Nội dung đáng chú ý trong bản báo cáo chiến lược không quân Trung Quốc
Trong bản báo cáo mới công bố của Trung Quốc, Bắc Kinh cho rằng Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ và Việt Nam là “mối đe dọa” đối với hoạt động của lực lượng này tới năm 2030.
Tin tức từ tờ Kyodo News của Nhật Bản cho hay, hôm 2/8, quân đội Trung Quốc đã cho công bố bản báo cáo chiến lược không quân, nhấn mạnh Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ và Việt Nam là “mối đe dọa” đối với hoạt động của lực lượng này tới năm 2030.
Máy bay hải giám Y-12 số hiệu B-3807 Trung Quốc
Bản báo cáo chiến lược không quân mới của Trung Quốc còn chú trọng tới việc mở rộng hoạt động tuần tra, kiểm soát trên không và khả năng tấn công tại khu vực Tây Thái Bình Dương.
Tờ Kyodo News đưa tin bản báo cáo trên được Học viện Chỉ huy Không quân tại Bắc Kinh soạn thảo. Theo tài liệu này, quân đội Trung Quốc sẽ chú trọng phát triển và tăng cường 9 loại “thiết bị chiến lược” gồm máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới và Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), chuyên theo dõi hoạt động quân sự của Mỹ nằm trong chiến lược “trục châu Á”.
Việc Trung Quốc chú trọng tăng cường năng lực không quân sẽ trở thành thách thức đối với chiến lược “trục châu Á” của Mỹ.
Bản báo cáo trên cũng đã hé lộ mục tiêu mở rộng phạm vi hoạt động của không quân Trung Quốc tương tự như lực lượng hải quân đang triển khai. Do đó, theo Kyodo, nguy cơ bùng nổ xung đột trên biển giữa Mỹ – Trung Quốc ngày càng tới gần.
Theo bản báo cáo, Trung Quốc có ý định mở rộng phạm vi tuần tra từ “chuỗi đảo thứ nhất” bao gồm đảo Okinawa của Nhật Bản, Đài Loan, Philippines tới “chuỗi đảo thứ hai” bao gồm các hòn đảo Izu, đảo Guam và New Guinea.
Trung Quốc còn tỏ ra tự tin trước khả năng đánh bại quân đội Mỹ trong bối cảnh Washington đang chỉ trích mạnh mẽ các hành động cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo trái phép mà Bắc Kinh đang thực hiện trên Biển Đông.
Bản báo cáo mới được công bố tiết lộ Bắc Kinh sẽ chú trọng tăng cường khả năng tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ gần lãnh thổ Trung Quốc ở chuỗi đảo thứ hai bằng các máy bay ném bom chiến lược và “ngăn chặn sự can thiệp của quân đội Mỹ”.
Video đang HOT
Máy bay J-15 của Trung Quốc hạ cánh trên tàu sân bay
Những thiết bị chiến lược mà quân đội Trung Quốc sẽ chú trọng phát triển gồm tên lửa hành trình phóng trên không tốc độ cao, máy bay vận tải cỡ lớn, tàu bay, chiến đấu cơ thế hệ mới, máy bay tấn công không người lái, vệ tinh không quân và bom tấn công chính xác.
Liên quan tới vùng nhận diện phòng không mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố thiết lập trên biển Hoa Đông hồi tháng 11/2013, bản báo cáo chiến lược không quân yêu cầu không quân và hải quân Trung Quốc cùng nâng cao khả năng phòng thủ trên không cũng như tổ chức diễn tập chung.
Trong khi đó, đánh giá về tham vọng quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông, giới học giả Australia đã cảnh báo về những mối đe dọa mà Bắc Kinh có thể gây ra đối với tự do hàng hải, hàng không và kể cả hoạt động quân sự của Mỹ trong khu vực.
Theo tạp chí “The Interpreter” của Viện chính sách quốc tế Lowy ở Australia, Trung Quốc chắc chắn sẽ triển khai phi pháp hệ thống radar và thiết bị điện tử trên các đảo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm tăng cường năng lực tình báo, giám sát và trinh sát.
Việc Bắc Kinh mới hoàn tất việc xây dựng đường băng dài hơn 3.000 m trên Đá Chữ Thập đủ khả năng phục vụ hầu hết các loại máy bay của Trung Quốc cất và hạ cánh, gồm: máy bay giám sát, máy bay cảnh báo sớm trên không, máy bay không người lái, máy bay vận tải, máy bay tiếp dầu và máy bay chiến đấu.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
"Sách Trắng quốc phòng Trung Quốc 2015": Tham vọng vươn khơi xa
Sách Trắng quốc phòng Trung Quốc 2015 đã đề cao năng lực quân sự biển ở Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng gay gắt trên Biển Đông.
