Nỗi đau đớn của chàng trai bị hoại tử tứ chi không có tiền đến viện.
Trong cái rét căm căm của những ngày giáp Tết nhưng anh chỉ dám mặc chiếc áo mỏng bởi những vết thương dày đặc trên cơ thể sẽ rớm máu dù là một cọ xát nhẹ. Tai nạn bỏng điên cao thế khiến anh phải cắt bỏ hai tay, toàn thân nhăn nhúm bởi những vết thương.
Dù không liên lạc trước nhưng khi hỏi thăm về gia đình anh Phạm Đức Mạnh ở xóm 9, thôn Trung Lao, xã Trung Đông, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, chúng tôi chỉ mất một chút thời gian nhỏ bởi lẽ ở cái vùng nông thôn này thì anh Mạnh là trường hợp nghèo khổ cực cùng nhất. Là thanh niên chưa tròn 30 tuổi, nhưng tai nạn bỏng điện cao thế hồi tháng 8/2014 đã tàn phá cơ thể và sức khỏe khiến anh trở nên tàn tật với hình hài đáng sợ.
Sau tai nạn bỏng điện cao thế, cơ thể anh Mạnh bị tàn phá ghê gớm.
Gặp chúng tôi, một phần vì ngại, một phần vì suy nghĩ tủi thân nên phải mất một lúc lâu anh mới bắt đầu được câu chuyện: “Mẹ sinh anh được 3 tháng từ bị bại não, lúc đó bố anh cũng lo chạy chữa cho mẹ nhưng mẹ cũng chỉ sống được đến lúc anh 3 tuổi. Bố của anh thì yếu đau lắm bởi tỉ lệ thương tật đến 31% từ ngày trở về từ chiến trường Campuchia năm 1981. Năm anh bắt đầu vào học lớp 1 thì bố đi bước nữa sau đó sinh hai em gái là bé Điệp (sinh năm 1993) và bé Lan (sinh năm 1995) nhưng cả hai đứa đến nay cũng phải bỏ học rồi em ạ.
Phải cắt bỏ tay nên hàng ngày bác Thắng phải xúc cơm cho con ăn.
Con bé Điệp nó đang học đaị học Công Đoàn năm thứ 2 đành phải dở để đi làm, còn bé Lan chỉ học xong cấp 3 thôi. Bản thân anh chỉ học hết lớp 9 sau đó đi làm thợ hàn ở Hà Giang để mong đỡ đần bố và dì nuôi các em. Nhưng ngày 3/8/2014 do sơ suất trong khi hàn anh bị bỏng điện cao thế không biết gì nữa, khi tỉnh dậy đã thấy mình ở trong bệnh viện rồi”.
Tai họa bất ngờ khiến anh bị cháy xém khắp người nên phải chuyển thẳng lên Viện bỏng quốc gia. Ở đây các bác sĩ cho biết diện tích bỏng của anh lên đến đến 50%, trong đó có 20% bỏng sâu độ 4, độ 5 và bỏng hô hấp nên phải điều trị dài ngày. Tuy nhiên vì không có tiền chữa trị nên chỉ ít ngày sau gia đình đã xin cho anh về nhà tự chữa trị bằng những thứ thuốc lá rẻ tiền hoặc có thể đi xin được.
Những khoảng da nhăn nhúm, co kéo khiến anh Mạnh đau đớn.
Nhớ lại thời gian lúc đó, bố của anh là bác Phạm Mạnh Thắng không kìm lòng được, nức nở khóc: “Lỗi cũng là do tôi không thể lo được cho con nên giờ nó mới thành ra như thế này cô ạ. Tôi làm bố mà chính đứa con dứt ruột đẻ ra cũng không chăm lo được…”
Thấy bố khóc, là thanh niên nhưng anh Mạnh cũng không dấu được đôi mắt đỏ hoe nhưng vì ngại bởi trong nhà đang có khách nên cố tình quay mặt vào trong tường để khóc. Lí do khiến bác Thắng mang cảm giác ân hận, có tội với con là vì tự chữa nên không lâu sau hai tay của anh Mạnh bị hoại tử nghiêm trọng không thể cứu vãn được nên đã phải lên viện để cắt bỏ.
Anh ước một lần nữa được đến viện chữa trị.
“Giá như ngay từ đầu tôi có thể lo cho cháu được chữa trị ở viện có lẽ cháu cũng không đến nỗi mất cả hai tay như ngày nay cô ạ… Tôi sống từ giờ đến cuối đời cũng không bao giờ hết ân hận” – bác Thắng tiếp tục bộc bạch.
