Nỗi đau của người mẹ có con trai bị con dâu sát hại
Gạt đi những giọt nước mắt lăn dài trên má, bà Lê Thị Hồng (SN 1963 thường trú ở phường Long Phước, Thị xã Phước Long, Bình Phước) vẫn chưa hết đau khổ khi kể về cái chết của con trai. Đau đớn hơn, khi hung thủ gây ra cái chết cho con trai bà lại chính là vợ của nạn nhân, con dâu của bà.
Nhìn vào di ảnh thờ của con trai Nguyễn Văn Cường (SN 1984), bà Hồng vẫn chưa thể nào bớt nguôi ngoai khi nỗi đau mất mác quá lớn đã ập xuống gia đình.
Bà kể lại, ngày trước con dâu bà Phan Thị Thùy Trang (SN 1991) và người cháu ruột của bà có tình cảm và sống chung như vợ chồng. Phát hiện Trang có mối quan hệ phức tạp bên ngoài, nên anh họ của Cường chủ động chia tay rồi đi lấy vợ. Vì buồn chán nên Trang mời Cường đi nhậu để vơi đi nỗi buồn.
Sau cuộc nhậu, Trang và anh Cường đã “trút bầu tâm sự” với nhau trong một nhà nghỉ. Biết được chuyện, bà Hồng đã chủ động gặp Trang để phân tích mối quan hệ này là phải chấm dứt. Vì Cường không thể quan hệ tình cảm với người vợ hụt của anh họ được và Trang đã đồng ý nghe lời bà.
Hai vợ chồng Cường – Trang ngày còn mặn nồng.
Nhưng không bao lâu sau, gia đình phát hiện Cường xin tiền để cùng Trang dắt nhau đi một nơi xa sống chung, cho khỏi bị ràng buộc. Chưa biết xử lý như thế nào, thì chuyện “động trời” lại ập đến.
Video đang HOT
Vào năm 2007, Trang đến nhà thông báo là mình đã có thai với Cường được ba tháng. Cường cũng thừa nhận đứa con trong bụng chính là giọt máu của mình.
“Một đám cưới bất đắc dĩ đã được tổ chức, bên nhà gái thì tổ chức linh đình, còn phía nhà trai vì quá hổ thẹn nên chỉ đến rước dâu”, bà Hồng nghẹn ngào kể lại.
Vừa cưới về không được bao lâu thì chuyện cãi vã của cặp vợ chồng trẻ này xảy ra như cơm bữa. Thương con nên bà Hồng mua một căn nhà nhỏ để hai đứa ra sống riêng rồi làm lại từ đâu.
Tuy nhiên, có lẽ vì không thể vượt qua sự đàm tiếu của miệng đời và mâu thuẫn của hai người ngày càng căng thẳng nên bi kịch đau lòng đã xảy ra.
Khoảng giữa tháng 12/2009, Trang bồng con về nhà ngoại gửi. Đến khi trở về nhà thấy anh Cường đang ngồi trò chuyện với mấy người bạn đến nhà chơi.
Thấy vậy, Trang lớn tiếng “chỉ biết suốt ngày ăn nhậu, không chịu san đất nên rác ngập lên tận đầu”. Sợ mất mặt trước bạn bè, Cường quát lại: “còn mày thì suốt ngày cũng lo ăn nhậu, áo quần con thay ra ba bốn ngày không giặt”.
Cuộc “khẩu chiến” xảy ra. Vì quá nóng giận, Cường cầm ca nước bằng nhựa ném vào người Trang. Không phải tay vừa, Trang cầm bàn chải giặt đồ chống trả…Thấy vậy, anh Huỳnh Văn Thanh Viễn (SN 1987) lao vào can ngăn.
Viễn vừa hòa giải xong, thì bất ngờ Cường túm đầu đánh Trang. Quyết không chịu thua, Trang chụp con dao Thái Lan giơ lên thách thức “ông đánh nữa là tôi đâm”.
Tưởng vợ chỉ dọa nên Cường lao vào. Thế là hai nhát dao từ tay của Trang vung lên đã đâm trúng Cường ở vai và bụng,. Anh Cường đã tử vong trên đường đi cấp cứu.
Theo kết quả khám nghiệm tử thi, Cường chết do tác động tác động bởi vật nhọn vào vùng bụng gây thủng gan, tràn máu ổ bụng, gây mất máu dẫn đến tử vong.