Ngày 26/5, Bắc Kinh đã cho công bố Sách Trắng quốc phòng lần thứ 9 của Trung Quốc. Tài liệu hơn 9.000 từ này đã xác định 4 "lĩnh vực an ninh quan trọng" bao gồm: đại dương, không gian vũ trụ, không gian mạng, lực lượng hạt nhân. Và nhấn mạnh đề cao năng lực quân sự biển trong bối cảnh đang có những căng thẳng gay gắt trên Biển Đông do Trung Quốc thực hành đòi hỏi chủ quyền phi pháp theo đường "lưỡi bò".
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân công bố Sách trắng quốc phòng 2013 với báo chí - Ảnh: Reuters
"Chủ động phòng vệ và tăng cường hợp tác"
Theo Tân Hoa xã, Ban thông tin Văn phòng Chính phủ Trung Quốc đã ban hành Sách Trắng Quốc phòng hay còn gọi là "Chiến lược quân sự Trung Quốc". Nội dung chủ yếu đề cập đến xây dựng lực lượng quân sự, nhấn mạnh phương châm chủ động phòng vệ và tăng cường hợp tác quốc tế.
Sách Trắng Quốc phòng Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông gia tăng, khi Bắc Kinh đẩy mạnh cải tạo đất ở các bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bất chấp sự phản đối của các nước. Trung Quốc còn xua đuổi máy bay Mỹ và Philippines bay trên không phận gần các bãi đá mà nước này đang cải tạo, làm dấy lên quan ngại nước này có thể lập Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông trong thời gian tới.
Giới phân tích cho rằng, điều đáng lưu ý là quan điểm "chủ động phòng vệ" và "tăng cường hợp tác quốc tế" của Bắc Kinh, trong bối cảnh nước này đơn phương tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp, với diện tích chiếm gần trọn Biển Đông, gây quan ngại sâu sắc của dư luận khu vực và quốc tế.Sách Trắng nói rằng: "Chúng ta (tức Trung Quốc) sẽ không tấn công trước trừ phi bị tấn công, và một khi bị tấn công, chúng ta sẽ đáp trả" được coi là phương châm phòng vệ của Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc cho biết họ sẽ tăng cường hợp tác an ninh quốc tế trong những khu vực lợi ích của nước này ở nước ngoài.
Bành trướng "biển xa"
Giới quan sát cho rằng, thông qua "Sách Trắng quốc phòng Trung Quốc 2015", Bắc Kinh nhấn mạnh ý đồ của Trung Quốc trong việc trở thành một cường quốc biển và tái khẳng định kế hoạch mở rộng sự hiện diện tại các vùng biển mở trong quá trình khẳng định chủ quyền lãnh thổ bất hợp pháp của họ.
Trong đó, đáng chú ý là hải quân Trung Quốc sẽ chuyển đổi trọng tâm từ "phòng vệ ngoài khơi" sang kết hợp giữa "phòng vệ ngoài khơi" với "bảo vệ trên các đại dương" (ảnh: Tân Hoa xã)
Trong đó, đáng chú ý là hải quân Trung Quốc sẽ chuyển đổi trọng tâm từ "phòng vệ ngoài khơi" sang kết hợp giữa "phòng vệ ngoài khơi" với "bảo vệ trên các đại dương" để đối phó với "mối đe dọa đối với quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc".
Trung Quốc cho rằng "một số nước láng giềng có những hành động khiêu khích và tăng cường hiện diện quân sự lên các dải san hô và đảo của Trung Quốc" và "một số quốc gia bên ngoài cũng can thiệp vào các vấn đề Biển Đông, duy trì giám sát trên biển và trên không cũng như thực hiện những hoạt động trinh sát chống lại Trung Quốc".
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Dương Vũ Quân nhấn mạnh trong cuộc họp báo công bố Sách Trắng quốc phòng ngày 26/5 rằng: "Chúng ta cần phải giám sát chặt chẽ vùng trời và phát triển năng lực phòng không".
Thượng tá quân đội Trung Quốc Wang Jin phát biểu với báo giới, cũng khẳng định, không thể bảo vệ mình một cách hiệu quả chỉ bằng cách tập trung vào vùng nước ven bờ, cần thiết phải hướng tới một sự kết hợp giữa "phòng thủ xa bờ" và "bảo vệ các vùng biển mở".
