Nỗi đau khổ của ngươì chồng khuyết tật nuôi con người khác
Nhìn em tiều tụy tôi không đành lòng hắt hủi nhưng nhìn em tôi cảm giác đau đớn trong tôi đêm hôm đó lại tràn về, đau như có ai cứa vào tim.
Tôi quen vào một đêm tối ở Sapa, lúc đó em chạy trốn một đám người hung dữ rất hốt hoảng và bị ngã chảy máu chân và mặt mũi xây xướt, tôi đưa em vào con phố nhỏ chờ đám người đó đi hết rồi đưa em về khách sạn nơi tôi ở.
Em cám ơn tôi rồi vội vã định đi nhưng tôi giữ em lại bởi những vết thương của em cần được chữa trị. Sau khi được ăn uống và ngủ một giấc trông thần thái của em đã có vẻ ổn tôi mới hỏi chuyện. Nước mắt rơi đều trên khuôn mặt đẹp của em qua từng câu chuyện, hóa ra em là gái làng chơi mồ côi bị bọn đầu gấu ăn chặn tiền và định đem em đi bán sang Trung Quốc nên em đã trốn khỏi động của họ. Bây giờ em không biết phải đi đâu về đâu cả. Cứ thế chúng tôi thương cảm cho nhau qua những câu chuyện đời. Tôi cũng chỉ là một đứa trẻ mồ côi, nhưng bố mẹ tôi mất vì một tai nạn giao thông, còn tôi thì bị mất một bên chân cũng vì vụ tai nạn đó. Ông bà nội tôi là người nuôi nấng và cho tôi ăn học, rồi quay về Lạng Sơn làm cán bộ huyện, chuyến đi Sapa này là chuyến công tác đầu tiên của tôi.
Hàng đêm tôi với em vẫn quay lưng lại với nhau bởi khoảng cách giữa chúng tôi vẫn còn đó, nỗi đau vẫn còn đó (ảnh minh họa)
Ngay ngày hôm sau, khi chuyến công tác kết thúc, tôi bảo em theo tôi về Lạng Sơn sống cùng tôi như em gái. Dù bối rối nhưng em cũng đồng ý bởi em đa không còn nơi nào để đi cả.
Khi tôi dẫn em về, ông bà nội tôi phản đối kịch liệt nhưng tôi đã thuyết phục được ông bà bởi “cứu một người hơn xây bảy tòa tháp”, nhưng em thì vẫn mặc cảm vô cùng. Tôi đã giúp em mở một quán tạp hóa nhỏ gần nhà, thỉnh thoảng em mới về nhà còn lại thì em ở lại quán vì không muốn phiền ông bà tôi.
Video đang HOT
Những tưởng tôi sẽ xem em như người em gái nhưng tôi lại đem lòng yêu em bởi em đẹp, đẹp lắm. Làn da em trắng muốt, đôi mắt ướt đen lánh mỗi lần nhìn tôi khiến tôi bối rối. Một năm cũng qua đi mà tôi chưa dám ngỏ lời, trong khi đám trai trong huyện thường xuyên ghé quán và buông lời tán tỉnh. Có vẻ như em đã mất niềm tin vào đàn ông và có lẽ cũng vì mặc cảm nghề nghiệp nên em không muốn lập gia đình.
Cuối cùng, lấy hết can đảm tôi cũng ngỏ lời được với em, nhưng em chỉ im lặng, tôi cho đó là một lời từ chối. Những ngày sau đó, tôi tránh gặp mặt em vì ngại ngùng, nhưng rồi em lại chủ động gặp tôi đề nghị được về sống chung với nhau, ông bà nội tôi tuy không bằng lòng nhưng nghĩ đứa cháu tật nguyền lấy được vợ âu cũng là may mắn nên đã miễn cưỡng đồng ý.
