Nỗi đau sau “sàm sỡ” đền 10 triệu đồng
Một cô giáo dạy tại một trường tiểu học vừa phải đền tiền cho 10 bé gái khi các cháu bị con trai của cô giáo này sàm sỡ. Nhưng đằng sau 10 triệu đồng đền bù cho mỗi cháu bé bị sàm sỡ này là nỗi đau…
Theo thông tin báo chí đã đưa, con trai một cô giáo của một trường tiểu học đã bị tố cáo sàm sỡ 10 bé gái đang học lớp 1 khi các em được bố mẹ gửi ở nhà cô giáo để quản lý sau buổi học. Con trai cô giáo 12 tuổi đã có hành vi sờ mó bộ phận nhạy cảm của các bé gái. Sau khi xác minh sự việc, phòng GD-ĐT đã yêu cầu ban giám hiệu và cô giáo đó đến từng nhà xin lỗi. Cô giáo cũng đã bồi thường mỗi gia đình có bé bị sàm sỡ 10 triệu đồng.
Bà Hoàng Tú Anh trong Hội nghị Quốc gia về tình dục, sức khỏe và xã hội tháng 11.2016
Tôi đã từng tham gia can thiệp những trường hợp tương tự, khi người xâm hại và nạn nhân đều chỉ là những đứa trẻ. Những trường hợp này rất khó giải quyết và vô cùng đau xót cho cả gia đình có con bị hại lẫn gia đình có con là người xâm hại. Với các bé gái, những tổn thương này có thể ảnh hưởng lâu dài và với cả bé trai mới 12-13 tuổi, mặc cảm tội lỗi, sự dày vò của gia đình, sự đánh giá của xã hội… Tất cả có thể cũng sẽ theo các bé suốt cuộc đời.
Ở vụ việc này, chúng ta chỉ nhìn “kết quả” bồi thường tiền. Và có thể cho rằng, hành vi chưa gây tổn thương (thể xác) nên bồi thường thế là hợp lý. Nhưng nếu chúng ta không giải quyết nguyên nhân sâu xa đằng sau đó thì sẽ còn nhiều những em trai, em gái khác trở thành nạn nhân của những vụ việc tương tự thế này, với mức độ tổn thương nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Tôi từng tư vấn cho một số bé trai đã từng xâm phạm tình dục em gái nhỏ hơn hoặc bè bạn mình. Có nhiều câu chuyện đau lòng mà nguyên nhân bắt đầu từ sự thay đổi tuổi dậy thì của bé trai đã không được gia đình để ý. Những bức bối tình dục của bé bị ngăn cấm, chối bỏ. Có ai biết rằng bé cô đơn trong chính căn nhà của mình, bối rối, sợ hãi với những đòi hỏi của cơ thể khi dậy thì mà không biết hỏi ai? Tuy nhiên, có hỏi thì một là thày cô, cha mẹ sẽ mắng át đi, sẽ kết tội các con hư thân mất nết khiến trẻ càng lo lắng. Các em sẽ tự hành động, tự tìm hiểu để thỏa sự tò mò của mình.
“Nếu người lớn tiếp tục che đậy, bác bỏ, lên án nhu cầu tình dục của trẻ em thì các em sẽ đứng trước nguy cơ trở thành người xâm hại hoặc bị xâm hại” – bà Hoàng Tú Anh
Video đang HOT
Thực tế, kể cả người lớn muốn nói chuyện với các em nhiều khi cũng không đủ kiến thức, kỹ năng để nói với các con về xâm hại tình dục và phòng ngừa xâm hại tình dục. Càng không thể “mách” cho các con cách nào để giải tỏa tình dục khi có nhu cầu.
Có người cha kể, thấy con thủ dâm anh đã bắt con không được ngủ phòng riêng mà ra phòng khách ngủ hoặc không được đóng cửa phòng hoặc đe nẹt, dọa dẫm. Đứa trẻ thấy cô đơn, bị chối bỏ, bị cho rằng nhu cầu tình dục của mình là ghê tởm. Cháu tìm cách giải tỏa bằng xem phim sex, học theo phim sex, có hành vi lạm dụng, xâm hại trẻ gái khác.
Vừa kể, ông bố đó vừa khóc thương tâm, hối hận rằng sự cấm đoán của mình đã đẩy con đến chỗ phạm tội.
Với các bé gái, những tổn thương do bị xâm hại tình dục thể ảnh hưởng lâu dài và với cả bé trai mới 12-13 tuổi phạm tội xâm hại tình dục, mặc cảm tội lỗi, sự dày vò của gia đình, sự đánh giá của xã hội…có thể cũng sẽ theo bé suốt cuộc đời.
10 triệu đồng có thể giải quyết được gì trong câu chuyện này? Những hình thức kỉ luật nữa – sẽ giúp được gì? Liệu có ai dám chắc rằng sau này những chuyện như thế này không xảy ra nữa, ở trường này hay ở trường khác?
