Nỗi “đau đầu” của Hà Nội khi đánh giá cấp độ dịch theo tiêu chí mới
Y tế cơ sở- tuyến đầu của tuyến đầu trong phòng, chống dịch ở Hà Nội đang lộ ra nhiều bất cập.
Các chuyên gia cho rằng, thành phố cần ưu tiên nguồn nhân lực, vật tư cho y tế cơ sở trong thời gian tới.
Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 128 thay thế cho Quyết định 4800 trước đó về “Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128 về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19″.
Với tiêu chí đánh giá cấp độ dịch mới, Hà Nội chỉ còn ghi nhận 13 phường, xã có dịch cấp độ 3 (Ảnh: Hữu Nghị).
Dịch bệnh phải được đánh giá đúng cấp độ!
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu – cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, sự thay đổi cụ thể hơn về chỉ số, thêm tỷ lệ ca bệnh phải thở oxy, tỷ lệ tử vong, tỷ lệ giường hồi sức tích cực… trong quyết định mới được Bộ Y tế ban hành trong bối cảnh tỷ lệ tiêm vaccine cao là rất thích hợp, cần thiết.
Bởi lẽ, dù nhiều địa phương ghi nhận ca mắc cộng đồng tăng cao nhưng tỷ lệ F0 ở thể nhẹ cũng cao lên, không nhiều ca mắc nặng như giai đoạn trước.
Đặc biệt, ông Phu đánh giá cao việc bổ sung số F0 phải thở oxy và tỷ lệ tử vong do Covid-19 trở thành một trong số các yếu tố phân cấp độ dịch. Bên cạnh đó, tỷ lệ giường bệnh dành cho người bệnh còn trống tại các cơ sở thu dung, điều trị trên địa bàn cấp huyện đã được Bộ Y tế đưa vào bộ tiêu chí.
“Việc thêm tiêu chí tỷ lệ ca bệnh phải thở oxy sẽ giúp giảm các bệnh nhân F0 trở nặng và tử vong. Riêng tiêu chí tỷ lệ giường bệnh sẽ giúp các địa phương đáp ứng được cấp độ dịch bệnh tương xứng, tránh tình huống không có giường bệnh điều trị dẫn đến quá tải cho hệ thống y tế” – ông Phu phân tích.
Trên cơ sở các tiêu chí mới mà Bộ Y tế đưa ra, vị cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, bày tỏ các địa phương cần lưu ý hơn về việc đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn tương xứng với thực tế, trên quy mô càng nhỏ càng tốt.
Nếu đánh giá cấp độ dịch một cách “thái quá”, cao hơn một cấp độ so với tình hình thực tế sẽ ảnh hưởng đến đời sống, an sinh, xã hội của địa phương mình và cả các địa phương khác; đồng thời sẽ gây lãng phí nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống dịch.
Đối với hệ thống y tế cơ sở của Hà Nội, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, trước mắt thành phố chưa thể tăng cường nhanh chóng nguồn nhân lực để phục vụ cho công tác phòng, chống dịch. Vì vậy, Hà Nội cần tiếp tục huy động thêm các y, bác sĩ về hưu; lực lượng thanh niên tình nguyện… tham gia vào hệ thống y tế cơ sở. Đồng thời, việc điều tiết, chuyển tiếp các cuộc gọi đến Mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” luôn cần được duy trì hoạt động trơn tru để giải đáp, tư vấn các thắc mắc của người bệnh.
“Hiện nhiều Trạm y tế ở xã, phường, thị trấn ở Hà Nội vẫn thiếu thốn về cơ sở vật chất, nhân lực và trang thiết bị nên để nâng cao năng lực y tế dự phòng, thành phố cần bổ sung, đầu tư thêm cho hệ thống y tế cơ sở” – ông Phu nêu quan điểm.
Video đang HOT
Bí thư Đinh Tiến Dũng cũng đã có yêu cầu các địa phương tiếp tục rà soát năng lực y tế cơ sở trên quy mô dân số để bố trí các trạm y tế lưu động đủ đáp ứng yêu cầu quản lý và hỗ trợ điều trị F0 thể nhẹ hoặc không triệu chứng tại cơ sở, tại nhà (Ảnh: Mạnh Quân).
Y tế cơ sở Hà Nội đang điều trị 95% ca F0?
Kiến nghị giải pháp phòng, chống dịch đối với Hà Nội, PGS. TS Nguyễn Viết Nhung – Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết ngành y tế thành phố cần hướng đến 3 tiêu chí cơ bản nhất, đó là: không lây nhiễm; nếu nhiễm virus thì không chuyển nặng; nếu chuyển nặng thì không tử vong (3 không).
Theo đó, việc đầu tiên, Hà Nội cần tập trung tiêm vaccine 100% cho nhóm người nguy cơ cao nhất đang dễ chuyển nặng nếu mắc Covid-19, đó là người trên 50 tuổi và người có bệnh nền. Nhóm nguy cơ này phải được tiêm vaccine mũi 3 là tốt nhất và đây là tiêu chí quan trọng nhất.
Tiếp theo, thành phố kiềm chế số ca mắc mới mỗi ngày, dựa trên việc giám sát được dịch bệnh. Bên cạnh đó, người dân cần tự đánh giá nguy cơ và chủ động khai báo nếu thấy biểu hiện của bệnh. Khi người dân chủ động khai báo sớm, áp dụng cách ly kịp thời sẽ giảm số ca lây nhiễm.
