Nói dối ‘từ Đà Nẵng về’ để được xét nghiệm nCoV
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM kêu gọi người dân bình tĩnh, không khai báo giả là đi từ Đà Nẵng về để được xét nghiệm nCoV.
Giám đốc Trung tâm, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, chiều 30/7 cho biết hai ngày qua ghi nhận nhiều trường hợp khai báo y tế thiếu trung thực. Có trường hợp gia đình chỉ có một người đi từ Đà Nẵng về thành phố, song cả nhà đưa nhau tới trung tâm y tế khai báo để được xét nghiệm nCoV.
“Số trường hợp khai báo giả ngày càng nhiều, khiến thống kê người về từ Đà Nẵng bị nâng lên không đúng thực tế”, bác sĩ Dũng nói.
Ngược lại, nhiều người ở Đà Nẵng về từ ngày 1/7 đến nay, song không chủ động khai báo y tế trực tuyến trên ứng dụng ncovi, tokhaiyte.vn, hay ra trạm y tế phường, xã.
Tính đến sáng 29/7, HCDC mới ghi nhận 9.000 trường hợp khai báo y tế, trong khi đã xác định được hơn 18.000 người về từ Đà Nẵng, kể từ đầu tháng.
Người dân TP HCM về từ Đà Nẵng chờ lấy mẫu dịch họng, mũi tại Trung tâm Y tế dự phòng quận Bình Thạnh, chiều 28/7. Ảnh: Thuận Nguyễn.
Hiện nhiều điểm khai báo y tế và lấy mẫu ở các quận huyện quá tải do người dân kéo đến không theo đúng lịch đã hẹn của y tế địa phương, gây tình trạng đông đúc và chờ đợi kéo dài.
“Việc tập trung quá đông người, trong khi chưa biết có nguy cơ nhiễm nCoV hay không, là rất nguy hiểm”, bác sĩ Dũng lo lắng.
Ông khuyến cáo người đi xét nghiệm cần đúng lịch, đúng đối tượng, người từ Đà Nẵng về trước ngày 1/7 không cần xét nghiệm, tránh hao tổn nhân lực và vật lực.
Để đảm bảo an toàn trong quá trình lấy mẫu xét nghiệm, Trung tâm thay đổi phương thức thực hiện. Theo đó, các trạm y tế phường, xã lập danh sách người dân về từ Đà Nẵng trên địa bàn, thực hiện điều tra dịch tễ, khai báo y tế. Danh sách này sau đó sẽ chuyển về Trung tâm Y tế quận để lên kế hoạch lấy mẫu, lên lịch xét nghiệm rồi hẹn người dân địa điểm và thời gian lấy mẫu, không lấy mẫu tại nhà.
Bác sĩ Dũng kêu gọi người dân bình tĩnh, không tụ tập đông. “TP HCM sẽ không bỏ sót bất kỳ ai có nguy cơ nhiễm nCoV. Mong mọi người hợp tác, chấp hành chỉ dẫn, khuyến cáo của nhân viên y tế, ưu tiên cho nhóm nguy cơ cao xét nghiệm trước”, ông nói.
Hiện, TP HCM ghi nhận hai ca dương tính nCoV là “bệnh nhân 449″ – võ sư người Mỹ, và vợ, “bệnh nhân 450″. Thành phố xác định 449 ca nghi nhiễm, trong đó 434 đã có kết quả xét nghiệm âm tính, 15 trường hợp khác đang đợi kết quả. 1.443 người đang được cách ly tại các điểm cách ly tập trung, 593 người khác đang tự cách ly tại nhà/nơi lưu trú.
Hành trình phức tạp của 2 bệnh nhân Quảng Nam trước khi phát hiện mắc COVID-19
Trước khi được xác định dương tính nCoV, 2 bệnh nhân ở Quảng Nam từng ra Đà Nẵng, trong đó 1 người dự tiệc cưới với ca 416, người còn lại tới Bệnh viện Đà Nẵng.
