Nỗi đau giấu kín khi bị mẹ tra tấn tinh thần
Từ nhỏ tới lớn, tôi đã hứng chịu không biết bao nhiêu lời chửi mắng như vặt thịt của mẹ. Mẹ còn đi kể cho người này người kia nghe là con cái của mình tệ ra sao.
Ảnh minh họa
Tôi 24 tuổi, thích tự lập, không muốn nhờ vả ai. Thấy tôi tốt nghiệp cao đẳng mà làm bán hàng, lương ba đồng ba cọc mẹ xin cho làm kế toán ở công ty nọ. Ban đầu tôi không đồng ý vì ghét nghề đó. Tôi từng nói sẽ không bao giờ làm nghề suốt ngày ngồi một chỗ gò bó như thế. Ấy vậy mà thương cha mẹ khó xử với người ta nên đành bấm bụng nhận lời, cứ thử làm một năm xem sao, nếu không yêu nghề chuyển sau cũng được.
Đến với công việc mà mình vốn không ưa lại thêm trái ngành quả là khó khăn vô cùng. Công ty này lại mới mở, có một mình tôi phải kiêm việc kế toán, văn phòng và lo thủ tục giấy tờ, luôn tự mò mẫm, đã quyết tâm làm thì dù gì tôi cũng cố gắng hoàn thành công việc. Có vài sai sót không tránh khỏi, sếp lại đi nói với người nhà, khiến mẹ nghe được. Bà mất niềm tin và thường mắng tôi trước mặt mọi thành viên trong gia đình. Nói cho hết nước hết cái, đến khi nào tôi thấy nhục mới thôi.
Mẹ quan niệm dạy con là phải làm nó xấu hổ, bà luôn so sánh tôi với các em nhỏ. Đối với em nhỏ bà lại so sánh với em nhỏ hơn. Nói chung cứ mỗi lần nói ai xấu là bà lại lôi người này, người kia ra so sánh. Cách làm này đã vô tình tạo nên một gánh nặng tinh thần rất lớn trong lòng chị em tôi. Mẹ vốn là công chức nhà nước, lại làm sếp ở cơ quan nên bà rất coi trọng việc dạy dỗ mọi người, nhất là những người dưới quyền.
Thời làm quan cũng hết, về nghỉ hưu mẹ vẫn chưa quen với việc làm một người phụ nữ nội trợ phải dịu dàng, nhẫn nại, cộng thêm nóng tính nên mẹ không chịu nổi nếu ai nói có ý chê bai. Mẹ lại luôn cố giữ vẻ điềm nhiên trước mặt người khác, rồi mang nỗi bực tức đó trút giận lên đầu chồng con. Không hôm nào bữa cơm gia đình được bình yên, khi mẹ cứ hết mắng mỏ đứa nọ đến đứa kia.
Video đang HOT
Trước đây mẹ phải xa gia đình đi làm, để lại chúng tôi còn thơ dại cho cha nuôi nấng. Sự hy sinh đó của mẹ khiến tôi luôn cảm thấy mình là gánh nặng cho bà. Ngày hôm nay, bao năm xa cách trở về, mẹ cứ muốn bù đắp khoảng thời gian đó bằng cách thúc giục chúng tôi học để sớm trưởng thành. Khi thấy chúng tôi thiếu sót, bà không nhẫn nại nổi để chỉ dạy tận tình mà cáu gắt, la mắng thậm tệ.
Nhưng nếu chỉ la mắng cho qua cơn giận thì tôi cũng không để ý làm gì, vấn đề ở chỗ mẹ đã gán lên chúng tôi những gánh nặng phải khôn ngoan, trưởng thành như con ông này bà nọ. Mẹ luôn chửi mắng tôi trước mặt người khác. Từ nhỏ tới lớn, tôi đã hứng chịu không biết bao nhiêu lời chửi mắng như vặt thịt của mẹ. Mẹ còn đi kể cho người này người kia nghe là con cái của mình tệ ra sao.
Cách giáo dục của mẹ khiến chị em tôi trở nên lạc lõng giữa cuộc đời vì thiếu đi sự khích lệ của gia đình. Những lời nói của mẹ qua năm này năm khác đã lôi kéo biết bao người hình dung về chúng tôi như thế. Bằng uy tín và sự trải nghiệm của mẹ, người ta dễ dàng tin tưởng mẹ hơn những gì chúng tôi cố gắng. Dù có cố làm gì mẹ cũng không nhìn thấy nỗ lực đó. Tôi không dám tin người mẹ mình hết mực kính trọng lại đi rêu rao con cái hết chỗ này đến chỗ khác khiến tôi phải xấu hổ.