Tiếp tục chia sẻ quan điểm, PGS. TS Nguyễn Viết Nhung nhấn mạnh về khả năng đáp ứng của hệ thống y tế của thành phố. Ông cho rằng, ở tuyến bệnh viện, tỷ lệ điều trị F0 sẽ chiếm khoảng 5% còn ở tuyến y tế cơ sở chiếm 95%.
Trong bối cảnh Hà Nội liên tục ghi nhận hàng nghìn ca mắc mỗi ngày thì năng lực quản lý, điều trị F0 tại các tuyến xã, phường là điều quan trọng. Cần tiếp tục chăm sóc kịp thời người nhiễm virus tại cơ sở; tăng cường trạm y tế lưu động cấp phường, xã để giảm tải cho tuyến trên.
Bên cạnh đó, cần nâng cao khả năng giám sát được các ca mắc, quản lý được các trường hợp nhiễm virus trên địa bàn; kết hợp với việc tăng cường giải pháp điều trị ở tuyến cơ sở. Trong đó, giải pháp điều trị ở tuyến cơ sở là để F0 tiếp cận được thuốc điều trị. Đối với các ca chuyển nặng, thành phố cần kịp thời chuyển đến bệnh viện để hạn chế tử vong.
Trước đó, liên quan đến hệ thống y tế cơ sở, theo Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà, hệ thống này có vai trò trụ cột, nòng cốt và điều này đã được chứng minh trong thời gian suốt 2 năm diễn ra dịch bệnh.
“Phải nói y tế cơ sở là tuyến đầu của tuyến đầu. Một trạm y tế chỉ có từ 5-10 cán bộ y tế, kể cả các xã, phường có tỉ lệ dân số rất cao. Đã có lúc dân số cao gây quá tải cho hệ thống y tế. Có thể thừa nhận chất lượng cơ sở y tế cơ sở chưa cao, các trạm y tế cũng xuống cấp, trang thiết bị còn thiếu…” – bà Hà nói.
Mới đây, bên cạnh những thành tích đã đạt được trong “làn sóng” dịch lần thứ 4, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã thẳng thắn chia sẻ về sự bất cập của lĩnh vực y tế và cho rằng, nguyên nhân khiến xảy ra tình trạng này là do chính sách, quyết định của thành phố.
“Một phường có 9 vạn dân mà theo quy định chỉ có một trạm y tế. 9 vạn dân mà tối đa có 10 cán bộ thì y tế quá tải, lấy đâu ra nhân lực mà làm” – ông Dũng nhấn mạnh.
Bí thư Đinh Tiến Dũng cũng đã có yêu cầu các địa phương tiếp tục rà soát năng lực y tế cơ sở trên quy mô dân số để bố trí các trạm y tế lưu động đủ đáp ứng yêu cầu quản lý và hỗ trợ điều trị F0 thể nhẹ hoặc không triệu chứng tại cơ sở, tại nhà. “Đây là biện pháp rất quan trọng để hạn chế số ca F0 phải chuyển tầng, giảm tải cho y tế tuyến trên” – ông Dũng nói.
Hà Nội chống dịch như thế nào khi số ca tăng mạnh?
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, vài ngày gần đây, số ca mắc Covid-19 của thành phố luôn ở top đầu cả nước.
Hà Nội đã thực hiện đồng bộ 3 tầng điều trị cho các bệnh nhân.
Hôm nay (5/1), Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Quốc Chính).
Hà Nội triển khai 3 tầng điều trị
Phát biểu tại hội nghị trên, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, trong năm 2021, thành phố đã quyết liệt thực hiện mục tiêu kép, vừa kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 để chuyển sang trạng thái thích ứng an toàn với dịch bệnh này, vừa đảm bảo an sinh - xã hội và phục hồi sản xuất kinh doanh.
"Suốt năm 2021, Hà Nội đã chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19, nhằm đảm bảo sức khỏe cho nhân dân. Trong các đợt chống dịch, chúng tôi đã tổ chức các đợt tiêm chủng với quy mô rất lớn. Hiện nay chúng tôi đã tiêm cho công dân độ tuổi 18 trở lên đạt trên 99%", ông Chu Ngọc Anh nói.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói thêm, hiện tại, nhóm có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 là người cao tuổi, với số lượng trên 12.000 người. Hiện nay, Hà Nội đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho nhóm này với số lượng lớn, hiện chỉ còn hơn 17.000 người già chưa được tiêm.
Nói về việc điều trị cho các bệnh nhân Covid-19, ông Chu Ngọc Anh cho biết, Hà Nội triển khai đồng bộ 3 tầng điều trị, với tinh thần phòng dịch từ sớm, từ xa, từ cơ sở.
Hà Nội đã huy động đội ngũ bác sĩ tuyến Trung ương, tư nhân, lực lượng y bác sĩ về hưu, lực lượng tình nguyện và kết hợp với "Tổ Covid cộng đồng", hệ thống y tế cơ sở để thực hiện có hiệu quả trong phòng, chống dịch Covid-19. Thành phố đã bố trí 3.200 tổ hỗ trợ cho các F0, F1 điều trị, theo dõi sức khỏe tại nhà.
"Vài ngày gần đây, số ca mắc Covid-19 ở Hà Nội lên top đầu, số ca đang điều trị là trên 54.000, trong đó trên 22.000 ca đã khỏi bệnh. Tỷ lệ bệnh nhân ở tầng 1 chiếm trên 93%, tầng 2 là 5,36%, tầng 3 chiếm hơn 1,15%, số tử vong dưới 0,3%. Hà Nội kiểm soát chặt chẽ việc điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19 ở tầng 3", ông Chu Ngọc Anh nói thêm.
