Nỗi đau tinh thần còn lớn hơn thể xác
Tôi thừa nhận, anh chưa từng đánh tôi, cũng không bao giờ tát tôi dù tôi có nói gì đi chăng nữa. Nhưng những thứ tôi phải chịu đựng có lẽ còn lớn hơn cả nỗi đau thể xác ấy. Anh đang dày vò tâm can tôi.
Mỗi ngày, sau giờ làm, anh lại xách cặp về nhà và chuẩn bị tắm rửa sạch sẽ và ngồi vào bàn ăn cơm. Thi thoảng, đang ăn, chúng tôi lại nghe tiếng chửi bới, đánh đập của hai vợ chồng bên nhà hàng xóm. Và cũng mỗi lần như thế, anh đều càu nhàu với tôi: “Đàn ông là không được đánh vợ đánh con. Gì thì gì chứ, chồng mà đánh vợ thì coi như vứt đi. Phụ nữ phải được nâng niu, trân trọng, đánh đập họ là chuyện không thể chấp nhận, nhất là đối với người chồng”.
Mỗi lần nghe anh nói câu đấy, tôi đều thở dài, mệt mỏi. Tôi thừa biết, đàn ông không nên đánh vợ, anh cũng biết và nhiều người khác cũng biết. Tôi thừa nhận, anh chưa từng đánh tôi, cũng không bao giờ tát tôi dù tôi có nói gì đi chăng nữa. Nhưng những thứ tôi phải chịu đựng có lẽ còn lớn hơn cả nỗi đau thể xác ấy. Anh đang dày vò tâm can tôi.
Cũng trong bữa cơm ấy, sau cái triết lý không được đánh vợ là hàng loạt các &’luận điệu’ kiểu như: Làm vợ là phải nấu ăn ngon, phải nữ công gia chánh giỏi, phải thủy chung với chồng, yêu chồng thương con. Tôi nào có dám làm sai những điều đó. Tôi đi làm, kiếm tiền, tối tối về nhà đón con ở nhà trẻ sau khi đã lượn quá chợ. Mệt phờ, vẫn phải chuẩn bị những bữa cơm ngon và nước tắm cho chồng.
Tôi đi làm, kiếm tiền, tối tối về nhà đón con ở nhà trẻ sau khi đã lượn quá chợ. Mệt phờ, vẫn phải chuẩn bị những bữa cơm ngon và nước tắm cho chồng. (Ảnh minh họa)
Hôm nào không kịp đi chợ vì công việc bận mà mua đồ ăn sẵn thì chồng càu nhau: “Phụ nữ mà cho chồng ăn cơm hàng, đúng là không phải phép. Em không nên làm thế, bận gì thì bận cũng phải lo việc nhà là việc trước tiên”. Tôi lại thở dài, chẳng nói câu nào, chỉ cắm đầu gắp thức ăn, còn chồng tôi thì đứng lên, giận dỗi với lý do: “Anh nói mà em không phản ứng thì quả là hết thuốc chữa rồi”.
Có ngày cuối tuần, tôi rủ chồng đi nhà hàng cùng ăn cơm để thay đổi khẩu vị. Chồng bảo: “Thay vì đi nhà hàng, em hãy ra chợ và chuẩn bị cho chồng một bữa ăn thật ngon, nấu như ở nhà hàng ấy, vừa rẻ lại không sợ kém vệ sinh. Có như thế mới là việc tốt mà vợ làm cho chồng. Chứ đừng hơi tí là đi nhà hàng, phụ nữ mà lười nhác là không được đâu”. Nghe những câu nói đại loại như: phụ nữ là phải thế này, đàn bà là phải thế kia, làm vợ là phải… tôi thật sự chán đến tận cổ rồi.
Tôi cãi lại: “Có mỗi cái chuyện đi nhà hàng ăn cơm với vợ, chuyện mà người chồng nào cũng có thể tâm lý làm được mà anh lại càu nhàu như thế, đúng là em không hiểu nổi anh”. Anh nhăn mặt một cách bình thản, bắt đầu lại giọng triết lý: “Cãi chồng á, em dám cãi chồng à. Anh đã dạy em bao nhiêu lần rồi, làm vợ là không được cãi chồng, sao em cứ căng ra mà cãi thế?”. Trời ơi, tôi chỉ muốn phát điên lên với anh, thật sự tôi cảm thấy mệt mỏi vì cái thói gia trưởng, dạy dỗ ấy lắm rồi.
Video đang HOT
Hôm rồi, đang đi dạo, tôi đưa tay lên khoác vai chồng, dạng đùa cợt vui vẻ, thế mà chồng hất mạnh tay tôi xuống và nói: “Em đừng có coi anh bạn của em thế, không có phép tắc nào vợ lại khoác vai chồng như bằng vai phải lứa vậy”. Mặt tôi tiu nghỉu, không nói được lời nào, tôi buông tay xuống, một cảm giác chán chường, mất hứng ngay trong cuộc đi dạo ấy.