Không còn đôi tay, các công việc sinh hoạt cá nhân hàng ngày anh Mạnh đều phải nhờ bố giúp. Bữa cơm bác Thắng cũng xúc cho con từng thìa nhưng chẳng bữa nào hai bố con ăn được trọn hết một bát bởi nước mắt cứ thi nhau chảy xuống. Bố khóc vì nỗi ân hận không lo được cho con, con lại khóc vì thương bố nghèo vất vả… Nỗi lo lắng cứ quẩn quanh khiến hai con người tội nghiệp chỉ biết ngước lên trời mà cầu xin một điều kì diệu bởi hoàn toàn không có ai để bấu víu, hay dựa được vào ai.
Video đang HOT
Sức cung, lực kiệt, bác Thắng giờ không còn đủ điều kiện để cho con đi chữa tiếp.
Anh Mạnh kể: “Những vết thương trên cơ thể của anh giờ đau lắm em ạ. Anh chỉ mong sao mình được lên bệnh viện một lần nữa để các bác sĩ thăm khám ra sao. Anh giờ thế này là phải chấp nhận số phận rồi, nhưng nghĩ xót lắm vì hàng ngày bố già rồi mà cứ phải chăm sóc mình từng li, từng tí, rồi còn các em nữa… Khổ thân chúng quá”.
Câu chuyện của tôi với anh cứ thế trong những tiếng nghẹn nấc giữa cái lạnh tái tê của những ngày giáp Tết. Bên ngoài người người đổ ra đường sắm cành đào, cây quất … duy chỉ có bố con anh Mạnh là ngồi thẫn thờ không phân định. “Giá như có một chút tiền anh cũng sẽ nhờ mọi người mua hộ cho mình một cành đào để bố và các em của anh có không khí Tết em ạ, nhưng anh không có. Anh nhớ những ngày Tết trước em ạ”.
“Có đến hết cuộc đời tôi cũng không hết ân hận vì đã để con ra nông nỗi ngày nay”- bác Thắng tâm sự.
Hoài niệm như những mũi dao sắc nhọn cắt cứu vào sâu thẳm trái tim người thanh niên tàn tật… Tết rồi, anh nhớ lắm mình, một thanh niên cao khỏe xốc vác mọi việc trong gia đình của những năm trước… Còn năm nay “anh chỉ là gánh nặng thôi em” bởi tai nạn kinh hoàng trả về cho anh một hình hài không còn nguyên vẹn và cái ước mơ được đi chữa trị vẫn còn dở dang không biết khi nào anh mới có được.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1697: Ông Phạm Mạnh Thắng – Xóm 9 -Thôn Trung Lao- Xã Trung Đông- Huyện Trực Ninh – Tỉnh Nam Định Số ĐT: 0165.587.5523 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Phạm Oanh – Đình Hưng
Theo Dantri
Ký ức của người mẹ chiến sĩ hải quân trong trận chiến Gạc Ma
Trận chiến Gạc Ma bi tráng đã qua đi được 26 năm ,nhưng với gia đình cụ Phạm Văn My (Nam Định), nỗi đau mất đi người con trai là Liệt sỹ Phạm Văn Thiều (SN 1959) vẫn còn.
Tàu HQ 604 khi nhận lệnh ra Gạc Ma.
Trận chiến Gạc Ma bi tráng diễn ra vào năm 1988 ngày nào đã qua đi được 26 năm ,nhưng với gia đình cụ Phạm Văn My (ngụ xóm Phạm Sơn, thôn Đông Hạ, xã Trung Đông, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định), nỗi đau mất đi người con trai là Liệt sỹ Phạm Văn Thiều (SN 1959) vẫn còn đọng lại.
"Xếp bút nghiên theo nghiệp đao binh"
Ngày 14/3/1988, Trung Quốc đưa quân chiếm bãi đá ngầm Gạc Ma (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam)... Bằng đại pháo, đại liên, lính Trung Quốc đã thảm sát 64 cán bộ, chiến sỹ Hải quân Việt Nam mà đa số là công binh không vũ khí. Một trong số những liệt sĩ ấy là cố Thượng úy Phạm Văn Thiều.
Liệt sỹ Phạm Văn Thiều
Chúng tôi về xã Trung Đông, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định thăm nhà Liệt sỹ Thiều vào một buổi sáng cuối tháng 5/2014. Cụ Phạm Văn My, cha của Liệt sỹ Thiều đã gần 90 tuổi. Cụ Nguyễn Thị Bích, mẹ Liệt sỹ Thiều năm nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng vẫn không kìm nổi nước mắt khi nói về con trai.
