Nỗi đau của người đàn ông phải cưới chồng mới cho… vợ
Một thời gian ngắn sau “đám cưới kỳ dị”, cô dâu bị chồng mới vì ghen tuông mà đốt chết. Luật pháp chỉ có thể xử lý hành chính, nhưng “luật đời” đã dạy cho những người trong cuộc câu chuyện cay đắng.
Dù còn yêu nhưng anh vẫn cưới chồng cho vợ của mình khi vợ ngoại tình.
Anh Hồng cưới chồng mới cho vợ của mình, khi ấy anh và vợ vẫn đang là vợ chồng, cùng sống với nhau dưới một mái nhà.
Cả phường đã kéo nhau đi xem đám cưới “kỳ dị”, được tổ chức tại khách sạn Duy Tân, một khách sạn có tiếng ở TP. Huế, do anh Lê Văn Hồng (SN 1974, ngụ phường Thủy Biều, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) làm “chủ hôn”. Lạ ở chỗ anh Hồng cưới chồng mới cho vợ của mình, khi ấy anh và vợ vẫn đang là vợ chồng, cùng sống với nhau dưới một mái nhà. Tại đám cưới, anh tặng vợ sợi dây chuyền 5 chỉ vàng cho chị này làm của hồi môn để theo về với chồng mới.
Vợ ngoại tình, chồng cưới luôn người này cho vợ
Anh cưới chồng mới cho vợ của mình, khi ấy anh và vợ vẫn đang là vợ chồng.
Thấy chúng tôi nửa tin nửa ngờ, một người đàn ông quả quyết, anh là bạn thân của anh Hồng. Chính anh là người đi dự đám cưới do anh Hồng tổ chức cho vợ… cưới chồng khác tại khách sạn Duy Tân. Hôm đó khách mời khoảng chừng 300 người. Sau đám cưới, vợ anh Hồng cùng chồng mới vào Sài Gòn sống.
Đỉnh điểm của sự việc chưa dừng lại ở đó. Một thời gian ngắn sau “đám cưới kỳ dị”, cô dâu bị chồng mới vì ghen tuông mà đốt chết. Luật pháp chỉ có thể xử lý hành chính, nhưng “luật đời” đã dạy cho những người trong cuộc câu chuyện cay đắng.
Video đang HOT
Theo lời kể của người đàn ông này, nguyên nhân dẫn đến câu chuyện lạ lùng, bắt đầu từ việc vợ anh Hồng ngoại tình với người đàn ông khác. Nhiều lần chồng khuyên ngăn, nhưng chị này vẫn không “quay đầu”. Với suy nghĩ, yêu một người là phải đem hạnh phúc đến cho người đó, anh Hồng quyết định cưới cho vợ người đàn ông mà cô ta đang thích. Việc làm của anh Hồng bị chính quyền địa phương phạt hành chính.
Không khó để tìm ra nhà anh Hồng, khi hỏi người dân địa phương về người đàn ông cưới chồng mới cho vợ. Câu chuyện lạ kỳ và “nhạy cảm” đến nỗi, đứng trước cửa nhà anh Hồng rồi, nhưng chúng tôi chần chừ mãi, không biết có nên vào hay không. Nhưng cuối cùng, muốn biết đó là sự thật hay chỉ là lời đồn đoán, chúng tôi quyết định bước vào nhà.
Trong nhà chỉ có người đàn ông dáng vẻ phong trần, với gương mặt khá điển trai và… một đống vỏ chai bia ngổn ngang. Anh Hồng không đắn đo gật đầu cái rụp, thừa nhận sự việc mình cưới chồng cho vợ là trăm phần trăm sự thật. Chúng tôi đang “mắt tròn mắt dẹt”, thì anh Hồng chỉ tay về phía di ảnh một người phụ nữ đặt trên bàn thờ nơi góc nhà:
“Chuyện từ năm 2009. Vợ của tui chừ đã lên đó ngồi kia kìa. Hôm qua là sinh nhật bả, nên hôm nay tui tổ chức sinh nhật cho cô ấy, uống vài lon với mấy người bạn thân. Tiệc sinh nhật vừa mới xong”.
Anh Hồng kể tiếp, giọng day dứt: “Đừng nghĩ tui là người đàn ông cao thượng. Tui chẳng cao thượng gì mà chỉ là kẻ đầy tự ái ích kỷ. Cũng vì sự tự ái ích kỷ của tui dẫn đến vợ tui phải chết. Con tui mất mẹ”. Người đàn ông này như đang giãi bày gan ruột với chính mình:
“Tui biết, tui mới là người vợ tui yêu nhất. “Nó” không yêu ai cả, ngoài tui. Nhưng cuộc sống có những điều phức tạp, khó lý giải lắm. Khi biết vợ ngoại tình, tui đã năn nỉ một lần, hai lần rồi ba lần. Sau ba lần năn nỉ không được, tự ái của thằng đàn ông trỗi dậy, nên tui mới có hành động đó (ý nói cưới chồng cho vợ – NV). Khi tui tổ chức cưới cho vợ, vợ chồng tui vẫn chưa ly hôn. Tuy nhiên trước đó, tui và vợ tuy ở cùng nhà, ăn cùng mâm, nhưng không có “đụng chạm” với nhau về thân xác”.