Tôi không thèm quay lại cũng không thèm trả lời, cứ thế bước lên trên phòng, còn anh thì đang tức ứ họng. (ảnh minh họa)
Hôm nay anh lại câu chuyện cũ trong bữa ăn: “Anh bảo, hôm qua chị bạn cùng cơ quan anh đi làm, mặt sưng húp vì bị chồng đánh”. Rồi anh cười ha hả bảo, “đấy nhé, em là sướng nhất, được chồng chiều như vong, chưa bị đánh bao giờ. Đàn ông bây giờ vũ phu nhiều, nhiều người đánh vợ, đánh con mà không hề nghĩ tới hậu quả. Em thật may vì lấy được anh đấy!”.
Tôi cười khẩy, không nói lời nào, nhưng tôi buông đũa xuống, không ăn cơm nữa. Anh lập tức gọi với theo: “Này, em thái độ gì thế. Khi chồng còn ngồi ở mâm, thì em không được phép đứng lên. Cơm chưa ăn hết thì em không được bỏ, quay lại ngay”.
Tôi không thèm quay lại cũng không thèm trả lời, cứ thế bước lên trên phòng, còn anh thì đang tức ứ họng. Tôi lẩm bẩm trong đầu, thà rằng cứ chịu một trần đòn cho xong, dù chẳng mong muốn gì, nhưng còn hơn phải chịu đựng một người chồng gia trưởng, hành hạ mình đủ thứ thế này. Anh không đánh tôi, anh luôn ca ngợi bản thân, chê bai những gã đàn ông khác, nhưng tôi thấy, anh còn gieo cho tôi những thứ ức chế và đau khổ hơn nhiều là một cái tát kia. Khổ nhất là lấy phải người chồng gia trưởng, nỗi đau tinh thần anh dành cho tôi còn lớn gấp trăm lần nỗi đau thể xác.
Nếu như anh không sửa, không thay đổi, tôi nhất định sẽ vùng lên, chẳng có lý do gì tôi phải cam chịu cảnh này nữa. Tôi chán lắm rồi!
Theo VNE
"Lấy cô tôi phí một đời trai!"
Anh chỉ vào mặt tôi mà rằng: "Lấy cô, tôi phí đời trai, biết thế này thì đừng cưới".
Tôi không nói một lời nào, cũng không nhỏ một giọt nước mắt. Cảm xúc trong tôi không còn nữa, hoặc nó đã quá chai sạn, đã đông cứng khi đứng trước người đàn ông này rồi.
Đúng là hôn nhân không như ta nghĩ, nó không giống như lúc còn yêu nhau. Ngày yêu đương, anh hứa hẹn trên trời, dưới biển. Anh bảo anh yêu thương tôi nồng nàn, muốn quan tâm chăm sóc tôi cả đời và sẽ biến tôi thành người phụ nữ hạnh phúc nhất thế gian. Thật ra, tôi không còn trẻ để mơ mộng vào những câu nói đó của anh nhưng chí ít, tôi cảm nhận được tình yêu anh dành cho tôi là chân thành.
Ai cũng bảo, lúc yêu thì như thế, nhưng lúc cưới nhau về, mọi thứ khác lắm. Tôi biết vậy nhưng nếu có thay đổi thì cũng còn lâu, lo xa làm gì. Cứ nghĩ như vậy, tôi vui vẻ, không bao giờ suy nghĩ về những điều tiêu cực giống như người ta cảnh báo nhiều. Tôi chỉ biết yêu anh hết lòng, hết dạ và cũng nhận tình cảm của anh trao cho mình. Chúng tôi kết hôn...
Tình yêu trọn vẹn của một cuộc hôn nhân hạnh phúc chỉ được có 2 năm. Sau những khó khăn về kinh tế, vật chất, anh bắt đầu thay lòng. Anh đi chơi, tôi hay nổi cáu, vì anh mắc cái bệnh nhiệt tình với bạn bè. Cứ ai gọi là anh cũng đi, còn đi thâu đêm, suốt sáng. Có khi anh còn gọi cho tôi xin ngủ lại nhà bạn với lý do, say rượu quá không về được. Nhiều lần vì lo cho chồng, tôi đã bắt xe tới tận nhà bạn anh để đón anh về trong tình trạng say khướt, người nồng nặc mùi rượu.
Ai cũng bảo, lúc yêu thì như thế, nhưng lúc cưới nhau về, mọi thứ khác lắm. Tôi biết vậy nhưng nếu có thay đổi thì cũng còn lâu, lo xa làm gì. (ảnh minh họa)
Anh mắc cái bệnh ham vui, cứ có rượu bia là vui hết mình. Anh không nát kiểu mấy ông nghiện rượu nhưng có ai chúc là anh không từ chối. Anh cứ uống tới bến, bảo bạn bè mấy khi gặp nhau mà không nhiệt tình, người ta trách cho. Nên cốc rượu nào được mời là anh uống sạch. Có khi đi với anh, tôi phải đứng ra đỡ cho. Uống nhiều tôi không cấm nhưng còn xe cộ, đường xá đi lại, mưa gió, người có rượu chẳng phải rất nguy hiểm sao.