Đám cưới diễn ra đơn giản rồi chúng tôi về sống với nhau, nhưng đời sống vợ chồng không được hòa hợp bởi có thể em không yêu tôi. Mỗi lần chúng tôi gần gũi em dường như miễn cưỡng lắm, dần dần tôi không dám động vào em nữa.
Trước khi ông bà nội tôi mất vẫn đau đáu dặn dò phải có người nối dõi khiến tôi trăn trở. Vì nhiều lần em né tránh tôi nên nỗi mặc cảm trong tôi lại lớn dần. Nhưng đột ngột tôi thấy những biểu hiện lạ ở em như người phụ nữ có thai. Tôi hỏi thì em chỉ im lặng, nhưng không thể giấu được nên cuối cùng em cũng thú nhận là mình đã có thai.
Tôi không dám hỏi em bởi từ lâu lắm rồi chúng tôi không gần gũi nhau.
Chúng tôi như hai cái bóng trong ngôi nhà lạnh lẽo.
Em sinh một bé trai kháu khỉnh khiến tôi vui mừng khôn xiết, dù là con của ai đi nữa tôi vẫn dành tình thương cho nó, xem nó như là con mình. Thực ra, tôi đã nghe nhiều người nói rằng bắt gặp em qua lại với một người đàn ông Trung Quốc nhưng tôi muốn tin. Tôi vẫn không dám tưởng tượng một ngày nào đó em sẽ rời tôi mà đi.
Nhưng ngày ấy lại đến với tôi quá nhanh. Ngày em đi, con trai khóc ngặt ngẹo khiến tôi tỉnh giấc, bức thư từ biệt đặt trên bàn khiến tôi đau đến thắt tim lại. Em đi rồi, đi theo người đàn ông kia qua biên giới. Con khát sữa mẹ, đêm nào cũng khóc, tôi cũng rớt nước mắt bế con đi xin sữa khắp nơi.
Những tưởng em đã ra đi mãi mãi, thì hai năm sau em quay về với một đứa trẻ nữa trên tay xin tôi tha thứ. Nhìn em tiều tụy tôi không đành lòng hắt hủi nhưng nhìn em tôi cảm giác đau đớn trong tôi đêm hôm đó lại tràn về, đau như có ai cứa vào tim. Đứa con trai hai tuổi thiếu hơi ấm của mẹ giờ quấn em lắm.
Gia đình giờ có thêm tiếng trẻ con nhưng cả hai đứa trẻ đều không phải con của tôi. Hàng đêm tôi với em vẫn quay lưng lại với nhau bởi khoảng cách giữa chúng tôi vẫn còn đó, nỗi đau vẫn còn đó. Tôi phải làm sao với em và hai con đây? Những ngày tháng tôi chật vật nuôi con của người khác có ai thấu?
Theo Afamily
Đàn ông cũng phải "công, dung, ngôn, hạnh"
Khi chị mang thai đứa con đầu lòng được hai tháng, anh bị tai biến. Sau hai tháng nằm viện, anh về nhà với một cánh tay bị liệt, một chân đi tập tễnh. Từ vị trí trụ cột gia đình, anh lui về "hậu phương", nhường "tiền tuyến" cho chị.
Thời con gái, chị luôn ao ước lấy được một người chồng khỏe mạnh để có chỗ dựa. Anh là chủ một cửa hàng điện gia dụng, kinh tế ổn định; vóc người lại to khỏe, rắn chắc. Vừa có sức khỏe, vừa có điều kiện kinh tế, anh khiến chị yên tâm sẽ có một bờ vai vững chãi cho tương lai. Ngày chị cấn thai,anh đã bàn chị sẽ nghỉ việc, ở nhà nội trợ. Anh tự tin có thể lo cho chị và con một cuộc sống ổn định.
