Nỗi đau của người mẹ suýt bị con giết để cướp đất
Lích đóng chặt cửa và giữ lấy mẹ mình. Bà Mai liền hỏi: “Mày làm gì, đánh tao hả?”. Lích trả lời một cách lạnh lùng đến tàn nhẫn: “Tôi cho bà chết luôn”.
Chỉ vì tranh chấp mảnh đất hương hỏa mà Nguyễn Văn Lích (30 tuổi, ở xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) đã toan giết mẹ đẻ của mình. Đứng trước vành móng ngựa, Lích cúi gằm mặt, run rẩy lo sợ hội đồng xét xử (HĐXX) không giảm án cho mình. Thỉnh thoảng, hắn lại đưa mắt liếc nhìn mẻ của mình, cũng là người bị hại đang nước mắt như mưa trên khuôn mặt già nua. Có lẽ bà đang khóc thương cho số phận của mình đã sinh ra một nghịch tử và khóc vì thươngồ đứa con trai sẽ phải nhận mức án cao.
Đứa con trai tàn độc
Sinh ra trong một gia đình nghèo có bốn anh chị em, lại là con út nên Nguyễn Văn Lích được mọi người rất cưng chiều. Lích cũng như các anh chị của mình phải bỏ lỡ con đường học hành khi chưa kịp lên cấp hai vì suy nghĩ, nông dân thì học chữ nhiều làm gì, chỉ cần biết đọc, biết viết là được. Hơn nữa vì nhà nghèo nên bố mẹ cũng không có tiền cho Lích đóng học phí.
Nghỉ học, hàng ngày Lích theo mọi người trong gia đình ra đồng làm ruộng. Bước sang tuổi hai mươi lăm, Lích xin gia đình cưới cô gái làm công nhân tại nhà máy gần nhà. Lấy vợ xong, Lích chí thú làm ăn vun vén, rồi hai đứa con lần lượt ra đời. Cuộc sống của Lích cứ thế êm đềm trôi qua.
Thế nhưng, hạnh phúc đó dần dần thay thế bằng nỗi đau. Mọi việc bắt đầu từ ngày bố của Lích qua đời. Lích sợ mảnh đất hương hỏa của cha để lại sau này có thể mình sẽ không được hưởng. Với ý nghĩ này, Lích yêu cầu bà Mai, mẹ của mình, phải làm thủ tục chuyển nhượng toàn bộ mảnh đất cho y.
Bà Mai cho rằng, mình còn sống, vả lại đây là đất hương hỏa, không nên cho riêng một người con nào. Mặc dù không làm giấy chuyển nhượng nhưng sau này chắc chắn đất và nhà cũng sẽ để lại cho Lích ở và thờ cúng. Hai mẹ con bất đồng quan điểm cứ thế kéo dài. Thế rồi, mâu thuẫn nảy sinh ngày càng lớn, nội bộ gia đình không giải quyết được. Bà Mai đành gửi đơn lên chính quyền ấp nhờ can thiệp.
Nguyễn Văn Lích tại phiên tòa phúc thẩm.
Hòa giải không thành, niềm tức tối trong Lích đối với mẹ hàng ngày vẫn âm thầm tồn tại. Chính sự tức tối ấy, Lích đã ra tay giết mẹ của mình.
Sáng sớm ngày 14/4/2011, Lích đang ngồi xem ti vi ở nhà trên, bà Mai mới đi chơi nhà hàng xóm về. Bà thấy sợi dây điện kéo dài từ ổ cắm gắn trên cột nhà đến bàn thờ bị vướng từ chiều vẫn chưa được gỡ nên cằn nhằn. Bực mình, Lích miễn cưỡng đến gỡ sợi dây điện ra. Bà Mai đi xuống nhà dưới. Lích ở nhà trên vừa gỡ rối sợi dây điện vừa lầm bầm trong miệng. Tự nhiên, Lích thấy sợi dây điện có nhiều nơi bị tróc vỏ. Trong đầu hắn chợt lóe lên ý nghĩ tàn độc là giết mẹ mình bằng cách ôm bà đẩy vào sợi dây hở cho điện giật. Để thực hiện ý đồ này, Lích lấy dao Thái Lan cắt đoạn dây điện nối lại, để lòi lõi dây đồng ra. Sau đó, hắn cắm vào ổ điện.