Đã bao lần tôi cố gắng suy nghĩ tích cực về mẹ, tìm các sách đọc về giáo dục con, tìm sách chỉ nguyên nhân và cách tháo gỡ mâu thuẫn gia đình, hay sách ca ngợi gia đình. Tôi luôn để tâm đến nhận xét của bất kỳ ai để nhận ra sai lầm của mình mà hoàn thiện. Vậy mà, tất cả những cố gắng vun đắp về mặt đạo đức của tôi là vô ích.
Nhiều lần tôi hóa thân vào những ngành nghề khác nhau, có cả những ngành tay chân, lao động, tôi luôn muốn chứng tỏ bản thân hiểu được giá trị của lao động và yêu quý từng đồng tiền mình làm ra. Tôi dám từ bỏ cái tôi cá nhân để làm việc như một người lao động bình thường, mặc dù gia đình không phải khó khăn. Vì hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ, tôi cũng không dám đua đòi. Mặc cho bạn bè có thắc mắc “Sao nhà mày thế mà lại đi làm việc này” hay “Sao nhà cậu thế mà không ăn sang, mặc đẹp”.
Cha mẹ không quan tâm sự nỗi lực đó của tôi. Mẹ luôn cho rằng tôi không hiểu được sự khổ cực, không hiểu được cái sự đói kém như thế nào. Bà chỉ nghĩ chúng tôi ngu dốt cho nên mới làm việc thấp kém, không biết ăn sang mặc đẹp, làm xấu mặt ba mẹ. Sự thiếu cảm thông nằm ở chỗ mẹ chưa từng cố gắng để hiểu chúng tôi. Thay vì bắt chước các đứa trẻ khác lớn lên trong sự đua đòi ở một thành phố xa hoa, tôi chọn cách chấp nhận cái mình có. Nếu cha mẹ thương thì cho còn không thương tôi chấp nhận sống như mình có. Vậy là tôi đã sống như thế từ một đứa trẻ đến sinh viên ngoan hiền, tẻ nhạt.
Phải làm sao để xây dựng một gia đình hạnh phúc khi nền tảng của chúng tôi là một sự cấm đoán. Mỗi bữa cơm chan đầy nước mắt, tôi chỉ biết khóc cho ước mơ xa vời của mình. Có ai hiểu cho tấm lòng của một người làm con, vừa muốn xây dựng một gia đình đầm ấm lại vừa muốn một xã hội có đạo đức, được sống trong bầu không khí của những mầm sống tích cực. Tôi phải làm sao, nên ra đi để tìm cho mình một lối đi mới, tự lập để phát triển hay tiếp tục ở lại ngôi nhà với người cha, người mẹ độc đoán tiếp tục cấm đoán chúng tôi.
Theo VNE
Nghèo là tội?
Năm tôi học lớp 8, ba bị tai nạn giao thông và qua đời. Biến cố này khiến mẹ con tôi đối mặt với sự hụt hẫng vô cùng lớn không chỉ về tinh thần, trước giờ mẹ chỉ ở nhà nội trợ nên kinh tế gia đình phụ thuộc hết vào ba.
ảnh minh họa
Năm tôi học lớp 8, ba bị tai nạn giao thông và qua đời. Biến cố này khiến mẹ con tôi đối mặt với sự hụt hẫng vô cùng lớn không chỉ về tinh thần, trước giờ mẹ chỉ ở nhà nội trợ nên kinh tế gia đình phụ thuộc hết vào ba.
Mẹ lao vào kiếm tiền bằng đủ thứ công việc vất vả để lo cho chị em tôi ăn học. Thương mẹ, chị em tôi nhắc nhau học tốt để mẹ vui lòng. Ngoài giờ học, tôi nhận xích móc hàng xuất khẩu để có thêm thu nhập. Lên lớp 9, tôi được môt mạnh thường quân hứa tài trợ việc học cho đến hết lớp 12, mẹ mừng phát khóc vì cảm động.
Năm học lớp 10, cô chủ nhiệm tin tưởng giao cho tôi thu tiền học phí giúp cô. Hôm đó, tôi đem hết số tiền các bạn đóng ma tôi cất kỹ ở nhà đến lớp đê giao cô. Đến giơ học, tôi mở cặp thì tất cả số tiền đã biến mất. Cô bảo cả lớp ngồi im để cô xét cặp từng bạn. Cô phát hiện ra dưới chân ghế bạn Nhựt Minh gần chỗ tôi ngồi có tờ 20 ngàn đồng, cô lặng lẽ cầm lên với vẻ đăm chiêu. Tôi lo lắng đến nghẹt thở, mong sao tìm ra số tiền đó. Với gia đình tôi, đó là số tiền rất lớn.
