập luận rằng Moskva đã sử dụng hầu hết mọi biện pháp để tấn công Ukraine.
Lý do Mỹ không ủng hộ
Nguyên nhân chính khiến Mỹ không ủng hộ kế hoạch của Ukraine không chỉ nằm ở lo ngại về việc Nga leo thang xung đột mà còn vì kế hoạch này thiếu tính toàn diện. Dù bao gồm các yêu cầu liên quan đến vũ khí, kế hoạch vẫn còn thiếu các chi tiết cụ thể về các yếu tố chính trị, kinh tế và quân sự cần thiết để đưa Ukraine đến chiến thắng. Theo một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ, nội dung chính của kế hoạch chỉ là những yêu cầu liên quan đến vũ khí, trong khi các yếu tố khác lại mơ hồ và không rõ ràng.
Đối với chính quyền Biden, việc hỗ trợ Ukraine không chỉ dừng lại ở việc cung cấp vũ khí mà còn phải đảm bảo một chiến lược toàn diện để Ukraine có thể đứng vững về mặt quân sự, kinh tế và chính trị. Các quan chức Mỹ cho rằng việc chỉ tập trung vào vũ khí mà không có kế hoạch chi tiết hơn sẽ không thể giúp Ukraine giành chiến thắng.
Thái độ không hài lòng của Mỹ đối với kế hoạch của Ukraine diễn ra trong bối cảnh xung đột đang có ưu thế nghiêng về Nga. Lực lượng Nga đang tiến gần đến trung tâm hậu cần quan trọng Pokrovsk ở phía Đông Ukraine, cùng với các thành phố như Vuhledar và Toretsk.
Ngoài ra, Nga cũng đã tăng cường tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, khiến một nửa lưới điện của nước này bị mất điện và đẩy Kiev vào nguy cơ thiếu năng lượng trong mùa Đông sắp tới. Bên cạnh đó, Nga cũng đã tiến hành các cuộc phản công tại khu vực Kursk, nơi lực lượng Ukraine đã tiến vào từ tháng 8 năm nay.
Ba vấn đề chính đáng chú ý trong chuyến đi Mỹ của Tổng thống Ukraine Khi Tổng thống Ukraine thực hiện chuyến đi thứ 5 tới Mỹ để thảo luận với người đồng cấp nước chủ nhà Joe Biden và những người kế nhiệm tiềm năng của ông, dự kiến sẽ có động thái về một số vấn đề quan trọng. Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc gặp tại Nhà...