Tôi đã nói với anh một trăm lần nhưng anh bảo tôi lắm chuyện, có vui tí cũng không cho vui. Anh không muốn tôi bận tâm nhiều tới cuộc sống của anh. Anh cho tôi là người vợ ghê gớm, quản thúc anh.
Tiền lương hàng tháng, tôi bắt anh đưa quá nửa. Vì tôi không muốn anh lao vào nhậu nhẹt, rồi lại sĩ diện trả hết tiền. Tôi muốn anh phải có trách nhiệm với gia đình, vợ con. Như thế, sau này có con cái, chúng tôi mới lo được cho con có cuộc sống bằng bạn, bằng bè. Nhưng anh nói, chuyện gì thì chuyện chứ chuyện kinh tế là phải sòng phẳng. Dù là tiền nong, lương lậu của ai có thì người ấy tiêu, sau có con thì tính sau.
Tôi mang chuyện đi nói với bố mẹ anh, mẹ anh giận lắm. Vì bố mẹ anh vốn không ưng mấy người bạn của anh. Họ toàn là những người chỉ biết ăn nhậu, chẳng được tích sự gì. Tôi cũng không hài lòng về chuyện, cả tháng trời anh không vác mặt về nhà tôi, thăm bố mẹ vợ. Trong khi tôi tháng về vài lần. Anh coi gia đình tôi không ra gì. Tôi hỏi tại sao anh lại thế, trước đây yêu tôi anh khác, mà giờ sao lấy nhau rồi, anh lại trở mặt. Anh bảo yêu là một chuyện, cưới là một chuyện, còn bảo tôi đừng có mơ mộng viển vông.
Nói rồi, anh xách hành lý đi, không biết là đi đâu nhưng anh dọa, sẽ đi cả tháng, không thèm nhìn mặt vợ. (ảnh minh họa)
Tôi quát tháo om sòm. Trước tới giờ, tôi chưa thấy ai lại sòng phẳng chuyện tiền nong với vợ mình. Ngay một xu anh cũng đưa cho tôi, tôi đi làm và chỉ biết tiêu tiền của mình. Nói đi nói lại anh vẫn vậy, anh chỉ chìm trong cơn say. Với anh, bạn bè là trên hết, vợ con chưa là cái gì.
Có hôm, anh bắt tôi phục vụ bạn anh, nấu nướng cho gần chục người trong đội bóng của anh tới nhậu. Tôi không nói gì, cũng đi làm. Nhưng trong bữa ăn, anh uống hết chai này tới chai khác. Anh bảo tôi đi mua tới 5 chai rượu vodka loại lớn mà vẫn chưa thôi. Tôi ức chế, bực dọc. Khi anh nhờ tới lần thứ 6, tôi đứng lên quát giữa nhà: "Các ông uống vừa vừa thôi, uống lấy vui, uống gì lấy say khướt. Tôi ghét nhất là mấy người say sưa tối ngày, ở nhà tôi thì đừng có say". Tôi quay sang chồng, chỉ tay vào mặt chồng: "Ông thích uống, tự đi mà mua". Nói rồi, tôi đi một mạch lên gác, vào phòng của mình, kệ mặc họ. Sau hôm ấy chúng tôi cãi nhau to.
Anh ta đã tát tôi một cái như trời giáng. Anh bảo tôi: &'Tôi thật ân hận vì đã lấy cô, lấy cô tôi phí cả đời trai. Từ hôm nay, không vợ chồng gì nữa. Tôi cũng không ở cái nhà này nữa, cô thích làm gì thì làm, viết đơn ly hôn đi, cô xúc phạm tôi được, xúc phạm bạn tôi là tội không thể tha thứ. Tôi không chấp nhận người vợ như cô'.
Nói rồi, anh xách hành lý đi, không biết là đi đâu nhưng anh dọa, sẽ đi cả tháng, không thèm nhìn mặt vợ. Tôi cũng lo lắng quá, nhưng giờ không biết nên làm thế nào. Thực sự tôi quá nóng vì mắng bạn anh nhưng sức chịu đựng có hạn. Anh cứ như con sâu rượu, tôi làm sao chịu được. Giờ tôi không biết xoay thế nào. Nếu xin lỗi anh thì anh ta sẽ lấn tới. Còn nếu không, có lẽ chúng tôi sẽ ly hôn thật. Xin cho tôi lời khuyên...
Theo VNE
"Cái thứ chỉ biết nằm ngửa ăn với đẻ..." Con người một thời oanh liệt, mở miệng ra là quát mắng chửi rủa; vung tay lên là tát tai, đá đít vợ con bây giờ thảm hại như vậy sao? "Ê, cái con kia, tao nói cho mày biết, cái thứ chỉ biết nằm ngửa ăn với đẻ mà cũng làm không xong thì câm họng lại, đừng có bép xép mà...