Cụ My tâm sự, vợ chồng cụ sinh được năm người con. Anh Thiều là con trai lớn trong gia đình. Thiều luôn thể hiện là một người con ngoan, một người anh lớn gương mẫu trong gia đình. "Nó học giỏi lắm. Được thầy cô, bạn bè khen ngợi suốt. Năm Thiều học cấp ba, trong khi bạn bè cùng thôn vì trường xa mà bỏ học hết, duy chỉ có Thiều vẫn ngày ngày đi bộ bảy cây số tới trường học. Thấy con ham học, vợ chồng tôi cũng lấy làm mừng và tự hào", người cha kể lại.
Cụ My hồi ức: "Thiều mê biển, thích được lênh đênh trên những con tàu đi khắp bốn phương. Chính vì thế, dù năm đầu tiên đi thi bị trượt, Thiều vẫn cương quyết thi cho bằng được trường Đại học Hàng hải. Đến lần thi thứ hai, Thiều đã thi đỗ".
Ký ức về con trai còn đọng lại trong tâm trí vợ chồng cụ My đó là một người trầm tính, ít nói nhưng một khi đã suy nghĩ và làm việc gì, Thiều đều cố gắng thực hiện cho bằng được. "Nó đi học Đại học Hàng hải được một năm thì có giấy gọi nhập ngũ. Dù có thể xin tạm hoãn nhưng Thiều đã gác lại việc học hành lại để lên đường nhập ngũ", người cha của Liệt sỹ nhớ lại.
Anh nhập ngũ vào năm 1978. Thời gian này chiến tranh biên giới Tây Nam đang bùng phát, đơn vị của Thiều đã ra mặt trận.
Qua những bức thư mà con trai gửi về, cụ My được biết con trai mình đã chiến đấu ở biên giới Tây Nam. Dù thương nhớ con nhưng vợ chồng cụ My vẫn gửi lời động viên qua những lá thư đầy nước mắt nhớ nhung. "Thiều đi bộ đội và tham gia chiến đấu được một năm thì được cử về trường Đại học Hàng hải học tiếp. Đến năm 1984, Thiều tốt nghiệp Đại học và được bố trí vào công tác tại lữ đoàn 125 (một đơn vị vận tải - NV)", người cha bồi hồi nhớ lại.
Người mẹ nhớ lại: "Ngày nhận được tin con hy sinh là lúc tôi đang đi học nâng cao nghiệp vụ. Đọc giấy báo tử báo tin con hy sinh, trái tim tôi như nghẹn cứng". Tuy nhiên không hiểu sao khi ấy cụ không hề rơi một giọt nước mắt. "Lúc đó ông nhà tôi đang công tác xa nhà, sáng hôm đó thức dậy tôi cảm thấy có điều gì đó rất nóng ruột, chân tay trở lên bủn rủn lạ thường. Đến chiều, người ta thông báo con tôi hy sinh, tôi thẫn thờ cả người. Tim đau thắt lại, cổ nghèn nghẹn, nhưng tôi vẫn bình tĩnh nhờ người thông báo cho chồng", cụ Bích cho biết.
Cụ nhớ như in, một ngày của tháng Giêng năm 1988, nhân chuyến về lấy phụ tùng để sửa chữa lại tàu, con trai cụ tranh thủ tạt qua nhà thăm bố mẹ và các em. Anh "nửa kín nửa hở" về chuyện có người yêu, còn nói với bố mẹ rằng "sắp cưới về cho bố mẹ một cô con dâu rất ngoan hiền và đảm đang". "Khi nghe con nói, vợ chồng tôi rất đỗi vui mừng và mong mỏi nhanh tới ngày con trai dẫn người yêu về ra mắt gia đình. Thiều còn khoe mới được một người anh ở Hải Phòng cho một mảnh đất để lấy vợ. Nó dự định sẽ xây nhà ở đó sinh sống", giọng người mẹ già lạc đi khi nhắc về dự định chưa kịp hoàn thành của con trai mình.
