Nỗi đau của những người lớn tuổi bị gia đình bỏ rơi ngày Tết
Giống như ở Việt Nam, các gia đình Malaysia cũng đang quây quần, tụ họp, ăn mừng Tết nguyên đán. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có cơ hội được ở bên những người thân yêu của mình trong ngày đầu năm mới.
Theo Asiaone, TC Lam, cụ ông 91 tuổi, sống trong viện dưỡng lão ở ngoại ô Kuala Lumpur, phải đón Tết cùng với những người bạn già khác khi gia đình không ai liên lạc.
“Tôi muốn về nhà. Khi tôi ở với con trai và vợ, họ chỉ biết mắng mỏ, phàn nàn về tôi. Tôi đã già yếu và quên nhiều thứ nên khiến họ khó chịu. Có một ngày họ bỏ tôi ở nhà và biến mất trong vòng 3 ngày. Sau đó tôi mới biết họ đi du lịch. Không ai nói cho tôi biết và không ai trò chuyện với tôi”, ông Lam buồn bã nói.
Ông đồng ý vào đây nhưng không mong gia đình cắt đứt liên lạc với mình. Vậy nhưng 8 tháng nay, ông không có tin tức gì về họ. Những ngày đầu năm mới, ông cũng không nhận được bất cứ cuộc gọi nào.
Nhiều người già buồn bã khi bị chính những người thân “bỏ rơi”. Ảnh: Asiaone.
Câu chuyện của ông Lam không phải là trường hợp cá biệt ở Malaysia. Các chuyên gia cho biết hiện tượng lạm dụng và bỏ bê người cao tuổi dần trở nên phổ biến tại quốc gia này.
Dù không có số liệu chính thức, các nghiên cứu về chương trình Ngăn chặn bạo hành và lạm dụng người cao tuổi Malaysia cho biết cứ 20 người lại có một người bị lạm dụng ở khu vực nông thôn, tỷ lệ này ở đô thị xấp xỉ 1/10. Lạm dụng tài chính phổ biến nhất ở khu vực nông thôn, trong khi ở thành thị lạm dụng tâm lý phổ biến hơn cả.
Video đang HOT
Richard See, một người đàn ông làm bất động sản, cho biết nhiều người trẻ hiện nay phải lo công việc vì chi phí sinh hoạt quá cao nên họ không có thời gian chăm sóc cho cha mẹ già.
“Chi phí sinh hoạt quá cao, một người làm việc không đủ để trả nợ xe hơi, tiền mua nhà và tiền học cho con cái. Vì vậy, mọi người trong gia đình đều phải làm việc. Nếu bạn giữ cha mẹ lớn tuổi ở nhà, ai có thể chăm sóc họ? Thế nên nhiều đứa con không còn cách nào khác là đưa cha mẹ mình tới những nhà dưỡng lão tốt”, Richard See nói.
Tuy nhiên, See cho biết, có không ít những đứa con cố tình đưa các đấng sinh thành đau ốm, già yếu vào các trung tâm dành cho người già, vì không muốn gánh vác trách nhiệm. “Những trường hợp như thế này chính là dạng bỏ bê, ngược đãi cha mẹ. Đó là một trong những điều đau lòng nhất”, See nói.
Nhiều người già buồn bã khi bị chính những người thân “bỏ rơi”. Ảnh: Asiaone.
Nhu cầu về các cơ sở dưỡng lão ngày càng tăng cao ở Malaysia khi dân số ngày càng già và mọi người ngày càng làm việc nhiều hơn. Dù các cơ sở đã được cải thiện và mở rộng, tổ chức các hoạt động cho người cao tuổi để không bị trầm cảm, các chuyên gia cho biết điều quan trọng nhất vẫn là gia đình cần giữ mối liên hệ với cha mẹ của mình.
“Nhiều người đã bỏ rơi cha mẹ, họ thậm chí còn không đến thăm. Một số người có trình độ học vấn cao, lương cao nhưng họ còn không thèm gọi điện kiểm tra tình hình sức khỏe của cha mẹ. Một cụ bà 98 tuổi mà chúng tôi chăm sóc đều khóc mỗi ngày khi một năm nay không ai trong gia đình gọi cho cụ. Tôi không hiểu tại sao mọi người lại có thể làm như vậy”, một nhân viên trong viện dưỡng lão cho hay.
Theo giadinh.net.vn
Ấm áp bữa cơm gia đình
Mỗi lúc có việc vắng nhà, phải đi công tác xa, điều khiến người ta dễ chạnh lòng nhớ đến vẫn là bữa cơm gia đình. Những bữa cơm đầm ấm yêu thương mà mãi đến hôm nay, khi tuổi đời chồng chất, tôi vẫn chẳng thể quên được...
Bữa cơm gia đình của những ngày đất nước còn bộn bề khó khăn nhưng chẳng hiểu sao vẫn cứ ngon lạ, ngon lùng. Từ cái tươi ngon của mớ cá đồng cho đến vị ngọt bùi của nhúm rau hái vội sau nhà, những sản vật miền quê mà ta có thể bắt gặp ở bất cứ nơi đâu.
