Nơi đầu sóng Hoàng Sa: Đương đầu với tàu chiến Trung Quốc
Những ngày có mặt trên tàu Cảnh sát biển (CSB) 4033 của Việt Nam làm nhiệm vụ tuần tra trên vùng biển Hoàng Sa (Đà Nẵng), PV Thanh Niên Online liên tục ghi nhận nhiều tàu chiến của Trung Quốc bạo ngược tiến vào đội hình tàu CSB Việt Nam để đe dọa.
Tàu chiến Trung Quốc ngang ngược đe dọa
Không chỉ đưa một lượng lớn tàu các loại bảo vệ giàn khoan Hải Dương – 981, Trung Quốc còn điều nhiều tàu chiến hoạt động xung quanh giàn khoan này với khoảng cách khoảng 10 hải lý. Chiều 13.5, lực lượng CSB Việt Nam thành lập 2 biên đội gồm các tàu mang số hiệu: 8003, 4032, 4033, 2013, 2016… tiến vào kiểm tra việc hạ neo trái phép của giàn khoan Hải Dương – 981.
Đến khoảng 15 giờ 20 phút, các tàu CSB thẳng tiến vào hướng giàn khoan thì bất ngờ gặp tàu hộ vệ tên lửa 571 của Trung Quốc áp sát, cách mạn trái tàu CSB 4033 khoảng 5 hải lý.
Thượng úy Lê Trung Thành, thuyền trưởng tàu CSB 4033 đã khẩn trương thông báo cho các tàu cảnh giác.
Khi con tàu này rời khỏi đội hình tuần tra của CSB, thuyền trưởng Thành quay sang nói với chúng tôi, những ngày gần đây, phía Trung Quốc tăng cường điều các loại tàu chiến ra biển. Chiếc tàu chiến mã số 571 chỉ là 1 trong số 4 tàu hộ vệ tên lửa mà Trung Quốc điều xuống biển Đông để đe dọa lực lượng tàu chấp pháp của Việt Nam.
Video đang HOT
Tàu chiến Trung Quốc
Tiếp đó, vào ngày 17.5, trên đường tuần tra, lực lượng CSB tiếp tục gặp phải sự đe dọa của 2 tàu chiến mang số hiệu 789 và 755.
Tàu chiến 789 được xác định là tàu tuần tiễu, tấn công nhanh, lớp Hải Thanh. Còn tàu 755 là tàu tên lửa tấn công nhanh, lớp Hậu Tân. Đây là 2 tàu chiến mới nhất của Trung Quốc được ghi nhận hoạt động trái phép trên biển Hoàng Sa. Khi gặp đội hình CSB, 2 con tàu này đã tiến rất sát và chạy với tốc độ chậm rãi để giương oai.
Điên cuồng
Trong số những cuộc rượt đuổi diễn ra trên biển, căng thẳng nhất là trong 2 ngày 16.5 và 17.5. Tàu Trung Quốc liên tục tăng tốc để cố bám theo tàu của CSB Việt Nam.
Nhiều cán bộ CSB cho biết, nếu tàu Việt Nam không tăng tốc kịp hoặc lùi trở chậm một bước sẽ bị các tàu Trung Quốc lao vào đâm ngay lập tức.
Thường thì các cuộc rượt đuổi bắt đầu diễn ra khi tàu của CSB Việt Nam áp sát vào giàn khoan Hải Dương – 981 khoảng 8 hải lý. Đặc biệt, nếu tiến sâu hơn, tàu hải cảnh cỡ lớn của Trung Quốc sẽ trở thành mối nguy hiểm vì sẵn sàng “bắn” vòi rồng công suất lớn.
Khoảng từ ngày 13 đến 15.5, tàu CSB Việt Nam lập thành 2 biên đội tiến sát giàn khoan. Khi đến vị trí cách giàn khoảng 7 hải lý, lập tức tàu Trung Quốc ùa ra rượt đuổi. Có lúc, số lượng tàu Trung Quốc huy động để đuổi 1 tàu CSB Việt Nam lên đến 4 chiếc. Đáng chú ý, từ ngày 16.5, phía Trung Quốc thay đổi “chiến thuật” nhằm tạo sự bất ngờ cho tàu CSB Việt Nam. Theo đó, tàu Trung Quốc không tiến hành truy đuổi ngay mà để cho tàu Việt Nam tiến vào khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 với khoảng cách khoảng trên 6 hải lý.
