Nỗi đau tột cùng của nạn nhân trong vụ cả gia đình bị tạt axit
Mò mẫn đưa được miếng cơm đã trộn sẵn canh lên miệng, anh Tuấn khó nhọc đưa hàm nhai nát. Toàn cơ thể đã biến dạng với 96% thương tật trên cơ thể, người đàn ông vạm vỡ và là trụ cột của một gia đình ngày nào giờ đây như một phế nhân.
Đắng lòng cảnh sống một “phế nhân”
Anh Tuấn “vật vã” trong một bữa ăn
Vượt sông Vàm Cỏ trên chiếc đò máy, chúng tôi đến được nhà anh Nguyễn Quốc Tuấn (38 tuổi), nạn nhân trong vụ cả gia đình bị hàng xóm tạt axit, căn nhà số 34/8B (ấp Bình Thới 2, xã Thuận Mỹ 2, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) nơi anh Tuấn đang ở cùng bố mẹ già nằm khép bên trong những lùm cây rậm rạp. Trên chiếc võng đặt giữa nhà, người đàn ông với gương mặt và cơ thể biến dạng đang đang mò mẫn, cố gắng đứng lên.
Từ sau nhà, bà Phạm Thị Kiệu (68 tuổi, mẹ anh Tuấn), bưng tô cơm đặt trên mặt bàn rồi nhanh chóng đỡ con ngồi vào ghế. Bữa trưa của hai mẹ con diễn trong không khí im ắng, trĩu nặng. Suốt bữa ăn, bà Kiệu không rời mắt khỏi anh Tuấn, chứng kiến những hình ảnh trên hẳn ai cũng hiểu từ sâu thẳm trong tâm trí của người mẹ già kia là cả nỗi niềm trăn trở, thương xót cho số phận nghiệt ngã của đứa con trai. Dù đút từng miếng cơm vào miệng một cách khó nhọc nhưng anh Tuấn vẫn cố gắng ăn “ngấu nhiến” để mẹ vui lòng.
Uống hết ly nước, anh Tuấn bắt đầu câu chuyện về cuộc đời mình kể từ ngày bị gã hàng xóm tạt axit khiến anh như một phế nhân. “Đau đớn về thể xác đã khiến tôi phải vật vã từng giờ nhưng đó chưa phải tất cả, nỗi đau về đôi mắt bị mù lòa như khiến tôi gục ngã. Cuộc đời của tôi gần một năm qua chìm trong bối tối của sự sợ hãi. Nghĩ lại giây phút cả lít axit xối vào mặt, chảy xuống người kéo theo lớp da thịt cháy đen khiến tôi choáng váng. Rồi đến vợ con tôi, cũng chung cảnh ngộ, giờ phải sống trong cảnh tổn thương đủ bề làm tôi càng đau xót” – anh Tuấn tâm sự.
Anh Tuấn cho biết thêm, từ ngày gặp họa, gia đình anh phải ly tán. Vợ anh là chị Phạm Thị Thanh Xuân (35 tuổi) ở lại căn nhà của bố mẹ trên đườngNguyễnVăn Nghi (quận Gò Vấp, TP.HCM) cùng hai con nhỏ là bé Nguyễn Quốc Huy Bảo (5 tuổi) và Nguyễn Thị Thanh Ngọc (13 tuổi). Do không thể tự lo cho bản thân nên anh Tuấn được bố mẹ ruột đưa về chăm sóc tại quê nhà. “Vợ và con tôi cũng bị thương tích nặng, cuộc sống hiện tại phải dựa vào người thân và một tay cháu Ngọc lo lắng. Tôi không muốn tạo thêm gánh nặng cho vợ con nên về nương nhờ bố mẹ.” – anh Tuấn chua xót.