Theo tôi, sẽ tốt hơn biết bao nếu tại những nơi xảy ra sự việc, phòng GD-ĐT, chính quyền địa phương, các đoàn thể cần tổ chức ngay lập tức các buổi giáo dục kĩ năng phòng ngừa xâm hại với thầy cô giáo, phụ huynh và với các học sinh. Các cha mẹ được giới thiệu thông tin hay các lớp học về phát triển giới tính của con và nói chuyện với con. Bé trai gây tội và cha mẹ cũng được tư vấn và học các kĩ năng thay đổi hành vi và phòng tránh con mình tái diễn hành vi này, để cháu cũng không bị suy sụp, tổn thương khi đã có hành vi xấu.
Có như vậy chúng ta mới hạn chế được các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em. Đây là bài học đắt giá trong việc quản lý và giáo dục con cái, đặc biệt là tâm sinh lý của trẻ. .
Theo Danviet
Xót xa trẻ em bị bạo lực tình dục bởi chính người thân
Phần lớn các vụ bạo lực tình dục trẻ em xảy ra ở những nơi được coi là an toàn như trường học, công sở hay thậm chí chính trong nhà của nạn nhân.
Phần lớn các vụ bạo lực tình dục tre em có thủ phạm là người thân
Cùng chia sẻ về chủ đề bạo lực tình dục ở Việt Nam, các chuyên gia đã chia sẻ những số liệu liên quan đến bạo lực tình dục trẻ em - đối tượng mọi người cho rằng "luôn được an toàn".
Bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Khoa học về giới - Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên cho biết, 73% số vụ xâm hại trẻ em có thủ phạm là người thân, người quen. Trong đó, 10% là cha dượng.
Theo bà Vân Anh, phần lớn các vụ bạo lực tình dục trẻ em xảy ra ở những nơi được coi là an toàn như trường học, công sở hay thậm chí chính trong nhà của nạn nhân. Mỗi ngày trung bình Việt Nam có 3 trẻ em bị xâm hại, nhưng điều đáng buồn là con số này vẫn chưa phản ánh được hết thực trạng.
Cũng chia sẻ với phóng viên, TS. Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển xã hội cũng nhận định, con số hơn 1.000 trẻ em bị xâm hại hằng năm chưa thực sự phản ánh thực tế là có nhiều trẻ em khác bị xâm hại tình dục mà không được báo cáo, bị gia đình giấu hoặc địa phương không báo cáo lên cấp trên.
Theo bà Hồng, trái với quan điểm cho rằng phụ nữ và trẻ em gái có thể tự bảo vệ mình bằng cách hạn chế giao du với người lạ. Thực tế cho thấy, thủ phạm gồm cả những người được cho là đáng tin cậy như người cao niên, người có uy tín, giáo viên, những người nổi tiếng hay cả những người trong hệ thống thực thi pháp luật.
"Mọi người thường nghĩ trẻ em không đứng trước nguy cơ bị xâm hại tình dục nên không có giải pháp để ngăn ngừa những nguy cơ này", bà Hồng nói.
Theo TS. Khuất Thu Hồng, do sự kỳ thị của dư luận với nạn nhân bị bạo lực tình dục vẫn rất nặng nề nên nhiều gia đình lựa chọn im lặng trước hành vi trẻ bị bạo lực tình dục.
"Họ chọn im lặng vì nhiều khi bộc lộ ra, họ không tìm được công lý mà chính họ lại là những người chịu hậu quả của sự kỳ thị. Tương lai của những đứa trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự kỳ thị của xã hội", bà Hồng bày tỏ.
Văn phòng Nghiên cứu của UNICEF tại Việt Nam cũng cho biết, xâm hại tình dục trẻ em có xu hướng tăng và ngày càng nghiêm trọng. Trong 8.200 vụ xâm hại trẻ em (10,000 nạn nhân), trong đó 65% là xâm hại tình dục.
Theo UNICEF, trẻ em bị bạo lực tình dục có thể do trong gia đình có bạo lực, cha mẹ ly dị hoặc qua đời. Ngoài ra, bố mẹ dính líu tới các hành vi phạm pháp, lệch chuẩn hoặc có thái độ thiếu nghiêm túc đối với các giá trị gia đình và xã hội... Ở trường học, tập quán về tôn sư trọng đạo khiến trẻ giữ im lặng khi bị giáo viên hay nhân viên nhà trường xâm hại. Đặc biệt, kiêng kỵ không nói về chủ đề xâm hại tình dục.
UNICEF tại Việt Nam phân tích, mặc dù đã có nhiều điều khoản nghiêm cấm các hành bị xâm hại, nhưng vẫn thiếu điều khoản hình sự hóa hành vi xâm hại trên môi trường mạng, xâm hại tinh thần, trừng phạt thể chất.
Là cơ quan bảo vệ quyền của trẻ em, ông Đặng Nam, Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đề xuất pháp luật và quản lý nhà nước nên quy định hành vi và khung hình phạt đối với các hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Ngoài ra, phải điều tra, truy tố, xét xử) đối với tất cả các hành vi xâm hại tình dục trẻ em.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
Nhóm sinh viên lập dự án ngăn chặn xâm hại tình dục trẻ em Giáo dục giới tính cho trẻ em, người khuyết tật để giúp họ có kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị xâm hại tình dục là mục đích mà dự án S Project hướng tới. Dự án giáo dục giới tính S Project do nhóm sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thành lập vào...