Chiều tối 28/7, Việt Nam ghi nhận thêm 7 trường hợp mắc COVID-19 ở Đà Nẵng và Quảng Nam, nâng số người nhiễm virus corona ở nước ta lên 438.
Ngay khi Bộ Y tế công bố, Sở Y tế Quảng Nam cũng thông tin về lịch trình di chuyển của 2 ca bệnh ở địa phương này.
Bệnh viện Đà Nẵng - nơi bệnh nhân 433 từng đến trước khi được xác định dương tính với SARS-CoV-2.
Theo đó, bệnh nhân 432 là bà Đ.T.H (SN 1957, trú thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam). Bệnh nhân sống cùng con trai, hằng ngày bệnh nhân nhận trông giữ một bé gái 30 tháng tuổi, có tiếp xúc với hàng xóm xung quanh.
Ngày 18/7, bà H. đến dự tiệc cưới tại Trung tâm tiệc cưới và hội nghị For You Place (đường 2/9, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bằng xe 7 chỗ và tiếp xúc với 6 người trên xe.
Ngày 22/7, bệnh nhân đi chợ Ái Nghĩa (thị trấn Ái Nghĩa). Ngày 23/7, một người cháu ruột cùng bé gái (trú quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) đến nhà thăm bệnh nhân H.
Tối 24/7, bà H. đi chùa Giác Nguyên (khu 2, thị trấn Ái Nghĩa), sau đó được con trai chở về nhà cậu tại khu 2 (thị trấn Ái Nghĩa). Từ 7h30 đến 12h ngày 25/7, bệnh nhân H. tiếp tục đến chùa Giác Nguyên.
Ngày 26/7, bệnh nhân được cách ly y tế tại khu cách ly tập trung huyện Đại Lộc. Ngày 27/7, bệnh nhân được chuyển về điều trị tại Bệnh viện Đa khoa miền núi phía Bắc Quảng Nam (huyện Đại Lộc).
Bệnh nhân hiện tại không sốt, không ho, không đau họng, không khó thở, không đau ngực, nhịp tim đều, rõ; ăn uống bình thường, không nôn mửa.
Ca bệnh 433 là bà N.T.B (SN 1953, trú xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).
Ngày 13/7, bà B. cùng chồng đi xe dịch vụ ra Bệnh viện Đà Nẵng để chồng tái khám. Sau đó, chồng bệnh nhân nhập viện tại tầng 7, phòng 722, khoa Thần kinh, Bệnh viện Đà Nẵng.
Hằng ngày, bà B. đi mua đồ ăn, thức uống cho chồng tại căng-tin bệnh viện và ở tại phòng chăm bệnh, không đi đâu khác. Bệnh nhân cùng chồng ở đến lúc ra viện và không có ai đến thăm.
Ngày 17/7, chồng bệnh nhân được xuất viện và thuê xe dịch vụ chở về nhà. Ngày 20/7, bệnh nhân có biểu hiện ho sốt nhẹ nên gọi y tế tư nhân đến nhà điều trị, mỗi ngày 1 lần.
Ngày 25/7, gia đình thuê xe dịch vụ đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức, trên xe có lái xe và con gái bệnh nhân. Tại đây, bệnh nhân được khám và nhập viện tại tầng 2 của bệnh viện.
Ngày 28/7, bệnh nhân được chuyển đến cách ly, điều trị tại khu cách ly của Bệnh viện Đa khoa Khu vực Quảng Nam.
Video: Bệnh nhân 416 ở Đà Nẵng có dấu hiệu giống bệnh nhân 91
Bị sốt vẫn được cho về - bệnh viện ở Vũ Hán hỗn loạn vì virus corona Một số người tới bệnh viện ở Vũ Hán để điều trị trong tuần này cho biết bệnh viện yêu cầu họ ra về, các nhân chứng nói với Guardian. Các cơ sở y tế có thể đang hết giường và thiết bị cho những người có triệu chứng sốt, theo Guardian. Một số video trên Weibo, được cho là quay bên trong...