Thời gian đó, tình hình khu vực vùng biển của ta đang rất nóng và căng thẳng. Trung Quốc đang cho tàu nhăm nhe cố tình sang xâm phạm vùng biển của ta. Trước tình hình đó, lực lượng Hải quân Việt Nam đưa ba tàu vận tải ra xây chốt ở Trường Sa. Anh Thiều khi ấy là Thượng úy, thuyền phó. "Con tàu mà con trai tôi đi đó là tàu HQ - 604. Đây một trong ba con tàu bị tàu Trung Quốc bắn chìm", cụ My nghẹn ngào kể lại
Tay run run, người cha cẩn thận lần giở từng bức ảnh, giấy tờ còn giữ lại của con trai đưa lên ngắm nghía thật chăm chú với vẻ mặt bi thương xen lẫn cả niềm tự hào.
Trong khi cụ ông đang bang khuâng nhớ về người con đã anh dũng hy sinh, cụ bà dường như tinh thần đã phần nào trấn tĩnh lại. Cụ nở nụ cười hiền hậu cho biết: Dù tuổi đã cao, nhưng cụ ông rất chịu khó theo dõi tình hình chính trị trong nước và quốc tế. "Nhà tôi có nối mạng internet, hàng ngày ông ấy rất chăm chỉ mở máy tính để cập nhật tình hình. Xem được tin tức gì ông ấy đều kể lại cho tôi nghe. Bởi vậy, dù già cả không đi được tới đâu nhưng vợ chồng tôi cũng biết Trung Quốc lại đang tiếp tục xâm phạm tới vùng biển của Việt Nam", cụ Bích cho biết.
Từ ngày biết tin Trung Quốc sang xâm phạm, cụ ông càng năng thắp nhang lên bàn thờ con trai: "Thiều cùng nhiều đồng đội của nó đã hòa mình vào cùng với biển khơi sẽ hiển linh phù hộ cho đất nước sớm giành lại vùng biển của mình, đòi lại công lý cho dân tộc mình".
Bạn bè báo hiếu cha mẹ thay liệt sỹ
Theo người cha, tất cả những cán bộ, chiến sỹ hy sinh trong trận chiến Gạc Ma đều xứng đáng được phong tặng danh hiệu anh hùng. "Chúng mới chỉ ở tuổi đôi mươi, vẫn còn rất trẻ nhưng đã gan dạ đối mặt với những kẻ đi xâm chiếm. Trận chiến đã được ghi danh vào lịch sử của dân tộc thì những hy sinh, mất mát đó nhà nước ta cần phải trân trọng, ghi nhận hơn",.
Con trai mất, phải một thời gian dài sau đó, vợ chồng cụ My mới lấy lại được tinh thần, cố gắng gạt nỗi đau qua một bên mà chăm lo cho các con còn lại. "Với đồng lương thưởng ít ỏi của người cán bộ, gia đình tôi phải sống chắt bóp, tằn tiện qua ngày. May mắn, các con lớn khôn đều trưởng thành cả. Thế nhưng, duy chỉ có ngôi nhà của ông bà tổ tiên để lại, vợ chồng tôi không có điều kiện tu sửa lại. Mới đây, vào cuối năm 2012, một số bạn bè của Thiều về thăm gia đình. Họ đã kêu gọi quyên góp tiền để xây cho vợ chồng tôi ngôi nhà khang trang, đẹp đẽ này".
Tâm sự về chuyện này, cụ My bày tỏ sự biết ơn tới những người bạn của Liệt sỹ Thiều. "Gia đình mãi không bao giờ quên tấm lòng các anh em đã giúp đỡ. Ngoài ra, biết vợ chồng tôi bị bệnh tật, các anh còn đưa vợ chồng tôi đi thăm khám thường xuyên. Nghĩa cử chăm sóc ấy, vợ chồng tôi không biết lấy gì báo đáp", người cha rơm rớm nước mắt.
Anh Nguyễn Văn Hiền (công tác tại Vụ Kinh tế ngành, Văn phòng Chính phủ), một trong những người chung tay kêu gọi quyên góp tiền giúp đỡ gia đình Liệt sỹ Thiều cho hay, anh cũng như nhiều người bạn khác cùng lớp rất quý mến Thiều. Anh Thiều luôn sẵn lòng giúp đỡ anh em, bạn bè trong trường. "Thiều học rất giỏi nên được nhiều bạn bè, thầy cô quý mến. Khi hay tin Thiều hy sinh, chúng tôi vô cùng đau lòng và tiếc nuối, rất muốn về quê chia buồn, thăm hỏi gia đình, nhưng mãi vào cuối năm 2012, tôi mới tìm ra được địa chỉ của gia đình Thiều", anh Hiền chia sẻ.