Từ người đàn ông vạm vỡ, trụ cột gia đình. Giờ đây anh Tuấn như một “dị nhân”
Khi hỏi về các con anh Tuấn nghẹn ngào: ” Lần nào lên Sài Gòn phẫu thuật theo lịch hẹn của bác sĩ, tôi cũng tranh thủ đến thăm vợ con. Có lần bé Bảo thấy bộ dạng của tôi liền thốt lên, nhìn bố giống quái vật quá. Lúc đầu tôi cũng thấy nhói đau nhưng đó chỉ là lời nói ngây thơ của trẻ. Nhìn vào gương mặt con trai, tôi càng đớn đau hơn khi trên mặt nó cũng vô số thương tích từ axit để lại”.
Video đang HOT
Nỗi lòng người mẹ
Bố mẹ anh Tuấn đau xót trước tình cảnh của con trai
Dù đã 68 tuổi nhưng bà Kiệu vẫn cùng anh Tuấn rong ruổi khắp các bệnh viện với hy vọng tìm lại được “mầm sống” cho con. Cũng theo lời bà Kiệu, hàng ngày anh Tuấn có thể từ xúc cơm ăn và đi vệ sinh “ngay trước của nhà”. Ngày mới về, bà con lối xóm thấy anh Tuấn trong bộ dạng “không ra người” nên cũng ái ngại, không dám lại gần. Nhưng ở lâu thành quen nên không còn sự kì thị, giữa khoảng với anh Tuấn nữa.
Về bệnh tình của anh Tuấn, bà Kiệu cho biết hàng tháng anh Tuấn vẫn được bà đưa từ Long An lên bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) để làm phẩu thuật cắt da từ đùi đắp lên cổ. Nhờ những cuộc phẫu thuật này mà anh Tuấn đã có thể quay qua lại hoặc ngẩng đầu lên xuống Tuy nhiên, chi phí mỗi lần phẫu thuật vào khoảng hơn chục triệu đồng, toàn bộ số tiền này được bà Kiệu “huy động” của người thân hoặc do mạnh thường quân giúp đỡ. Thời gian gần đây, anh Tuấn cũng đi khám tại bệnh viện Việt – Pháp. “Theo các bác sĩ bệnh viện Việt – Pháp thì khả năng chữa khỏi đôi mắt cho anh Tuấn vẫn còn nhưng phải sang Singapo làm phẫu thuật và chi phí cực lớn” – Bà Kiệu kể.
Người mẹ 68 tuổi chăm con trai như những ngày còn thơ
Gạt nước mắt, bà Kiệu cho biết, anh Tuấn là con thứ 5 trong gia đình gồm 8 anh em. Hơn 10 năm trước, anh lên TP.HCM làm nghề thợ mộc, sau đó gặp chị Xuân rồi nên duyên chồng vợ. Thấy anh Tuấn ổn định cuộc sống nên bà Kiệu cũng an lòng. Nào ngờ, tai họa ập xuống, phá nát gia đình đứa con của mình. Đau xót, oán hận nhưng rồi bà Kiệu cũng phải chấp nhận với thực tế phũ phàng. Ngày bà tiễn con đi, anh Tuấn là một chàng trai khỏe mạnh, lành lặn. Ngày đón con về thì anh Tuấn trong tình trạng “sống không bằng chết”.
Nhắc về cái buổi sáng định mệnh, anh Tuấn vẫn nhớ như in. Sáng 18/1 khi anh chuẩn bị đi làm thì bất ngờ Lâm Tiến Dũng (48 tuổi, hàng xóm sống ngay bên cạnh nhà) mặc áo mưa, đeo khẩu trang kín cầm ca axit tiến lại gần tạt thẳng vào người anh và bé Bảo. Khi chị Xuân chạy ra cũng bị đối tượng này hất số axit còn lại vào người. Riêng bé Ngọc, nghe bố mẹ kêu cứu liền chạy từ trên lầu xuống thì bị trượt chân ngã vào vũng axit trên nền nhà bị bỏng phần mông, lưng. Cả gia đình chị Xuân nhanh chóng được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng khá nguy kịch.