Khi chuẩn bị xong bẫy điện, Lích vờ kêu mẹ: “Ai mở cửa tủ lấy hết giấy tờ nhà đất rồi. Tưởng có trộm thật, bà Mai từ dưới bếp chạy lên để kiểm tra. Ngay lập tức, Lích đóng chặt cửa và giữ lấy mẹ mình. Bà Mai liền hỏi: “Mày làm gì, đánh tao hả?”. Lích trả lời một cách lạnh lùng đến tàn nhẫn: “Tôi cho bà chết luôn”.
Bà Mai hô hoán kêu cứu, Lích dùng tay bịt miệng và đẩy mẹ thật mạnh vào phía có đoạn dây điện bị hở. Bị điện giật, bà Mai ngã sấp xuống sàn nhà. Thấy bà Mai vẫn còn kêu cứu, Lích dùng tay trái tóm lấy dây điện nhưng bị giật nên y buông ra và dùng tay phải cầm cán chổi hất dây điện lên người bà Mai làm bà bất tỉnh. Những người hàng xóm nghe được tiếng bà Mai kêu cứu đã chạy sang, lại thấy cửa đóng kín nên lao tới đập cửa. Lích bèn rút dây điện ra và thản nhiên nói: “Mẹ cháu bị điện giật”.
Tại phiên tòa phúc thẩm vừa qua, Lích một mực chối tội, với lý do mình không giết mẹ. Tuy nhiên, trong phiên tòa sơ thẩm, chính Lích đã khai nhận tất cả mọi hành vi của mình. Trước sự ngoan cố của bị cáo, HĐXX đã thẳng thắn: “Tòa nói để cho bị cáo biết, tại tòa hôm nay, mẹ bị cáo đã cố tình khai khác đi, chính là xuất phát từ tấm lòng bao dung của người mẹ nhưng tòa sẽ xem xét, đối chiếu với những lời khai ban đầu và những tình tiết liên quan nên bị cáo cần khai báo thành khẩn”.
Người mẹ khốn khổ
Video đang HOT
Trong giờ nghị án, chúng tôi đã đến trò chuyện với người mẹ khốn khổ này. Bà Mai cho biết, từ lúc nhỏ đến lớn, Lích là một người hiền lành, chưa bao giờ làm đau lòng cha mẹ. Ngay cả khi cưới vợ, dù giữa mẹ và con dâu có xích mích nhưng Lích không bao giờ lên tiếng nói bà nửa lời. Lích không thuốc lá, rượu chè, cà phê, cờ bạc. Cuộc sống trong gia đình nhỏ của Lích luôn tràn ngập tiếng cười.
Trước đây, khi Lích còn ở nhà, bà Mai được các con trai nuôi, nhưng sau khi bị bắt, số tiền lương vợ Lích làm công nhân không đủ nuôi bốn người. Mặc dù đã hơn bảy mươi tuổi, sức đã yếu nhưng hàng ngày bà Mai phải ra đồng kiếm cái ăn. Những tưởng cuộc sống của bà như vậy đã là tận cùng, nhưng chưa hết, cách ngày Lích bị bắt không lâu, vợ Lích bồng hai con cùng với mọi người trong nhà đi thăm gia đình bên ngoại. Trên chuyến đò để đến gia đình ngoại, trời bỗng nổi gió, cơn lũ cuốn về đột ngột, cuốn trôi hầu hết tất cả mọi thứ. Nỗi đau đứa con trai vào tù chưa nguôi thì tin dữ lại dội xuống ngôi nhà tranh nhỏ bé của bà: Con dâu và con gái bà chết do lũ cuốn. Bà ngậm ngùi: “Ngày nhận được tin con dâu và con gái mất, tôi tưởng chừng trời đất đổ sụp xuống. Tôi không nghĩ mình còn sống được đến ngày hôm nay”.
