Nói dối về cuộc gặp với Putin, Ngoại trưởng Hà Lan từ chức
Ngoại trưởng Hà Lan Halbe Zijlstra đã tuyên bố từ chức hôm 13/2, chỉ một ngày sau khi ông thừa nhận rằng đã nói dối về một cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào năm 2006.
Ngoại trưởng Hà Lan Halbe Zijlstra (Ảnh: AFP)
“Chúng ta đang sống ở một đất nước mà sự thật là điều quan trọng. Đó là lý do tôi thấy không còn lựa chọn nào khác ngoài việc từ chức. Văn phòng (của Ngoại trưởng) không thể vướng một chút nghi ngờ nào, cả ở trong nước lẫn nước ngoài”, Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Halbe Zijlstra nói khi thông báo quyết định từ chức sau chưa đầy 4 tháng nhậm chức.
Trong phiên chất vấn tại Quốc hội Hà Lan để thảo luận về vụ lùm xùm của ngoại trưởng hôm 13/2, ông Zijlstra dường như không kìm nén được cảm xúc khi thừa nhận rằng sự tín nhiệm của ông đã bị tổn hại tới mức ông không thể tiếp tục giữ chức vụ hiện tại. Ông cho biết đã quyết định nộp đơn từ chức lên nhà vua vì lo ngại rằng vấn đề của ông có thể sẽ ảnh hưởng xấu tới công việc của Bộ Ngoại giao.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Zijlstra ngày 12/2 đã thừa nhận việc ông từng nói dối hồi năm 2016 khi cho rằng, ông đã tham dự một cuộc họp với Tổng thống Putin từ trước đó 10 năm để bàn về kế hoạch xây dựng “Nước Nga vĩ đại hơn”, bao gồm Nga, Belarus, Ukraine và các nước Baltic, thậm chí cả Kazakhstan. Ông Zijlstra nói rằng ông chưa từng tham dự cuộc họp này mà chỉ nghe thông tin về phát biểu của ông Putin qua một nguồn tin đáng tin cậy khác. Vào thời điểm đó, ông Zijlstra đang làm việc cho công ty dầu Shell.
Theo kế hoạch, Ngoại trưởng Zijlstra dự kiến sẽ tới Moscow để dự một cuộc họp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm nay. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Nga thông báo cuộc họp đã bị hủy.
Thành Đạt
Theo Dantri
Nga sẵn sàng trả lại máy bay và tàu chiến ở Crimea cho Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Nga sẵn sàng trả lại các thiết bị quân sự mà Ukraine để lại ở Crimea, song nhấn mạnh những thiết bị này đều đã xuống cấp, hãng tin Unian cho biết.
Ảnh minh họa: TASS
"Nhân cơ hội này, tôi muốn nói rằng chúng tôi sẵn sàng tiếp tục quá trình này: Chúg tôi sẵn sàng trả lại các tàu chiến của Ukraine vẫn còn ở Crimea, sẵn sàng trả lại các máy bay và xe thiết giáp", Unian dẫn lời Tổng thống Putin trong cuộc họp với lãnh đạo các hãng truyền thông ở Moscow hôm qua 11/1.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga cũng nhấn mạnh: "Tất cả những thiết bị này giờ không khác một đống phế liệu. Song đó không phải chuyện của chúng tôi. Thực tế là vậy. Và tất nhiên, không ai động chạm đến chúng trong những năm qua".
Ông Putin cho biết, Ukraine đã để lại Crimea hàng chục tàu chiến và máy bay chiến đấu. "Với các tàu chiến, tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu quân nhân Ukraine đến và mang chúng đi. Chúng tôi sẵn sàng giúp mang chúng đến Odesa", Tổng thống Putin nói.
Ngoài ra, ông cho biết thêm, Ukraine vẫn còn rất nhiều đạn dược dự trữ ở Crimea, tuy nhiên theo các chuyên gia quân sự Nga, việc vận chuyển số đạn dược này là không thể, và chỉ có thể tiêu hủy ngay tại chỗ. "Chúng tôi sẵn sàng mời các đại diện quân đội Ukraine tham gia vào quá trình tiêu hủy đạn dược này", ông Putin nói.
Nga nhận sáp nhập Crimea vào tháng 3/2014 sau cuộc trưng cầu dân ý ở đây. Ngay sau sáp nhập, Nga bắt đầu chuyển lại các thiết bị quân sự của Ukraine ở đây. Tuy nhiên, quá trình này bị gián đoạn sau khi Nga bị cáo buộc can thiệp quân sự vào miền đông Ukraine.
Minh Phương
Theo Dantri
Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Putin trong 6 năm qua Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga CEC đã công bố chi tiết tổng thu nhập và khối tài sản của Tổng thống Nga Vladimir Putin từ năm 2011 tới 2016. Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Tass) Theo Tass, luật bầu cử Nga quy định rõ các ứng viên Tổng thống phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin về tài sản...