Thuyền trưởng tàu CSB 2013, Hoàng Tuấn Anh nhận định, Trung Quốc đổi chủ trương bằng cách mở rộng đường cho tàu CSB biển tiến vào.
“Nhìn thì có vẻ rất ôn hòa, nhưng khi vào đến khoảng 6 hải lý, tất cả lực lượng hải cảnh Trung Quốc tung ra, bao vây nhiều phía. Sau đó, tàu Trung Quốc áp sát để khiêu khích và sẵn sàng đâm thẳng vào tàu CSB Việt Nam”, thuyền trưởng Tuấn Anh nói.
Tuy nhiên, trên đường tuần tra, các tàu CSB Việt Nam chưa hề mắc mưu bởi “chiến thuật” này. Ngược lại, khi thấy khác thường, lực lượng CSB thường thả trôi tàu để dò xét trước. Với lực lượng tàu áp đảo cùng với “bản chất” manh động trong mỗi con tàu, phía Trung Quốc thường xuyên truy đuổi vừa phô trương quân sự đối với tàu CSB Việt Nam. Thế nhưng, nơi đầu sóng, các cán bộ tàu CSB không hề nao núng, chùn bước.
Gửi lời về đất liền, thượng úy Lê Trung Thành, thuyền trưởng tàu CSB 4033 nói: “Chúng tôi nơi đầu sóng dù gặp nhiều vất vả song chúng tôi luôn quyết tâm, giữ vững ý chí để đấu tranh với tàu Trung Quốc”.
Theo TNO
Ngư dân mít tinh yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan
Sáng nay (22/5), Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa tổ chức mít tinh phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981; yêu cầu Trung Quốc sớm rút giàn khoan này ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Ngư dân Khánh Hòa mít tinh phản đối Trung Quốc sáng 22/5.
Tại buổi mít tinh, ông Lê Kế Thương, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa đã nhắc lại tuyên bố của Hội Nghề cá Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút vô điều kiện giàn khoan Hải Dương 981, đồng thời rút toàn bộ các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt các hành động tương tự và rút khỏi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
"Lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, Việt Nam cực lực phản đối các hành động xâm phạm đến chủ quyền của Tổ quốc và kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, lợi ích chính đáng của mình phù hợp với luật pháp quốc tế", ông Lê Kế Thương nhắc lại quan điểm của Hội Nghề cá Việt Nam.
Đại diện cho ngư dân Khánh Hòa, ngư dân Nguyễn Văn Tính (phường Vĩnh Thọ, Nha Trang) kiên quyết: "Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc sớm rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trả lại ngư trường đánh bắt truyền thống của chúng tôi".
Buổi mít tinh thu hút đông đảo ngư dân tham dự.
Trao đổi thêm với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Đẩu, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa - cho biết hiện trên địa bàn có hơn 9.800 phương tiện đánh bắt, trong đó phương tiện đánh bắt ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa và Nhà giàn DK1 là khoảng 500 tàu cá. Đây là số tàu cá có công suất trên 300CV, chủ yếu làm nghề lưới cản, chụp mực, vây rút...
"Những tàu đánh bắt ở Hoàng Sa, Trường Sa đều đảm bảo các điều kiện về thông tin liên lạc, trang thiết bị để cùng với nhau bảo vệ trong vùng khai thác. Tổng sản lượng đánh bắt từ đầu năm đến nay của Khánh Hòa ước đạt 33 nghìn tấn, đã vượt chỉ tiêu phấn đấu", ông Đẩu cho biết.
Viết Hảo
Theo Dantri
Nhật có thể sẽ cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ có chuyến thăm Việt Nam từ cuối tháng 6.2014 đến đầu tháng 7.20714 nhằm xúc tiến tăng cường hợp tác song phương trong việc đảm bảo an ninh hàng hải tại biển Đông và biển Hoa Đông. Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida - Ảnh: Reuters Ông Kishida sẽ hội kiến Phó thủ tướng kiêm Bộ...