‘Nỗi đau’ của phương Tây trong lĩnh vực điện hạt nhân vì phụ thuộc vào Nga
Mỹ lo ngại rằng nếu tình hình không thay đổi, Nga không chỉ có nguồn thu vững chắc giúp duy trì xung đột ở Ukraine mà còn sử dụng nguồn cung cấp nhiên liệu hạt nhân làm “ vũ khí ngoại giao”.
Nhà máy năng lượng hạt nhân Rostov của Nga. Ảnh: TASS
Sau cuộc xung đột ở Ukraine, phương Tây đã áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn trong lĩnh vực năng lượng, nguồn thu nhập chính của Nga. Tuy nhiên, ảnh hưởng toàn cầu của nước này vẫn gia tăng trong lĩnh vực điện hạt nhân. Bất chấp hành động phối hợp trong việc tăng cường cấm vận dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, các nước phương Tây đã loại trừ năng lượng hạt nhân khỏi các lệnh trừng phạt đối với Moskva.
Một lý do cho việc loại trừ các biện pháp trừng phạt là vì trong quá trình làm giàu uranium, quy trình đầu tiên trong sản xuất nhiên liệu hạt nhân, Nga chiếm gần 50% thị phần toàn cầu. Mỹ, các nước EU và đặc biệt là các nước Trung và Đông Âu phụ thuộc rất nhiều vào Nga. Trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra, Nga đã thu được hàng tỷ USD hàng năm từ việc xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân và lò phản ứng.
Hơn nữa, Nga cũng có quyền kiểm soát thị trường xuất khẩu lò phản ứng. Trong số các lò phản ứng được xuất khẩu trong thập kỷ từ 2012 đến 2021, hơn 60% được sản xuất tại Nga. Thu nhập năm tài chính 2021 của Rosatom đạt 9 tỷ USD. Ngay cả sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra, công ty vẫn duy trì tính cạnh tranh trong lĩnh vực điện hạt nhân và đạt mức tăng trưởng 15% trong năm tài chính 2022 so với năm trước.
Ngoài ra, nhiên liệu hạt nhân cho các lò phản ứng nhỏ (SMR) và lò phản ứng tái tạo nhanh (FBR), được gọi chung là lò phản ứng thế hệ tiếp theo, đòi hỏi một quy trình đặc biệt so với nhiên liệu hạt nhân thông thường được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới, điều mà các công ty Nga đang thống trị thị trường. Do đó ảnh hưởng của Nga trên thị trường điện hạt nhân toàn cầu có thể sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
Video đang HOT
Henry Sokolski thuộc Trung tâm Giáo dục Chính sách Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPEC), một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Mỹ với các chuyên gia về không phổ biến vũ khí hạt nhân và các nhà hoạch định chính sách, lập luận rằng rõ ràng thu nhập từ năng lượng hạt nhân đang được sử dụng để phát triển vũ khí của Nga, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, và phương Tây nên ngăn chặn điều này: hạn chế dựa vào Nga để làm giàu uranium và nhiên liệu hạt nhân càng sớm càng tốt.
Nhiều quốc gia đồng ý với tuyên bố của chuyên gia Sokolski. Kể từ khi xung đột Nga – Ukraine, Phần Lan, CH Séc và Slovakia đã liên tiếp có động thái cân nhắc chuyển sang sử dụng nhiên liệu hạt nhân từ các nhà cung cấp của Mỹ, trong đó một số nước đã thành công.
Tuy nhiên, do thực tiễn với các hợp đồng điện hạt nhân nên việc thay đổi nhà cung cấp một cách nhanh chóng là điều không dễ dàng. Việc làm giàu uranium và nhiên liệu hạt nhân thường được giao dịch theo hợp đồng dài hạn từ 5 đến 10 năm. Việc hủy hợp đồng giữa kỳ có thể có nguy cơ phải bồi thường khoản tiền thường khổng lồ cho Rosatom. Vì vậy, bất chấp những lời kêu gọi mạnh mẽ trong EU về việc trừng phạt Nga, Ủy ban châu Âu không thể hành động trong lĩnh vực này.
Mỹ đang hành động
Trong bối cảnh đó, Mỹ ngày càng lo ngại rằng nếu tình hình không thay đổi, Nga không chỉ có nguồn thu vững chắc giúp duy trì xung đột ở Ukraine mà còn trở thành mối đe dọa an ninh: sử dụng nguồn cung cấp nhiên liệu hạt nhân làm “vũ khí ngoại giao”.
Vì vậy, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có những bước đi cụ thể. Họ đã quyết định cung cấp khoản trợ cấp 150 triệu USD cho các công ty tham gia sản xuất uranium chất lượng cao và mức độ làm giàu thấp từ 5 đến 19,75% (HALEU). Đây là nguyên liệu hạt nhân thích hợp để làm lõi phản ứng cho các nhà máy điện hạt nhân tiên tiến đang được Mỹ và nhiều nước châu Âu khác phát triển. Mặc dù khoản trợ cấp này vẫn còn quá nhỏ để có thể giáng một đòn mạnh vào doanh thu của Nga nhưng có hai yếu tố đằng sau chính sách này.