Việc xét cặp không kết quả, tôi hoang mang cực độ. Bỗng cô đi lại bàn tôi, nhìn thẳng vào tôi nói: "Hoàn cảnh khó khăn của em ai cũng biết, em đã được quan tâm giúp đỡ. Em nên trung thực". Tôi ngỡ mình nghe nhầm, lời cô như xoáy vào tim tôi, tôi chỉ biết khóc. Mẹ luôn dạy chị em tôi "đoi cho sạch, rách cho thơm", tôi không thể tin mình lại bị cô nghi ngờ, những giọt nước mắt oan ức cứ chảy tràn. Bao ánh mắt đổ dồn về phía tôi, tôi chỉ ước mình chui được xuống đất ngay tức thì. Cô bắt tôi đứng thề trước lớp. Tôi vừa thề vừa khóc nức nở, nhưng cô vẫn không tin. Cô phân tích "tình huống" một cách hợp lý và chặt chẽ rồi kết luận, giong cô vang lên rành mạch như một quan tòa khiến tôi không biết nói gì để biện minh ngoài một câu lắp bắp: "Em không có...", rồi lại khóc. Đau đớn hơn, cô còn cho rằng tôi đặt tờ 20 ngàn ở chỗ Nhựt Minh để "giá họa" cho bạn. Ngoài tội "gian dối", tôi còn phải mang thêm tội "mưu mô, xảo quyệt". Nỗi oan bỗng đâu ập xuống đầu tôi không cách gì đỡ nổi.
Đau lòng, phẫn uất vì con mình bị sỉ nhục, mẹ định đến trường hỏi cho ra lẽ nhưng tôi ngăn cản. Mẹ đã quá đau khổ, tôi lo mẹ phải đối mặt với sự quy kết bằng lý lẽ sắc bén và logic của cô, mà chắc chắn mẹ không thể biện minh cho tôi bằng sự mộc mạc của mình. Tôi trấn an mẹ rằng sẽ tự giải quyết ổn thỏa.
Sau đó, tôi bị cắt nguồn tài trợ, số tiền mất thi phải đền, cuộc sống đã khó khăn thêm chồng chất khó khăn. Nhưng đau đớn hơn là những tổn thương tôi phải gánh chịu. Tôi đau khổ, suy sụp, mất hết niềm tin vào lẽ công bằng. Trong lòng tôi cứ canh cánh một điều là phải tìm cách chứng minh mình vô tội, nhưng vô vọng. Tôi đã định quyên sinh để chứng minh sự trong sạch của mình. Nhưng Mỹ Dung, cô bạn thân nhất an ủi tôi, khuyên tôi đừng làm chuyện dại dột. Rồi Dung thú nhận chính mình đã lấy số tiền đó và lỡ tiêu xài hết. Tôi như kẻ chết đuối vớ được cọc, tôi sẽ được "giải oan"!
Chưa kịp mừng, Dung đã quy xuống năn nỉ tôi đừng nói với cô vì sợ bị đuổi học. Nhìn ánh mắt van xin của Dung, cơn giận bừng bừng trong tôi dịu lại. Hoàn cảnh của Dung cũng đáng thương, cha mẹ ly hôn. Thấy tôi mang theo số tiền lớn nên Dung không kiềm chế được lòng tham. Trong lúc vội vàng, Dung làm rớt tờ 20 ngàn khiến cô nghi tôi tạo "hiện trường giả". Lòng tôi đã nhẹ một nửa vì còn có các bạn hiểu tôi. Suốt năm học đó, tôi sống trong sự lạnh nhạt của cô một cách oan ức.
Ít lâu sau, các bạn tôi có kể sự tình cho cô nghe, nhưng cô vẫn không tin. Cô còn nói: "Nhà Mỹ Dung có Việt kiều, nó không làm vậy đâu". Thật chua xót! Tôi cứ nghĩ mãi, phải chăng nghèo cũng là một cái tội?
May măn, cuối năm thi tốt nghiệp tôi đậu thủ khoa, tôi mừng vì lại thấy nụ cười của mẹ, vì không phụ lòng thầy cô và bác mạnh thường quân tốt bụng.
Theo VNE
Lo sợ vì trót quan hệ với tình cũ khi đi họp lớp Tôi đang phải trải qua những giây phút đau đớn, giày vò vì một phút dễ dãi của bản thân. Tôi không biết mình có thể sống thanh thản với chồng, con vì những việc xấu xa mà mình đã phạm phải. Tôi năm nay 38 tuổi và đang hạnh phúc với tổ ấm bé nhỏ của mình. Tôi đã có 1 đứa...