Anh ra như thế, chị chết đứng. Nghĩ đến tương lai hai mẹ con, chị gần như hoảng loạn, bế tắc. Nhưng, tình yêu thương chồng con đã vực chị dậy. Những đêm nằm ôm con, chị suy nghĩ rất nhiều về những gì phải làm sao để thay chồng lo cho gia đình, khi con còn quá nhỏ. Chị không thể vừa làm chồng, vừa làm vợ nên quyết định bàn với anh việc chị và anh "đổi vai". Khi nói thẳng với chồng ý định đó, chị lo anh sẽ tự ái, không ngờ anh đồng ý ở nhà cáng đáng việc nội trợ, chăm con để chị yên tâm ra ngoài kiếm tiền.
Anh chỉ còn một tay, làm việc gì cũng khó. Những khi anh làm rơi vỡ ly tách, đổ sữa, nhìn gương mặt chồng nhăn nhúm đau khổ, chị không khỏi xót xa. Chị tìm mọi cách động viên chồng, không để anh nản. Những ngón tay to bè của người đàn ông, vốn không thích hợp với những công việc tỉ mỉ, đòi hỏi sự cẩn thận, nhưng chị vẫn phải kiên nhẫn tập cho anh pha sữa, thay tã, bế bồng con bằng một tay. Một tháng rồi hai tháng, cuối cùng anh cũng thuần thục việc chăm sóc con.
Không chỉ "luyện" chồng cách chăm sóc con, chị còn phải hướng dẫn việc bếp núc. Những ngày đầu, cá chiên cháy đen, nồi canh mặn chát. Anh nản. Chị nhẫn nại khuyên chồng. Việc thuyết phục anh chịu đi chợ là điều khó khăn nhất với chị. Khi chưa bị bệnh, anh rất ngại phải trả giá những khoản vụn vặt. Mỗi ngày cùng chồng ra chợ, chị chỉ anh cách lựa thực phẩm tươi sống, chỉ những hàng quen chị hay lui tới mua để anh không phải ngại chuyện "cò kè bớt một thêm hai".
Con được ba tháng, chị yên tâm giao cho anh. Chuyện bếp núc, nhà cửa anh cũng hoàn thành chu đáo. Chị xin làm thợ cắm hoa ở một tiệm lớn, mỗi tháng lương ngót nghét chục triệu. Những ngày lễ Tết, chị lấy hoa ra đường bán thêm, kiếm tiền trang trải cho gia đình. Những khi đi làm về sớm, chị thường vào bếp giúp chồng. Chưa bao giờ chị nặng nhẹ với anh nửa lời, vợ chồng vui vẻ chia sẻ công việc nhà với nhau.
Nhiều người đến nhà, ngạc nhiên khi thấy cuộc sống của anh chị vẫn yên ấm, hạnh phúc. Chị quan niệm, sống phải luôn linh hoạt; không ai quy định đàn ông phải là trụ cột, phải ra ngoài kiếm tiền còn phụ nữ phải ở nhà nội trợ. Tùy vào tính chất công việc, sức khỏe của từng người để có sự phân công lao động hợp lý, rõ ràng. Cuộc sống luôn biến đổi, không ai chắc chắn có thể sống khỏe mạnh cả đời, nên việc chuẩn bị cho chồng những kỹ năng cần thiết để hỗ trợ vợ những khi gia đình xảy ra biến cố là điều mỗi phụ nữ nên làm. Chữ công, dung, ngôn, hạnh ngày nay đã khác xưa, chính những người đàn ông cũng phải tập tành với bốn chữ ấy, không phải chỉ trông vào vợ.
Theo VNE
"Tặng" chồng cho bạn thân Vì hồn nhiên, người vợ ấy đã để cô bạn thân và chồng mình lừa dối. Đau khổ, bối rối, chị không biết phải làm thế nào. Ảnh minh họa. Nguồn internet. Chị đã gửi những dòng tâm sự tới Trung tâm tư vấn tâm lý tình cảm để xin lời khuyên: "Tôi năm nay 35 tuổi, tôi sinh ra trong gia đình...