Nghĩ về cuộc đời mình có lúc anh Tuấn như rơi vào tuyệt vọng
Hơn 7 tháng điều tra, công an quận Gò Vấp đã gửi đến gia đình chị Xuân quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án bởi Lâm Tiến Dũng được xác định bị “Tâm thần, thể hoang tưởng và phát triển liên tục”. Đến nay, vụ án gần như “chìm xuồng” bởi tên hung thủ “yên phận” trong trại tâm thần còn gia đình nạn nhân thì hàng ngày vật vã với các thương tích từ axit để lại.
Theo Dantri
Tỷ phú sửa xe đạp
Với thu nhập gần 250 triệu mỗi năm từ nghề sửa xe đạp, ông Vũ Xuân Chích, sinh năm 1952, quê Thái Thụy, Thái Bình, đã biến cuộc đời mình từ một nông dân nghèo trở thành một tỷ phú trên đất Bình Dương.
Cả gia đình vào Nam lập nghiệp
Sinh ra trong một gia đình nghèo khổ ở vùng quê Thái Bình, tuổi thơ của ông Chích gắn liền với ruộng đồng, đói nghèo. Dù làm lụng vất vả nhưng cuộc sống gia đình vẫn luôn trong tình trạng thiếu ăn thiếu mặc.
Năm 1971 ông lên đường nhập ngũ, đến năm 1974 ông về quê hương. Năm 1979, ông lại tình nguyện đi tham gia quân đội và một năm sau ông trở về tiếp tục bươn chải với cuộc sống khốn khó.
Giờ đây tuy cuộc sống đã sung túc, ông Chích vẫn ngày ngày cần mẫn sửa xe đạp cho khách
Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, cuộc sống có nhiều thay đổi, gia đình ông cũng phần nào bớt khổ hơn trước nhưng cái nghèo đói vẫn cứ đeo bám dai dẳng quanh năm suất tháng. Ông cùng gia đình tìm đủ mọi cách thoát nghèo.
Năm 1996, cô con gái thứ hai của ông là Vũ Thị Nhung là người đầu tiên trong gia đình vào Nam làm ăn. Chị làm công nhân cho một công ty ở Bình Dương, với đồng lương ít ỏi chỉ đủ để trang trải cuộc sống cá nhân, chị phải tiết kiệm chi tiêu hết mức mới dành dụm được một ít để gửi về cho gia đình.
Năm 1999, người con trai thứ ba là Vũ Đình Ba, sau khi đi bộ đội về cũng vào Bình Dương làm công nhân với chị gái. Lương công nhân của hai chị em dồn lại cũng phần nào giúp gia đình bớt khổ.
Đến năm 2000, người con trai đầu của ông là Vũ Đình Phong cũng theo hai em vào Nam lập nghiệp, lúc này gia đình ông chỉ còn lại hai vợ chồng và người con út là Vũ Thị Hà. Thấy môi trường trong Nam dễ kiếm sống hơn, vợ chồng ông quyết định đưa nốt cô con gái út vào Nam với 3 con.
Sửa xe đạp, mua xe hơi
Vào Bình Dương, các con của ông Chích đều đi làm công nhân ở các công ty, xí nghiệp, vợ chồng ông đã nhiều tuổi không thể làm công nhân nên phải tìm việc ở ngoài. Vốn có nghề sửa xe đạp từ ở quê, ông quyết định mở một quán sửa xe nho nhỏ với mong muốn kiếm được thêm vài đồng mỗi tháng, vợ ông làm công việc nội trợ.
May mắn thay, ngay từ lúc mới mở quán, cửa hàng của ông đã rất hút khách. Do địa điểm cửa hàng gần với các khu công nghiệp, công nhân ở đây đi làm chủ yếu bằng xe đạp nên ông không bao giờ thiếu việc. Hơn nữa, với bản chất thật thà, chất phát, cẩn thận trong cộng việc nên ông Chích rất được khách hàng tín nhiệm, yêu quý.