Ngày 9/6/2010, Viện kiểm sát nhân dân Thị xã Phước Long ra quyết định truy tố bị can Trang về tội cố ý gây thương tích theo khoản 3, Điều 104 của Bộ luật hình sự.
Điều mà bà Hồng bức xúc là sau khi giết chồng, Trang bị Công an Thị xã Phước Long bắt tạm giữ vài ngày rồi cho tại ngoại.
“Ngày ra khỏi trại tạm giam tưởng nó đến nhà thắp nén nhang để tạ lỗi với chồng, nhưng không ngờ nó còn cặp với người yêu qua lại trước nhà bấm còi inh ỏi để khiêu khích. Giờ nó tiếp tục mang thai với người khác để trốn tránh sự truy cứu của pháp luật. Tại sao, Trang phạm tội giết người, nhưng Viện kiểm sát Thị xã Phước Long chỉ truy tố về tội cố ý gây thương tích. Vậy thử hỏi công lý nằm ở đâu?”, bà Hồng đau đớn nói.
Theo thông tin từ anh Viễn, nhân chứng trong vụ án giết người này cho biết: “Sau khi can ngăn xong thì tôi quay đi chỗ khác, lúc nhìn lại thì thấy hai đứa lại lao vào nhau. Lúc đó, Trang cầm dao đâm một nhát vào vai của Cường, rồi đâm tiếp nhát thứ 2 vào bụng và Cường gục xuống tại chỗ”.
Hiện bà Hồng đã viết đơn khiếu nại và yêu cầu Công an tỉnh Bình Phước và Viện kiểm sát nhân dân, tòa án phải xét xử đúng người, đúng tội đối với Phan Thị Thùy Trang.
Theo PLVN
Vụ án mẹ hại con đẻ tại Thái Bình: Nỗi đau của người mẹ già
Đã hơn một năm kể từ cái ngày định mệnh ấy, nỗi đau trong lòng người bà, người mẹ tội nghiệp vẫn còn hằn nguyên như vừa mới đây thôi! Nhưng từ sâu thẳm trong trái tim mình, bà hiểu căn nguyên của tội lỗi tày trời ấy.
Chúng tôi tìm về thôn Tân Dân, xã Hoà Bình vào một buổi chiều đầu tháng 6 dưới cái nắng như đổ lửa của mùa hè Bắc Bộ. Dừng chân tại quán nước đầu làng, vừa nhắc đến tên bà Nguyễn Thị Thuận, mẹ đẻ chị Trần Thị Xuyến thì tất cả mọi người, ai nấy đều ái ngại và thương cảm.
Mang trọng bệnh trong người, bà Thuận vẫn cố gắng gượng sống để đợi con.
Buổi sáng định mệnhSáng sớm ngày 3-5-2009, cả xã Hoà Bình, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình bỗng trở nên náo loạn trước sự biến mất đột ngột của ba mẹ con chị Trần Thị Xuyến (vợ anh Nguyễn Minh Chí, trú tại thôn Bổng Thôn).
Nhớ lại sự việc xảy ra một ngày trước đó, khi vợ chồng anh Chí xảy ra cãi vã, chị Xuyến đã tuyên bố sẽ tìm đến cái chết thì cả gia đình mới tá hoả, bổ nhào đi tìm. Gần 8g sáng, mọi người phát hiện thấy chị Xuyến đang nằm ngửa cạnh đám bèo trên sông Tiên Hưng, chị được đưa vào bờ và được cứu sống. Tiếp tục cuộc tìm kiếm, ai nấy đều chết lặng khi vớt được hai cháu bé con trai chị Xuyến là Nguyễn Văn Minh (9 tuổi) và Nguyễn Minh Chiến (9 tháng tuổi) đã chết vì ngạt nước. Vụ việc sau đó bị khởi tố và đem ra xét xử, Trần Thị Xuyến bị kết án 20 năm tù giam vì tội giết người.
Năm 1979, bà Thuận kết hôn với ông Trần Văn Trường rồi sinh ra Xuyến. Cuộc sống lam lũ cộng với căn bệnh tim của bà đã khiến cho tình cảm của đôi vợ chồng trẻ dần dần rạn nứt. Năm 1983, người chồng bỏ vợ con vào miền Nam xây dựng hạnh phúc với người phụ nữ khác, lúc này Xuyến chưa đầy 3 tuổi.