Bà Mai phải gánh chịu nỗi đau chồng chất
Khói hương trên bát nhang của con dâu, con gái vẫn nghi ngút khói thì bà lại phải mang một nỗi lo mới: Cuộc sống của hai đứa cháu nội. Gánh nặng càng đè trĩu trên đôi vai khô héo của bà. Hàng ngày bà phải đi làm mướn cho người ta, ban đêm bà phải khâu vá thêm để kiếm tiền. Tuy nhiên, dù rất cố gắng nhưng thân già cũng không thể đủ khả năng để nuôi một lúc ba miệng ăn. Tuổi đã già, bà kiếm đâu ra việc? Chỉ một vài người tốt bụng thấy thương cho hoàn cảnh của ba bà cháu đã thuê bà rửa chén bát, quét nhà, ra đồng nhổ cỏ với giá tiền ít ỏi.
Cuộc sống của ba bà cháu đã khốn khổ, nỗi đau lại một lần nữa chất chồng. Đứa con gái nhỏ của Lích chưa đến hai tuổi bỗng dưng phát bệnh, không nói được, không đi được. Do quá nghèo, bà cũng không thể đưa cháu đi khám và chữa bệnh. Bà Mai gạt nước mắt nhìn nó bệnh ngày càng nặng mà đành bất lực. Trong cuộc gặp với chúng tôi tại phiên toà phúc thẩm, bà Mai đau khổ không nói được nhiều, chỉ nghẹn ngào đứt quãng: “Tôi đau lòng lắm. Tôi đâu muốn thằng Lích ngồi tù dù nó đã sai với tôi. Tôi không biết phải làm sao nữa. Tôi thì dễ rồi, chết là xong, nhưng còn hai đứa nhỏ…”. Câu nói bỏ lửng của bà khiến cho mọi người dự phiên tòa không khỏi mủi lòng.
Trước tình cảnh ấy và xét thấy những tình tiết, quan điểm luật sư đưa ra cần xem xét lại, hơn nữa lời khai của người mẹ tại phiên tòa lần này có nhiều mâu thuẫn, nên hội đồng xét xử đã quyết định hoãn phiên tòa. Phiên tòa đã được hoãn, bản án về tội giết người vẫn treo lơ lửng trên đầu Nguyễn Văn Lích. Bị cáo bị dẫn ra xe trở lại trại giam. Bà Mai lê bước theo sau nhìn con, nước mắt chạy dài theo những nếp nhăn nơi khóe mắt.
Bà Mai với nỗi đau chồng chất. Trước hành động tàn độc con đối với mình nhưng bà Mai không oán trách. Như HĐXX đoán trước, bà Mai đã thay đổi lời khai của mình. Nếu trong phiên tòa sơ thẩm bà khai rằng, chính Lích đã xô bà vào dây điện thì giờ đây bà lại bác bỏ hoàn toàn. Khi tòa hỏi về những vết tích bị thương thì bà cho rằng: “Con tôi nó đốt nhang kêu tui lên. Tui thấy khói bay nên hoảng hồn kêu cứu rồi tá hỏa té xỉu thôi”. Trước thái độ của bà Mai, HĐXX đành đưa những chứng cứ về việc bà đã bị điện giật chứ không phải bị bỏng do hương. Nghe xong, bà cụ chỉ cúi mặt lặng im.
Theo Nguoiduatin
Mảnh đất thờ tự cắt tình mẫu tử
Đau đáu nhìn đứa con nghịch tử, người mẹ già khọm chối phăng những gì đã xảy ra trước đó. Hơn ai hết, bà cố nén nỗi đau để "nuốt trôi" sự thật, cái sự thật phũ phàng.
Mảnh đất cắt tình mẫu tử
Phiên tòa phúc thẩm xét xử Nguyễn Văn Lích (30 tuổi, ngụ xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) diễn ra vào một ngày cuối năm lạnh ngắt. Không có nhiều người dự khán, phòng xử án chỉ vỏn vẹn mấy người, Lích đứng khom mình trước vành móng ngựa còn người mẹ thấp thỏm sau lưng.
Vị chủ tọa phiên tòa trầm ngâm nhìn Lích rồi nhắc lại nội dung vụ án. Nguyễn Văn Lích là con trai út trong gia đình có 8 anh em.
Cũng vì là con út nên sau khi lập gia đình, Lích ở chung nhà với cha mẹ ruột. Cha mất, Lích tiếp tục ở với mẹ là cụ T.T.M. (76 tuổi).