Một là lo ngại về sự thống trị áp đảo của Nga trên thị trường điện hạt nhân toàn cầu hiện nay, Mỹ đang tập trung vào khả năng tự cung cấp HALEU, điều cần thiết cho các lò phản ứng thế hệ tiếp theo. Lý do thứ hai là sự thống trị ngày càng tăng của Nga (và Trung Quốc) trên thị trường điện hạt nhân toàn cầu sẽ trở thành vấn đề an ninh đối với Mỹ và các nước phương Tây.
Với sự kiểm soát mạnh mẽ hơn trên thị trường, họ sẽ có nhiều tiếng nói hơn trong Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và các cơ quan khác nơi các thỏa thuận quốc tế được quyết định. Nếu Nga cũng thống trị thị trường lò phản ứng thế hệ tiếp theo, các quy tắc quốc tế về chuyển giao và quản lý vật liệu hạt nhân có thể được xây dựng theo hướng có lợi cho Nga.
Tuy nhiên, rõ ràng là một mình Mỹ không thể giải quyết được vấn đề, vì nước này không có công ty nào có khả năng cung cấp máy ly tâm cần thiết cho sản xuất HALEU. Do đó, chính sách trợ cấp của Mỹ đã khiến các đồng minh cân nhắc các giải pháp và sự chú ý đang đổ dồn vào động thái của Cơ quan Năng lượng Hạt nhân Nhật Bản (Urenco) và Công ty trách nhiệm hữu hạn nhiên liệu hạt nhân Nhật Bản (JNFL), những đơn vị có thể tự cung cấp máy ly tâm ở phương Tây.
Tóm lại, trừ khi Nhật Bản và các nước phương Tây khác tập hợp công nghệ và cơ sở vật chất của họ để đưa ra các giải pháp, sự thống trị của Nga trên thị trường điện hạt nhân toàn cầu có thể sẽ tiếp tục trong tương lai. Trong khi đó, để thực hiện các biện pháp trên, điều quan trọng là phải nỗ lực khôi phục niềm tin vào việc sử dụng năng lượng hạt nhân.
Mỹ: Phụ thuộc vào hạt nhân của Nga là quá nguy hiểm
Một quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Joe Biden nói với Financial Times, Mỹ nhập khẩu một lượng lớn nhiên liệu và hợp chất hạt nhân từ Nga, sự phụ thuộc này gây ra mối đe dọa "nghiêm trọng" đối với an ninh quốc gia.
Ảnh minh họa
Trợ lý Bộ trưởng Năng lượng hạt nhân, Kathryn Huff, cho biết trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Ba 7/11, khoảng 20% nhiên liệu hạt nhân Mỹ sử dụng được Nga cung cấp, đây là điều "rất đáng lo ngại".
Ông Huff nói: "Điều thực sự quan trọng là chúng tôi phải thoát khỏi sự phụ thuộc của mình, đặc biệt là từ Nga. Nếu không hành động, Nga sẽ tiếp tục giữ vững thị trường này... điều này thực sự quan trọng đối với an ninh quốc gia, khí hậu và sự độc lập về năng lượng của chúng ta".
Trong khi Mỹ và các đồng minh EU đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với dầu khí của Nga do xung đột ở Ukraine, nhưng việc bán nhiên liệu hạt nhân của Nga vẫn hợp pháp và không bị trừng phạt. Hiện tại, có rất ít nguồn cung cấp thay thế cho các nhà máy điện của Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, vấn đề chính trị xung quanh việc mua uranium của Nga đã buộc nhiều nhà nhập khẩu phải tìm kiếm nguồn cung cấp thay thế, FT đưa tin, trích dẫn các nguồn tin trong ngành.
"Ngành của chúng tôi cần rời khỏi Nga, nhưng cần phải có điều gì đó để thay thế. Chúng tôi thực sự cần tăng công suất ở chuỗi cung ứng" , bà Maria Korsnick, Giám đốc điều hành của Viện Năng lượng Hạt nhân cho biết .
Công ty con của tập đoàn năng lượng hạt nhân khổng lồ Rosatom của Nga, Tenex, hiện là công ty duy nhất trên thế giới cung cấp sản phẩm thương mại Haleu, một loại nhiên liệu mới được sử dụng trong thế hệ lò phản ứng hạt nhân nhỏ hơn và hiệu quả hơn.
Nga sở hữu khoảng 50% cơ sở hạ tầng làm giàu uranium của thế giới. Quốc gia này tiếp tục là nhà cung cấp chính các dịch vụ khai thác, chế biến, chuyển đổi và làm giàu uranium cho các nhà máy điện của Mỹ. Theo số liệu của Chính phủ Mỹ, năm ngoái, Washington đã phụ thuộc vào Moscow để có được khoảng 1/4 số uranium đã được làm giàu.
Nga bàn giao nhiên liệu hạt nhân cho Bangladesh Tập đoàn năng lượng hạt nhân Rosatom của Nga đã chính thức bàn giao urani cho chính quyền Bangladesh, để cung cấp nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của nước này đang được Nga xây dựng tại Ruppur, quận Pabna, phía tây đất nước. Nhà máy điện hạt nhân Rooppur. Ảnh: Rosatom Theo đài RT (Nga), tổ máy đầu...