Nỗi đau da cam của thành phố biển Đà Nẵng trên báo nước ngoài
Trong khi các quân nhân Mỹ tham gia rải chất độc da cam trong chiến tranh tại Việt Nam đã được bồi thường, những nạn nhân địa phương vẫn đang phải tự vượt qua nỗi đau bị reo rắc. Tình cảnh khiến phóng viên của BBC không khỏi lo lắng, xót xa.
Nạn nhân tên Huyen, 30 tuổi, luôn phải được mẹ chăm sóc
Được đăng ngay trên trang nhất của BBC với tiêu đề “ Quá khứ độc hại” (Toxic past), bài viết của tác giả Karishma Vaswani đã nêu bật vẻ đẹp của thành phố biển Đà Nẵng. Nhưng ẩn sau vẻ đẹp đó là những nỗi đau do hậu quả của chất độc da cam mà quân đội Mỹ đã đổ xuống vùng đất này, với nhiều nạn nhân chưa kịp được giúp đỡ đã qua đời. Sau đây là nội dung bài viết.
Đà Nẵng là một trong những thành phố cảng chính của Việt Nam, một thành phố với bề dày lịch sử. Đó là nơi những người Pháp đầu tiên đã đổ bộ ở thế kỷ 19 với ý định kiểm soát khu vực này, và là nơi các lực lượng Mỹ đã thành lập một căn cứ không quân lớn trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Những con đường ở đây thật rộng và mời gọi, những đại lộ chạy dọc theo bờ sông đều sạch và đầy những quán cà phê ven sông nhỏ, là lạ. Sự hòa quện của những tòa nhà hiện đại và cổ kính tại nhiều khu vực trong thành phố cho bạn cảm nhận thật sự về nhưng thay đổi đã diễn ra tại đây trong những năm qua.
Rất nhiều tiền đã được đổ vào thành phố này và nó đã phát huy tác dụng. Chính quyền địa phương muốn biến nơi này thành thành phố đáng sống nhất Việt Nam. Nhưng Đà Nẵng cũng được biết đến là một trong những nơi bị ô nhiễm dioxin cao nhất, do việc sử dụng chất da cam của quân đội Mỹ trong cuộc chiến.
Dioxin là một trong những chất ô nhiễm độc hại nhất. Nó có thể gây ra các vấn đề về phát triển và sinh sản, phá hủy hệ miễn dịch, tác động tới các hóc môn và cũng có thể gây ra ung thư.
Ở hầu hết các nước, hàm lượng dioxin trong đất không được phép vượt quá 1000 ppt (phần nghìn tỷ). Tại các nước công nghiệp, mức độ ô nhiễm dioxin trong đất trung bình còn thấp hơn nhiều, dưới 12 ppt.
Video đang HOT
Ở Đà Nẵng, hàm lượng dioxin được ghi nhận cao nhất lên tới 365.000 ppt.
Trong cuộc chiến tranh, khi chất da cam được sử dụng để phá hủy những khu rừng được bộ đội Việt Nam dụng làm nơi ẩn náu, nó đã được phun với nồng độ gấp 50 lần mức khuyến cáo của nhà sản xuất để diệt trừ cây cối.
Nó đã khiến hàng triệu hecta rừng và đất canh tác trở nên trơ trọc, rất nhiều trong số này vẫn thoái hóa và không thể trồng trọt cho tới tận ngày nay.
Sân bay Đà Nẵng từng là căn cứ không quân chính của Mỹ trong cuộc chiến và là nơi hàng kho chất da cam được chất đống. Khi chiến tranh kết thúc, nhiều chất hóa học còn tồn lại, ngấm vào nguồn nước của Đà Nẵng.
Khoảng 3 triệu người Việt Nam đã phải chịu đựng các vấn đề sức khỏe do tiếp xúc với dioxin trong chất da cam.
Các cựu binh Mỹ, những người tiếp xúc với chất độc này cũng bị ảnh hưởng. Hơn một triệu trong số họ đã nhận được bồi thường vì các tác hại của chất da cam.
Tại thành phố này, tôi đã gặp cô gái 30 tuổi tên Huyen, người mà gia đình cô tin rằng cô đang là một trong những nạn nhân sống của chiến tranh. Bố cô, ông Tran Quang Toan, từng là lái xe cho quân đội Ngụy, là đồng minh của quân Mỹ.
“Chúng tôi có nghe việc người Mỹ đang phun hóa chất trong rừng nhưng chỉ có tin đồn thế thôi”, ông nói. “Chúng tôi không biết liệu có đúng vậy không. Chúng tôi rất nghèo nên phải sử dụng nước từ cái giếng gần sân bay”.
Vợ ông suốt ngày chỉ chăm sóc cho Huyen trong khi ông Tran, hiện đã ngoài 60, kéo chiếc xe cút kít lớn khắp thành phố, kéo vật liệu xây dựng từ địa điểm xây dựng này tới địa điểm khác để kiếm sống.
Hiện chính phủ Mỹ và Việt Nam đang cùng phối hợp để cố gắng hàn gắn những vết thương của quá khứ bằng cách làm sạch khu đất nhiễm độc. Đó là một dự án tham vọng và nếu thành công, sẽ là kinh nghiệm cho các điểm nóng chất da cam khác tại Việt Nam.