Khách hàng mỗi lúc mỗi đông nên nhiều hôm ông phải thức trắng đêm để sửa kịp xe cho khách. Ông tâm sự: "Có những buổi chiều công nhân đi làm về có đến mấy chục người mang xe đến sửa, ai cũng bảo là sáng mai đến lấy sớm để đi làm, thế là tối hôm đó tôi lại phải thức cả đêm để làm cho xong. Để kiếm được đồng tiền phải chấp nhận khổ sở mới được".
Số lượng công nhân vào làm trong các công ty ở Bình Dương ngày càng đông nên khách hàng của ông Chích cũng mỗi lúc một nhiều. Thấy bố làm việc quên ăn quên ngủ, các con nhắc nhở ông giữ gìn sức khỏe nhưng ông nói, có thấm gì so với những ngày quần quật vẫn không đủ ăn.
Khi được hỏi về mức thu nhập mỗi tháng từ nghề sửa xe đạp, ông cười đáp: "Tháng nhiều bù tháng ít thì trung bình mỗi tháng lãi khoảng hai chục triệu". Mức thu nhập so với thời giá bây giờ không phải là quá "khủng" nhưng cũng là niềm mơ ước của nhiều người và đủ để khiến người ta nể phục.
Làm ra tiền nhưng ông không chi tiêu hoang phí. Ông luôn căn dặn vợ con: "Cái cốt của người làm ăn là phải biết tiết kiệm, phải chi tiêu sao cho thật hợp lý, nếu không biết chi tiêu thì dù làm ra bao nhiêu cũng hết".
Với mức thu nhập đó, ông đã dành dụm đủ tiền để mua cho hai người con trai mỗi người một chiếc xe ô tôi du lịch 7 chỗ ngồi trị giá hàng tỷ đồng. Hai con trai của ông giờ đã chuyển sang lái xe, phục vụ khách du lịch.
Lúc đầu ông hành nghề sửa xe đạp nhằm mục đích mưu sinh. Nay khi cuộc sống đã sung túc, ông vẫn cần mẫn bên những vành xe vì chữ tín và tình thương. Ông tâm sự: "Cái nghề này đã ngấm vào máu của tôi rồi, tôi không thể bỏ được. Khách hàng đã tin tưởng tôi thì tôi phải tận tình phục vụ họ". Nhiều khi gặp những công nhân nghèo khổ đến sửa xe đạp, ông sửa giúp không lấy tiền, như để nhớ một thời khốn khó của gia đình.
Thấu hiểu nỗi khổ cực của người ngoài Bắc vào Nam lập nghiệp, ông Chích luôn giúp đỡ tận tình các công nhân xa quê mỗi khi có cơ hội. Ông kể có lần có một cô gái chừng 18 - 19 tuổi, quê Thanh Hóa, vào Bình Dương làm ăn. Cô gái đến cửa hàng ông hỏi mua xe đạp. Biết ông không có, cô gái năn nỉ ông hỏi mua giúp một chiếc xe đạp với giá 1 trăm nghìn bởi trong người cô gái lúc đó chỉ có số tiền đó. Thương cô gái cũng như con gái mình, ông Chính đã tự bỏ tiền túi ra mua một chiếc xe đạp với giá 300.000đ rồi vờ là xe nhà mình, đem cho cô gái mượn.
Câu chuyện cảm động như cổ tích ấy, có lẽ ở thời buổi xô bồ đầy bon chen này, thật khó gặp!
Theo Dantri
Cả gia đình chết thảm dưới gầm ô tô tải Khoảng 17h, ngày 24-8, tại km17 900 Tỉnh lộ 622C, thuộc thôn Vĩnh Tuy, xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng làm cả gia đình gồm hai vợ chồng trẻ cùng đứa con nhỏ 5 tháng tuổi chết tại chỗ. Hiện trường vụ tai nạn khiến cả gia đình tử nạn Xe ô...