Năm 1998, Xuyến lên xe hoa về nhà chồng trong niềm hân hoan của bạn bè và cả những giọt nước mắt hạnh phúc ngập tràn của người mẹ tần tảo. Kể lại thời điểm đó, bà Thuận xúc động: "Nhà nghèo nên học hết lớp 7 nó đã phải bỏ học ở nhà đỡ đần mẹ. Cậu ấy (tức anh Chí - PV) theo đuổi cái Xuyến từ năm nó 15 tuổi. Thấy cậu ta yêu con bé nhiệt tình, ông bà bên ấy cũng hiền lành tử tế nên tôi đồng ý cho hai đứa lấy nhau. Cũng là mong cái Xuyến có được chỗ nương tựa trong cuộc sống".
Nguyên nhân do chồng ngoại tình
Những ngày đầu mới cưới nhau, cuộc sống của vợ chồng Xuyến và Chí cũng bình lặng như bao cặp vợ chồng trẻ khác ở xã Hoà Bình này. Họ sắm một cái thuyền nhỏ, vài chục cái te, rồi lưới, rồi vó... Hằng ngày hai vợ chồng ra đồng kéo te, thả lưới bắt cá về bán lấy tiền đong gạo. Anh Chí cũng "đốt" thêm mấy cái lò gạch nhỏ kiếm thêm thu nhập.
Sau ba năm tần tảo, họ tích được một số tiền kha khá, xây được một ngôi nhà mái bằng, sắm bàn ghế, đồ đạc trong nhà. Cuộc sống cứ thế dần khấm khá lên. Rạn nứt chỉ thực sự bắt đầu khi chị Xuyến lên huyện xin làm công nhân cho một cơ sở của Cty May 10 còn anh Chí cũng lên Hà Nội làm việc cho một Cty xây dựng. Cuộc sống vợ chồng xa cách, lại thêm việc lên Hà Nội, anh Chí có điều kiện gặp người yêu cũ nhiều hơn. Biết chuyện, chị Xuyến đã nhiều lần can ngăn nhưng anh Chí nhất định không nghe.
Mọi chuyện lên đến đỉnh điểm khi vào dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5-2009, anh Chí về nhà nhưng sau đợt nghỉ lễ, chị Xuyến một mực không cho chồng lên Hà Nội nữa. Nhớ lại sự việc xảy ra ngày hôm đó, bà Thuận kể: "Chiều ngày 2-5 hai vợ chồng nó dắt nhau về nhà tôi rồi to tiếng vì cái Xuyến bắt thằng Chí phải ở nhà, không được lên Hà Nội làm nữa.
Được một lúc thì hai đứa nó kéo nhau lên nhà bà Sợi (mẹ chồng Xuyến), tôi thấy không yên tâm nên cũng lên theo. Ở đây chúng nó lại cãi nhau tiếp. Thằng Chí tát cái Xuyến một cái rồi đập vỡ tủ kính, cầm quần áo cái Xuyến vứt ra ngoài sân rồi tuyên bố, mẹ con cái Xuyến không có ý nghĩa gì nữa. Sau đó nó lấy xe phóng đi, cái Xuyến thì ôm thằng Hiếu (tức Minh) khóc. Một lúc sau thấy cái Xuyến tuyên bố sẽ tự tử cùng hai đứa bé. Lúc đó tôi nghe thấy nhưng chỉ nghĩ trong lúc giận nó nói vậy thôi chứ sẽ không làm thật.
Lần trước, khi nó định ròng dây điện tự tử, tôi có nói chuyện với nó thì nó bảo nói doạ thế thôi chứ không chết thật đâu mà lo. Ai ngờ lần này nó làm thật...". Sáng 3-5-2009 khi nhận được tin báo chị Xuyến cùng hai đứa cháu tự tử ở cầu Bổng trên sông Tiên Hưng, bà Thuận rụng rời hết chân tay. Ngày 12-8-2009, trong phiên toà sơ thẩm xét xử chị Xuyến tại Toà án nhân dân tỉnh Thái Bình, nhìn cảnh người mẹ già gầy gò, xanh xao như ngất lịm khi vị chủ toạ tuyên án 20 năm tù đối với Trần Thị Xuyến, mọi người tham dự phiên toà không ai kìm được nước mắt. Tội lỗi của Xuyến không ai có thể tha thứ, bản thân bà cũng giận, cũng hận con gái lắm, nhưng từ sâu thẳm trong trái tim người mẹ tội nghiệp ấy vẫn không khỏi thương xót cho đứa con gái tội nghiệp.