Về thăm gia đình liệt sĩ Thiều, các anh không khỏi chạnh lòng khi thấy ngôi nhà của bố mẹ bạn mình đã cũ nát. "Về Hà Nội tôi đã vận động các bạn cũ quyên góp tiền để xây ngôi nhà mới thật khang trang để các cụ có thể an hưởng tuổi già. Thiều hy sinh, chúng tôi coi bố mẹ cậu ấy như là bố mẹ của mình. Coi như đây là món quà mà chúng tôi thay cậu ấy báo hiếu cho bố mẹ", anh Hiền trải lòng.
Với những gì mà anh Hiền cùng những người bạn đã dành tặng cho bố mẹ của Liệt sỹ, có lẽ ở ngoài biển khơi xa xôi đó, nơi từng diễn ra trận chiến bi tráng, người Liệt sỹ ấy sẽ cảm thấy yên lòng.
Theo sách Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955 - 2005), khoảng 3h sáng ngày 14/3/1988, lực lượng của Trung đoàn 83 Công binh bắt đầu chuyển vật liệu từ tàu HQ - 604 lên bãi Gạc Ma, lực lượng của Lữ đoàn 146 tổ chức cắm cờ và bảo vệ công binh làm nhiệm vụ.
Khoảng 6h ngày 14/3/1988, Trung Quốc điều tới thêm 2 tàu, dùng 3 thuyền nhôm đưa khoảng 40 lính lên bãi Gạc Ma, giật quốc kỳ Việt Nam, sát hại Thiếu úy Trần Văn Phương, đâm trọng thương hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh.
Bị quân ta đánh trả, quân Trung Quốc rút ra xa, xả đạn pháo và các loại súng vào các tàu ta và quân ta đang ở trên bãi Gạc Ma. Bị trúng nhiều đạn pháo địch, tàu HQ-604 chìm xuống biển...
Trung tá Trần Đức Thông, Đại úy Vũ Phi Trừ, Thiếu úy Trần Văn Phương và nhiều đồng đội hy sinh, 9 người bị quân Trung Quốc bắt. Những người còn sống đi tìm vớt đồng đội hy sinh và bị thương, đưa lên một xuồng của công binh rồi bơi về phía tàu HQ-505 ở bãi Cô Lin.
Tại bãi Cô Lin, từ 6h sáng 14/3/1988, lực lượng trên tàu HQ-505 đã cắm hai cờ Việt Nam trên bãi. Cùng lúc bắn vào tàu HQ-604, các tàu Trung Quốc cũng bắn nhiều đạn pháo vào tàu HQ-505, khiến tàu bị hỏng máy. Thuyền trưởng chỉ huy khẩn trương sửa máy, rồi lệnh chạy cả hai máy tàu, ủi bãi Cô Lin để vừa cứu tàu, vừa giữ đảo. Thấy vậy, hai tàu Trung Quốc tập trung bắn dữ dội vào tàu HQ-505. Hơn 8h sáng 14/3/1988, tàu HQ-505 trườn được hai phần ba thân lên bãi thì bốc cháy. Lực lượng trên tàu vừa triển khai dập lửa cứu tàu, bảo vệ bãi Cô Lin, vừa đưa xuồng đi cứu vớt đồng đội ở phía bãi Gạc Ma.
Tại bãi Len Đao, rạng sáng 14/3/1988 một tổ hải quân từ tàu HQ-605 đã lên bãi cạn, cắm cờ Việt Nam. Khoảng 8h sáng 14/3/1988, các tàu Trung Quốc nã đạn vào tàu HQ-605, đến sáng ngày 15/3/1988 thì tàu chìm hẳn. Thuyền phó tàu HQ-605 và 5 người khác hy sinh. Nhưng quân ta vẫn bám trụ, quốc kỳ Việt Nam vẫn tung bay trên bãi Len Đao. Chiều 14/3, khi tàu HQ-614 tới, lực lượng trên tàu HQ-605 dùng xuồng đưa thương binh, tử sĩ về đảo Sinh Tồn. Chiều 14/3/1988, các tàu HQ-931, HQ-671, HQ-614 lần lượt tới tiếp ứng, bảo vệ bãi Len Đao và bãi Cô Lin.
Theo Xahoi
Không khí lạnh tăng cường gây mưa, rét tại miền Bắc Thêm không khí lạnh tăng cường về miền Bắc gây mưa, rét diện rộng; thời tiết xấu trên vùng biển nước ta. Tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, từ chiều qua (9/2) đã có thêm một đợt không khí lạnh tràn về miền Bắc gây mưa, rét tại miền Bắc. Khu vực các địa phương vùng...