Cụ M. và con trai trước toà
Cũng từ khi cha mất, Lích đòi mẹ chuyển toàn bộ quyền sở hữu nhà, đất cho mình, cụ M. không chấp nhận nên mẹ con họ nảy sinh mâu thuẫn, người mẹ già trở thành người để Lích tranh chấp quyền thừa kế.
Bất đắc dĩ, câu chuyện không thể giải quyết trong nội bộ gia đình buộc cụ M. phải thưa con ra chính quyền ấp nhờ can thiệp.
Hòa giải không thành, Lích càng đem lòng oán trách mẹ, mâu thuẫn cứ thế âm ỉ trong lòng đứa con trai nhỏ mọn.
Khoảng 6 giờ 15 phút ngày 14/4/2011, khi con trai đang ngồi xem ti vi thì cụ M. bước vào phòng. Thấy sợi dây điện lòng thòng giữa nhà mà con trai vẫn tỉnh bơ nên cụ M. đã la rầy.
Bị mắng, Lích hậm hực đứng dậy gỡ xuống. Phát hiện dây điện có nhiều chỗ bị tróc vỏ làm hở lõi đồng bên trong, trong đầu đứa con trai chợt nảy ra ý nghĩ tày trời: đẩy mẹ vào chỗ hở lõi đồng cho điện giật.
Nghĩ là làm, Lích lấy dao cắt dây điện ra nối lại để cho phần lõi đồng chìa ra nhiều hơn để thực hiện kế hoạch. Nghe con nói lớn "Ai mở cửa tủ lấy hết giấy tờ đất hết rồi", cụ M. liền hốt hoảng chạy vào.
Chưa kịp định thần, đứa con trai bất hiếu đã xô mẹ vào chỗ hở điện. Người mẹ chỉ kịp hét lên vài tiếng thất thanh rồi ngất lịm. Thấy vậy, Lích còn cầm chổi hất sợi dây điện vào người mẹ nhiều hơn.
Nghe tiếng kêu cứu của bà, vợ Lích cùng mấy người hàng xóm lao đến đập vào cánh cửa.
"Mẹ bị điện giật", Lích bình thản trả lời mọi người rồi lẳng lặng bỏ đi. Khi tỉnh lại, người mẹ đau đớn kể lại sự việc và được mọi người đưa đi cấp cứu còn Lích đến công an xã đầu thú.
Xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh Long An tuyên phạt nghịch tử Nguyễn Văn Lích mức án 14 năm tù về tội "giết người".
Bản án vừa tuyên, người mẹ đã lập tức kháng cáo tha thiết xin giảm nhẹ hình phạt cho con, cả Lích cũng làm đơn kháng cáo. Với một người mẹ, có nỗi đau nào hơn thế?
Nỗi đau người mẹ
Tại phiên phúc thẩm, Nguyễn Văn Lích một mực kêu oan. Nhìn con trước vành móng ngựa, đối diện với mức án 14 năm tù, chốc chốc thân mẹ già lại run lên bần bật. Bà mong con thoát tội.
"Theo đơn kháng cáo, bị cáo trình bày kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, hai con còn nhỏ, có mẹ già. Chẳng lẽ bị cáo còn nghĩ đến mẹ nữa sao?", vị chủ tọa gằn giọng.
"Dạ, bị cáo kêu oan ạ. Đơn kháng cáo đó là do người khác viết giùm chứ bị cáo bị oan ạ", Lích ngẩng cái đầu đinh trình bày.
"Tòa nói để cho bị cáo biết, có thể tại tòa hôm nay mẹ bị cáo sẽ khai khác đi xuất phát từ tấm lòng bao dung của người mẹ nhưng Tòa sẽ hỏi, xem xét, đối chiếu với những lời khai ban đầu và những tình tiết liên quan nên bị cáo cần khai báo thành khẩn" - "Nhưng mà bị cáo chỉ kêu mẹ đến bàn thờ cha thắp hương, khấn để cha về chứng kiến bị cáo không ăn ở thất đức thôi chứ bị cáo đâu có làm gì đâu".