Cậy nhờ tình làng nghĩa xóm
Kể từ ngày Xuyến đi trại, bà Thuận mới chỉ một lần đi thăm con. Điều kiện sức khoẻ không cho phép bà có nhiều những chuyến đi xa như thế, dù rằng khoảng cách từ nhà bà đến trại giam của Xuyến chỉ trên dưới 100 km. Cuối tháng 4 vừa rồi, nhờ sự giúp đỡ của một người hàng xóm, bà mới có điều kiện đi thăm Xuyến. "Trông nó dạo này gầy lắm, mặt mũi hốc hác hẳn đi. Mấy anh chị quản giáo ở đấy bảo với tôi là từ ngày vào trại, nó vẫn khóc dữ lắm. Nó bảo chỉ vì thương tôi nên nó mới cố sống, nếu không nó nhất định sẽ "đi theo" hai thằng bé.
Tôi chỉ lo nếu chẳng may tôi "đi" trước ngày nó được ra trại, thì nó cũng chẳng biết về đâu nữa. Rồi sẽ lại lang thang, lại nghĩ quẩn và làm liều lần nữa mất. Từ ngày nó đi tù, gia đình đằng chồng nó cũng cắt đứt hẳn, không thấy hỏi han, thăm nom gì. Họ cũng cắt đứt hẳn với tôi luôn. Bây giờ chỉ có hai mẹ con nương tựa vào nhau mà sống. Tôi thì yếu quá, chẳng biết sống được bao lâu nữa", bà Thuận nói.
Theo bà Thuận, sự bạc bẽo, nhẫn tâm của anh Chí không phải đến tận bây giờ bà Thuận mới nhận ra, mà ngay từ những ngày trước khi Xuyến và Chí kết hôn, viễn cảnh về một cuộc hôn nhân nhiều trắc trở của cô con gái đã có nhiều lúc xẹt qua đầu bà. Bởi ngay từ thời điểm ấy, anh Chí đã có biểu hiện hai lòng với Xuyến. "Cậu ấy sang cầu hôn con gái tôi từ năm nó 15 tuổi. Cái Xuyến đã đợi chờ suốt 3 năm. Nhưng đến khi hai gia đình bàn đến chuyện cưới xin thì cậu ta định bỏ, không lấy cái Xuyến nhà tôi nữa. Hai gia đình phải nói mãi cậu ta mới đồng ý cưới. Sau này tôi mới biết lúc đó cậu ấy không muốn cưới cái Xuyến là vì đã có người yêu mới trên Hà Nội. Giá như lúc đó tôi tỉnh táo hơn một chút, ngăn đám cưới lại thì có lẽ cái thảm hoạ này đã không xảy ra. Cho dù lúc đó con gái mình mang tiếng đã có một đời chồng cũng được".
Chị Trần Thị My, hàng xóm gần nhà bà Thuận chia sẻ: "Dù Xuyến nó làm điều dại dột nhưng dân làng chúng tôi ai cũng hiểu và thông cảm cho nó. Chồng Xuyến là bạn học ngày xưa với tôi, chuyện cậu ta ngoại tình, có vợ ở Hà Nội thì không phải chỉ có tôi mà gần như người dân nào trong thôn này cũng rõ. Hôm toà xử án, tôi cũng đi dự, khi toà hỏi về chuyện ngoại tình của Chí, cậu ta thừa nhận hết.
Tôi thật không hiểu làm sao anh ta có thể đối xử nhẫn tâm với cái Xuyến như thế được". Chí đương nhiên là... vô tội. Thương cảm cho cảnh côi cút một mình của bà Thuận, chị My và những người dân thôn Tân Dân vẫn thường xuyên thay nhau sang thăm nom, chăm sóc, đỡ đần bà Thuận trong ngôi nhà tình nghĩa mà chính quyền xã Hoà Bình cũng vừa xây xong cho bà.
Theo Pháp Luật XH
Nỗi đau người mẹ và lòng tham vô đáy của đứa con trai Nhìn chiếc xe tù lăn bánh đưa hai kẻ giết người về trại giam, bà già khắc khổ bị liệt một chân khóc nấc lên: "Con hư tại mẹ, từ nhỏ mẹ đã không dạy con biết chữ, biết đạo nghĩa nên mới ra nông nỗi này". Từ tờ mờ sáng, mặc trời nắng chang chang, hàng nghìn người dân tại huyện Nghi...