Bữa cơm ngon vì có lẽ nhờ thấm đượm công sức của cha trong từng hạt gạo lẫn tình yêu thương và sự quan tâm của mẹ qua đối với từng thành viên trong gia đình. Ừ, thì chỉ có những bữa cơm gia đình qua bàn tay mẹ mới có thể đáp ứng hết khẩu vị và sở thích của từng người: con nít ghét lừa xương, thanh niên thích dòn dai trong khi người có tuổi lại ưa đồ ăn mềm, nấu kỹ. Trời nắng ăn canh rau giải nhiệt, còn mưa thì ăn mắm với khô. Kẻ lạt miệng thì thèm canh chua, người đau yếu thì mong tô cháo giải cảm.
Sự sẻ chia trong gia đình thể hiện ở cái cách mỗi người một tay để bữa cơm được đủ đầy, trọn vẹn. Các chị khéo tay nên được cùng má nấu nướng, bà phụ lặt rau, mấy thằng cu lăng xăng kê bàn, dọn chén...
Bữa cơm gia đình là thời khắc thuận tiện để ông bà, cha mẹ bảo ban con cháu về điều hay lẽ phải trên đời
Bữa cơm gia đình là thời khắc thuận tiện để ông bà, cha mẹ bảo ban con cháu về điều hay lẽ phải trên đời. Từ chuyện lễ phép chào mời nhau cho đến việc kính trên, nhường dưới trong từng lời ăn, tiếng nói. Có miếng ngon phải nhường bớt cho người này, người nọ chứ không thể giành hết một mình. Ăn uống không chỉ để no mà còn là cả một nét văn hóa, một cách cư xử ở đời. Cho nên phải biết "Học ăn học nói, học gói học mở", "Ăn coi nồi, ngồi coi hướng".
Nội tôi vẫn dặn dò gì thì gì nhưng "Trời đánh tránh bữa ăn" cho nên những bữa cơm gia đình không phải là chỗ để la rầy, trách mắng con cái. Nhưng lại là lúc thuận tiện để hỏi han, quan tâm sức khỏe, chuyện làm lụng, học hành...
Cuộc sống đã có nhiều đổi thay, biến chuyển theo thời gian, tuy nhiên những bữa cơm gia đình dường như vẫn giữ nguyên giá trị. Cho dù hàng quán mọc lên khắp nơi, mở cửa thâu đêm suốt sáng nhưng thử hỏi mấy ai có thể quanh năm suốt tháng chỉ toàn cơm hàng cháo chợ mà không thấy nhớ những bữa cơm gia đình ấp áp, yêu thương?
Mỗi người mỗi nơi, mỗi việc tuy nhiên khi cùng nhau họp mặt trong những bữa cơm chung cho thấy sự cố gắng của mỗi thành viên thể hiện trách nhiệm đối với gia đình, với những người thân yêu. Người về sớm, người ở nhà cố dằn cơn đói, nán thêm đôi ba phút để bữa cơm được trọn vẹn hơn. Nói khác hơn, việc chờ đợi nhau trong bữa cơm gia đình không hẳn vì chuyện ăn uống mà còn là mong muốn sẻ chia những phút giây bình yên sau một ngày bôn ba, tất bật bên ngoài.
Bữa cơm còn là dịp nối kết mọi thành viên trong gia đình khi cùng chung tay chuẩn bị. Nêu gương cho con cái về sự quan tâm, chia sẻ từ những chuyện cứ nghĩ nhỏ nhặt nhưng mang nhiều ý nghĩa như coi có ai bị thiếu chén đũa hay không, lấy giúp đồ ăn ở xa và chung tay dọn dẹp sau bữa cơm.
Việc chăm chút và duy trì những bữa cơm gia đình là cách hữu hiệu để giữ lửa hạnh phúc trong mỗi gia đình.
Hơn thế nữa, đây còn là nơi thích hợp để giáo dục con cái về lòng biết ơn. Biết ơn bà mẹ thiên nhiên đã ban tặng những sản vật quý giá cho con người; biết ơn công ơn mẹ cha đã dưỡng nuôi ta khôn lớn. Để thấy rằng ta có được may mắn hơn nhiều người khi không phải chạy ăn từng bữa; để cảm thông, chia sẻ với những mảnh đời hãy còn cơ cực và thiếu thốn...
Trong thực tế, với nhịp sống hối hả của các đô thị, gần như không gia đình nào có thể đều dặn mỗi ngày ba bữa cùng ngồi ăn cơm. Nhưng hoàn toàn có thể thu xếp được một khi chúng ta ý thức được tầm quan trọng, sự gắn kết của bữa cơm gia đình đối với các thành viên. Đôi ba bữa trong tuần nếu có thể hoặc ít ra là những ngày cuối tuần. Đó là chưa kể, với những tiện nghi ngày nay, có lẽ không quá khó để có được những bữa cơm gia đình đầm ấm yêu thương.
Theo thegioitiepthi.vn
Tức giận với câu hỏi "Bao giờ lấy chồng" là vô tình, ích kỷ? Phản ứng tiêu cực với những câu hỏi trong ngày Tết như: "Bao giờ lấy vợ/chồng?", "Lương bao nhiêu?", "Thưởng Tết thế nào?", chứng tỏ bạn thiếu hiểu biết văn hoá Việt, vô tình, ích kỷ. Trong ngày Tết, người Việt thường có thói quen hỏi han công việc, sức khỏe, cuộc sống của nhau. Với những người lớn tuổi ở quê, khi...