"Với việc đề cập tới &'các vùng biển mở', Trung Quốc muốn ám chỉ tới Tây Thái Bình Dương, một khu vực được xem như sống còn với an ninh của nước này", Bắc Kinh đang hướng tới Ấn Độ Dương, và nhắc nhở Ấn Độ - quốc gia thường xuyên lên tiếng ủng hộ tự do hàng hải trên Biển Đông.
"Sách Trắng quốc phòng" cũng khẳng định không quân Trung Quốc sẽ không chỉ tập trung vào nhiệm vụ phòng thủ không phận mà chuyển sang vừa phòng thủ vừa tấn công, và nâng cao năng lực phòng không. Vì thế, giới phân tích cho rằng, việc định hướng cho các lực lượng của hải quân và không quân của Trung Quốc, là những minh chứng rõ ràng nhất cho tham vọng bành trướng "biển xa" của Bắc Kinh bao gồm cả cái gọi là đường 9 đoạn mà Trung Quốc đang đòi hỏi chủ quyền.
Phản ứng của dư luận quốc tế
Theo giới phân tích, "Sách Trắng quốc phòng Trung Quốc 2015" đã lộ rõ tham vọng bành trướng sức mạnh ra các vùng biển, đồng thời ẩn chưa nhiều cảnh báo, đe dọa tới các quốc gia láng giềng và các nước khác có liên quan đến khu vực đang có tranh chấp chủ quyền.
Tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc tập trận - Ảnh: Reuters
Tờ Nikkei của Nhật Bản khẳng định "Sách Trắng nêu bật tham vọng vươn khơi xa" của quân đội Trung Quốc. "Quân đội Trung Quốc từ lâu đã lên kế hoạch cho chiến tranh trên bộ, nhưng chính sách quân sự mới nhất của nước này cho thấy một sự dịch chuyển, hướng tới trở thành cường quốc hải quân.
Được công bố ngày 26/5, Sách Trắng đã lần đầu đề cập tới khả năng xảy ra đụng độ trên biển". Nikkie còn nhận định: "Bắc Kinh đang ám chỉ khả năng sẽ phát sinh rắc rối với Mỹ tại các vùng biển, bao gồm cả Biển Đông".
Tờ Tin nhanh Ấn Độ khẳng định, với việc công bố Sách Trắng, Trung Quốc đã "công khai chiến lược đầy hung hăng nhằm mở rộng sức mạnh hải quân, trong nỗ lực đầy quyết đoán nhằm tái định vị vai trò nước này đã đề ra cho bộ binh, hải quân và không quân".
Tờ Business Insider của Mỹ thì khẳng định, Sách Trắng của Trung Quốc đã phát đi cảnh báo mạnh mẽ tới Mỹ, Nhật và các quốc gia láng giềng châu Á. "Đáng chú ý nhất, Sách Trắng đã chỉ rõ "Nhật Bản đang không từ bỏ một nỗ lực nào để né tránh các cơ chế hậu chiến tranh, hiện đại hóa quân đội và chính sách an ninh".
Tờ Strait Times (Singapore) dẫn lời các nhà phân tích cho rằng, chiến lược vừa được công bố thể hiện sự tự tin "thái quá" ngày càng gia tăng của Trung Quốc vào quá trình hiện đại hóa quân đội.Tờ báo Mỹ phân tích: Điều đó cho thấy rõ ràng suy nghĩ của Trung Quốc và họ còn bổ sung rằng việc này "gây quan ngại sâu sắc cho các quốc gia khác trong khu vực". Cũng tại văn bản này, Trung Quốc đã đưa ra một cảnh báo mạnh mẽ về "các vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và các quyền, lợi ích hàng hải của Trung Quốc.
Như vậy, thông qua công bố "Sách Trắng quốc phòng Trung Quốc 2015", Bắc Kinh đã bộc lộ rõ ràng quan điểm chiến lược của mình trên Biển Đông, bằng việc gán cho "một vài quốc gia láng giềng ngoài khơi xa đang có hành động khiêu khích và tăng cường hiện diện quân sự trên các đảo và bãi đá của Trung Quốc mà họ xâm chiếm trái phép", để xác định nhiệm vụ lâu dài của quân đội Trung Quốc là "bảo vệ các quyền và lợi ích hàng hải của mình". Vì thế, sự quan ngại của dư luận khu vực và quốc tế về "Sách Trắng quốc phòng của Trung Quốc 2015" là có cơ sở./.
Nguyễn Nhâm
Theo VOV
Thủ tướng Luxembourg kết hôn đồng giới Thủ tướng Luxembourg là nhà lãnh đạo đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) kết hôn với người đồng tính... là một trong những tin đáng chú ý trong bản tin thế giới tối nay. Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel đã trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) kết hôn với người đồng tính. Đám cưới...