"Vậy sao khi mẹ bị cáo được đưa đi cấp cứu, bị cáo không làm gì mà lại đến công an xã đầu thú?" - "Bị cáo được mời lên chứ không có ra đầu thú".
"Tại sao tại những lời khai trước đây, bị cáo khai mình muốn giết mẹ vì mâu thuẫn chuyện đất đai, nhà cửa?" - "Bị cáo khai theo hướng dẫn của điều tra viên, bị cáo bị ép cung", trước những lời khai của Lích, Hội đồng xét xử phải mời người mẹ già tội nghiệp lên thẩm vấn.
"Con tui nó đốt nhang kêu tui lên. Tui thấy khói bay nên hoảng hồn kêu cứu rồi tá hỏa té xỉu thôi". "Thế con bà có nói là "bà muốn sống hay muốn chết" không?". "Nó không có nói gì hết", cụ M. khẳng định rồi lật đật bước về chỗ ngồi.
Đau đáu nhìn đứa con nghịch tử, người mẹ già khọm chối phăng những gì đã xảy ra trước đó. Hơn ai hết, bà cố nén nỗi đau để "nuốt trôi" sự thật, cái sự thật phũ phàng. Không khí phiên tòa như trùng xuống theo ánh nhìn khô cạn, hắt hiu của người mẹ.
"Tôi rất hiểu tình cảm bà dành cho con nhưng tại phiên tòa sơ thẩm bà đã khai rõ ràng "việc tôi bị điện giật là do con tôi dùng dây điện chích vào người tôi, mục đích là giết chết tôi", bà giải thích sao về lời khai này? Ngoài ra, lời khai của một số nhân chứng, người liên quan như vợ Lích, người hàng xóm trước đây đều khẳng định bà bị điện giật...? Người mẹ thinh lặng một hồi rồi lại chối phăng tất cả.
Trước thái độ của người mẹ, vị đại diện Viện kiểm sát buộc lòng phải công bố những thương tích gồm những vết bầm, phỏng ở lòng bàn tay, bàn chân, cổ...là dấu tích của vụ án.
Phát biểu quan điểm bào chữa, vị luật sư cho rằng quá trình giải quyết vụ án đã vi phạm tố tụng, Lích bị truy tố với khung hình phạt có mức án cao nhất lên đến tử hình nhưng không có luật sư tham gia trong quá trình hỏi cung, hiện trường vụ án bị xáo trộn, hơn nữa vào lúc 10 giờ ngày 14/4/2011 là lúc cụ M. đang được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng lại có một lá đơn tố cáo gửi đến cơ quan điều tra nên đề nghị xem xét.
Xét thấy những tình tiết, quan điểm luật sư đưa ra là có cơ sở, hơn nữa lời khai của người mẹ tại phiên tòa lần này có nhiều mâu thuẫn nên Hội đồng xét xử đã tuyên hoãn phiên tòa.
Vụ án chưa khép lại, mức hình phạt vẫn lơ lửng trên đầu đứa con trai nên gương mặt người mẹ già xạm lại.
Thất thểu, mệt nhọc, người mẹ già lê bước giữa người thân, miệng lầm rầm "tui già rồi, con tui nó đi tù thì ngày ra chắc tui cũng đã xanh cỏ", câu nói từ đáy lòng người mẹ nghe sao chát đắng.
Có lẽ, chính vì vậy bà cố gắng bao che cho con, cố gắng che đậy cái sự thật nhói lòng bởi chẳng có người mẹ nào vô cớ tố cáo oan cho con. Hi vọng, những ngày tháng trong tù giúp Lích tỉnh lại để gia đình họ bớt đi một chút nỗi đau trong đoạn kết buồn.
Theo VietNamNet
Tranh chấp đất, ném mẹ vào dây điện để giật đến chết Sáng nay, Tòa phúc thẩm, TANDTC tại TP.HCM đã tạm hoãn phiên xử bị cáo dùng điện giết mẹ xảy ra tại Long An. Trước đó, TAND tỉnh Long An đã tuyên phạt: Nguyễn Văn Lích (30 tuổi, ngụ xã Tân Mỹ, Đức Hòa, Long An) 14 năm tù về tội "giết người" là mẹ ruột - bà Trần Thị Mách (74 tuổi)....