Hà Nội đang thực hiện cách ly, điều trị F0 tại nhà. (Ảnh: Minh Nhật).
Về kiến nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cho rằng, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương về phân cấp, phân quyền và đạt được những kết quả quan trọng. TP Hà Nội cũng đã bám sát và triển khai hiệu quả chủ trương này, nhất là trong bối cảnh dịch.
"Thực tiễn chúng tôi áp dụng phân cấp, phân quyền cho các quận, huyện trong chống dịch, giải ngân đầu tư công thì hiệu quả hơn rất nhiều so với trước đây," ông Chu Ngọc Anh nhấn mạnh.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị Chính phủ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản; chuyển đổi đất lúa, đất rừng; cấp phép khu công nghiệp; tách dự án giải phóng mặt bằng khỏi các dự án khác... Đi kèm với đó là cá thể hóa trách nhiệm, tăng cường, kiểm tra giám sát.
Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cũng đề nghị Chính phủ cần tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương.
Phân cấp phân quyền cho các địa phương
Trong chương trình phục hồi kinh tế - xã hội, Chính phủ đã đề xuất thí điểm một số chính sách về chỉ định các gói thầu tư vấn, gói thầu về đền bù giải phóng mặt bằng, phân cấp, phân quyền cho các tỉnh, thành phố thực hiện các đoạn, tuyến cao tốc đi qua địa phương.
"Đây không chỉ là quyết tâm của Chính phủ mà còn là các giải pháp, động lực cho các địa phương chủ động tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, tổ chức thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội," Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhấn mạnh.
Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đi đôi với kiểm tra, giám sát đối với các địa phương trong một số lĩnh vực như chủ trương đầu tư các khu công nghiệp, khu kinh tế.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đề nghị cần sửa đổi Nghị định 82 ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế. Tuy nhiên, nếu muốn sửa đổi Nghị định 82 thì cần sửa điểm c, khoản 1, Điều 8 hoặc khoản 4, Điều 17 của Luật Đầu tư về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với khu công nghiệp, khu kinh tế. Ông Nguyễn Văn Quảng đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét vấn đề này.
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương, nhất là trong phê duyệt, điều chỉnh cục bộ quy hoạch, cấp phép các khu đô thị, khu công nghiệp, tách dự án giải phóng mặt bằng ra khỏi xây dựng.
Ông Phan Văn Mãi đề nghị Chính phủ cho phép TPHCM nghiên cứu, vận dụng thực tiễn theo hướng bổ sung thêm ngân sách của địa phương vào các gói hỗ trợ phù hợp với tình hình khó khăn của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Đồng thời, thành phố đề nghị các bộ, ngành sớm hướng dẫn ngay các chính sách được kỳ họp bất thường của Quốc hội thông qua để các chính sách sớm đi vào cuộc sống.
Là địa bàn bị ảnh hưởng lớn của làn sóng dịch lần thứ 4, đến nay TPHCM đã hoàn thành cơ bản việc tiêm vaccine cho người trên 18 tuổi. Bên cạnh nỗ lực phòng chống dịch, thành phố đã tập trung các nguồn lực chăm lo an sinh xã hội, đã chi hơn 12.000 tỷ đồng hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng. Thành phố cũng đã ban hành chương trình phục hồi kinh tế giai đoạn 2022-2025, triển khai chiến lược về y tế trên địa bàn thành phố.
"Việc quyết định áp dụng một số biện pháp khẩn cấp, tăng cường lực lượng hỗ trợ kịp thời, lấy xã, phường làm pháo đài, đưa chăm sóc y tế đến người dân sớm nhất, nhanh nhất cùng với sự sáng tạo trong phòng, chống dịch phù hợp với tình hình thực tiễn, chăm lo an sinh để an dân và đồng hành với doanh nghiệp là những nhân tố để thành phố vượt qua giai đoạn khó khăn," ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.
Tăng ca mắc cộng đồng, F0 và F1 tại Hà Nội vẫn điều trị, cách ly tập trung Theo lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, thời điểm hiện tại chưa phù hợp để Thủ đô tiến hành cách ly, điều trị F1, F0 tại nhà. Sau khi nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, số F0 ở Hà Nội đã gia tăng nhanh chóng, đỉnh điểm có ngày Thủ đô ghi nhận trên 100 ca...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cháy bãi rác Gung Ré nguy cơ lan qua rừng thông xung quanh