Dù cuộc chiến và sự can dự của Mỹ đã kết thúc từ năm 1975, phải 20 năm sau mối quan hệ ngoại giao mới được khôi phục giữa hai nước, cho phép vấn đề được tìm cách giải quyết.
“Toàn bộ dự án sẽ tiêu tốn 84 triệu USD”, Joakim Parker, giám đốc cơ quan USAID Việt Nam cho biết trong lúc chúng tôi đi quanh hiện trường.
Kế hoạch là làm sạch hàng trăm tấn đất bị nhiễm độc trong năm 2016 bằng cách nung chúng trong những lò đặc biệt giúp loại bỏ chất độc. Nhưng cho dù cả hai nước đã nỗ lực cùng nhau, những vết sẹo cũ của chiến tranh vẫn còn quá rõ ràng tại Đà Nẵng.
Tôi tới thăm một trung tâm chăm sóc các nạn nhân nhỏ tuổi của chất da cam, nơi nhiều trẻ em có vấn đề về sinh lý và tâm thần được chăm sóc.
Tại đây, bà Nguyen Thi Hien, chủ tịch của Hiệp hội nạn nhân chất da cam Đà Nẵng cho biết bà cảm thấy việc khép lại quá khứ đòi hỏi nhiều hơn việc chỉ làm sạch khu vực sân bay.
“Tôi thấy chưa hài lòng bởi những việc được làm để hỗ trợ vẫn chưa đủ”, bà nói. “Một số trường hợp cha mẹ đã qua đời bởi chất độc da cam và con họ cũng bị ảnh hưởng bị bỏ lại một mình, và cuối cùng toàn bộ gia đình đều chết”.
Theo Dantri
Nỗi đau da cam
Đó là nỗi đau ngày đêm dày vò ông Dương Văn Seo, thôn Đồng Sơn, xã Sơn Lộc (Bố Trạch). Chất độc da cam đã cướp đi 3 đứa con của ông Seo từ khi mới lọt lòng mẹ. Nỗi đau ấy nay vẫn chưa dứt khi đứa con đầu lòng và cô con gái út của ông vẫn đang sống những tháng ngày đau khổ vì di chứng của chất độc da cam thời chiến tranh để lại...
Nỗi đau da cam hằng ngày vẫn hành hạ hai người con gái của ông Dương Văn Seo.
Vợ chồng ông Seo sinh 9 người con thì có 3 người con bị chết khi mới sinh ra. Còn 6 người con thì 2 người nằm một chỗ, một mình ông phải chăm sóc. Hai năm trước vợ ông bị căn bệnh ung thư lưỡi rồi qua đời.
Năm 1967, như bao chàng trai khỏe mạnh khác, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, người thanh niên trẻ tuổi đầy nhiệt huyết Dương Văn Seo đã lên đường nhập ngũ, chiến đấu ở chiến trường Thừa Thiên-Huế. Năm 1974 ông kết hôn với bà Phan Thị Khen cùng làng. Năm 1975, người con gái đầu lòng (Dương Thị Sen) của ông ra đời bị nhiễm chất độc da cam nằm liệt tại chỗ, sống đời sống thực vật. Một thời gian sau đó ông cũng bị ốm liệt giường, đến năm 1976 ông xuất ngũ về quê.
Ba đứa con tiếp theo của ông bà sinh ra đều lần lượt chết do ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Hy vọng có người nối dõi tông đường, ông bà sinh thêm 5 đứa nhưng người con gái út Dương Thị Hải Sành (sinh năm 1988) khi sinh ra thì nửa người bên phải của em bị liệt hoàn toàn, phía bên trái cử động rất yếu ớt.
Bất hạnh cứ đeo bám gia đình ông mãi. Năm 2009, vợ ông, người trụ cột chính của gia đình bị ung thư lưỡi rồi qua đời. Các con lớn đi làm xa, mình ông Seo lại phải cảnh "gà trống nuôi con tật nguyền".
Bốn người con lành lặn của ông đã lớn tuổi nhưng nay chỉ có một cô con gái lấy chồng, còn những người còn lại vẫn đang đơn thân vì người ta sợ chất độc xuyên thế hệ. Nỗi đau ấy như xé nát tim ông. Điều ông lo lắng nhất là nếu như ông chết đi, hai đứa con tật nguyền của ông không biết ai sẽ chăm sóc.
Em Sành cho biết: "Mỗi lần thời tiết thay đổi, chân tay em đau buốt, co rút nhưng phải cố chịu đựng. Chị Sen hay ốm đau, mẹ không còn, một mình ba chăm sóc hai đứa tật nguyền, em thương ba nhiều lắm".
Rất mong sự quan tâm, động viên giúp đỡ của các cấp, các ngành, của các nhà hảo tâm đối với gia đình ông Seo.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Dương Văn Seo, thôn Đồng Sơn, xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. ĐT: 01693596102.
Theo VTC
Tận cùng nỗi đau của người lính có hai con nhiễm chất độc da cam Tận cùng của cái nghèo, tận cùng của nỗi đau, ông Lại Văn Biên chôn giấu tất cả những khổ sở cùng cực đó vào đáy lòng để 33 năm qua chăm sóc cho hai "cây chuối" của mình. Người làng Tường An, xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình gọi 2 người con trai của ông Biên là hai "cây...