Việt Nam hỗ trợ đồ cứu trợ và viện trợ 300.000 USD giúp Myanmar

Vụ chìm tàu cá Nghệ An: 1 thi thể được tìm thấy ở bờ biển Hà Tĩnh

CSGT TP.HCM làm rõ vụ xe máy chạy ngược chiều, chặn đầu ô tô

TP.HCM: Phát hiện nhân viên quán nhậu tử vong trên đường về nhà

Cứu giúp người bị tai nạn, có thể được thưởng 3 triệu đồng

Myanmar xảy ra trận động đất mới, người dân hoảng loạn

Tài xế ô tô con dừng giữa đường nghi để thách thức xe tải ở Đắk Lắk

Đội cứu hộ Bộ Công an mang flycam, radar sang Myanmar tìm nạn nhân động đất

Bộ Công an Việt Nam đưa người sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất

Tài xế ô tô 16 chỗ đánh nhau với người đi đường tại TPHCM

Ô tô và xe máy rơi xuống cống, 3 người thương vong
Có thể bạn quan tâm

Đúng 12h30 ngày mai, thứ Hai 31/3/2025, 3 con giáp thời tới cản không nổi, sự nghiệp tăng tiến không ngừng, bội thu tiền bạc
Trắc nghiệm
01:10:31 31/03/2025
Zoom cận nhan sắc xinh đẹp của Jisoo khi gặp fan Việt, khí chất sáng ngời chuẩn "hoa hậu Kpop"
Nhạc quốc tế
23:36:02 30/03/2025
Âm Dương Lộ: Xem drama xe cứu thương chở diễn viên còn cuốn hơn bộ phim này!
Phim việt
23:30:33 30/03/2025
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt làm được điều chưa từng có trong lịch sử, đỉnh cỡ này thì Daesang trong tầm tay!
Hậu trường phim
23:27:53 30/03/2025
Phim thất bại ê chề vì chỉ bán được 1 vé, netizen mỉa mai "diễn tốt nhất là con ngựa"
Phim châu á
23:16:12 30/03/2025
"Nữ hoàng rồng" đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Xứng danh tuyệt sắc giai nhân, ngắm mê không dứt nổi
Sao châu á
23:12:53 30/03/2025
Đặc sản chả cá Lã Vọng lọt top 100 món hải sản ngon nhất thế giới, trên cả sushi của Nhật Bản, dễ làm với nồi chiên không dầu
Ẩm thực
22:54:18 30/03/2025
NSND Như Quỳnh xúc động tái ngộ người chồng màn ảnh sau 50 năm
Tv show
22:40:02 30/03/2025
Ồn ào tình ái ViruSs, Ngọc Kem và Pháo: Trò tiêu khiển vô bổ
Sao việt
22:37:30 30/03/2025
Rashford bùng nổ giúp Aston Villa vào bán kết FA Cup
Sao thể thao
22:32:32 30/03/2025