Sau đám cưới, vợ anh Hồng và chồng mới vào Sài Gòn sinh sống. Nhưng chuyện tình của cặp đôi này tan vỡ trong bi kịch. Vợ anh cưới một người đàn ông khác, người chồng thứ ba. Đám cưới chưa đầy nửa tháng, thì người kia vì ghen tuông mà đốt chết vợ anh Hồng. Hay tin, anh bay vào Sài Gòn. Lúc này, vợ cũ anh nằm cấp cứu tại bệnh viện, còn sống nhưng không nói được. Chị vẫn nhận biết được người thân, vẫn nhận biết được người chồng cũ, những giọt nước mắt lăn thay cho lời nói.
Tự trách mình ích kỷ khiến vợ cũ bị đốt chết, con mất mẹ
Hỏi anh Hồng, khi anh tổ chức đám cưới cho vợ, cha mẹ và người thân của anh có tham dự không? Người đàn ông này thoáng trầm ngâm khi cho biết, cha anh đã mất. Mẹ ở xa nên không dự. Các anh chị em anh cũng không đến. Hỏi đứa con (nay đang học lớp bảy) có đến dự đám cưới ba tổ chức cho mẹ? Anh Hồng chỉ cười mà không trả lời.
Nhưng anh xác nhận, có việc anh tặng vợ sợi dây chuyền vàng làm của hồi môn và cho rằng đó là chuyện bình thường. Anh Hồng cũng xác nhận, anh bị cán bộ chính quyền địa phương phạt hành chính vì lý do chưa ly hôn mà có hành vi như vậy là vi phạm chế độ một vợ một chồng.
“Nhưng tui “lý sự” lại, tờ giấy đăng ký kết hôn chẳng nói lên điều gì cả, nếu người ta không còn yêu nhau. Lúc tui tổ chức đám cưới cho vợ, tình cảm tui dành cho cô ấy như một người anh trai dành cho em gái. Vậy anh trai tổ chức đám cưới cho em gái có gì là sai! Vả lại, tui có cưới vợ khác đâu, tui đâu phải là người vi phạm chế độ một vợ một chồng mà đòi phạt tui. Nếu có phạt thì phải phạt người vi phạm chứ!”, anh Hồng cố cãi.
Biết lý sự của người đàn ông này là lý sự…cùn, nhưng chúng tôi cũng không tiện “đôi co”, tranh cãi. Có lẽ bởi chúng tôi “nhìn” thấy, trong sâu thẳm tâm hồn người đàn ông này, một vết thương đau đớn chưa bao giờ liền sẹo. Tình yêu của anh đối với người phụ nữ trong tấm di ảnh kia chưa ngày nào phai nhạt.
Như đọc được suy nghĩ người khác, anh Hồng khẳng định luôn: “Tui chưa bao giờ hết yêu vợ tui. Trước đây yêu. Lúc tổ chức đám cưới cho vợ vẫn yêu. Và bây giờ vẫn vậy. Không bao giờ thay đổi. Giá như tui không tự ái vớ vẩn, không sợ người đời chê thằng đàn ông chịu nhục, thì tui phải hành động khác. Tui phải năn nỉ vợ tui nhiều hơn nữa. Rằng, em hãy nghĩ lại. Anh vẫn luôn mở lòng chờ đợi em. Con chúng ta rất cần mẹ. Hôm nay hết lời thì ngày mai còn lời. Nếu tui kiên trì, năn nỉ miết thì cũng “nước chảy đá mòn”, chắc chắn vợ tui phải nghĩ lại. Như vậy thì sẽ không có việc tui cưới chồng cho vợ. Vợ tui sẽ không chết thảm”.
Suốt câu chuyện, anh Hồng luôn miệng “kết tội” mình ích kỷ, mà không một lời hờn trách người vợ phụ bạc. Dù sau đám cưới “đình đám”, anh Hồng đã làm thủ tục ly hôn rồi lấy vợ khác, sinh thêm một đứa con với người vợ sau, nhưng khi nói về người phụ nữ đã mất, anh cứ “vợ tôi thế này, vợ tôi thế kia”, tịnh không lần nào dùng chữ “vợ cũ”. Và tất cả những kỷ niệm về người vợ cũ đã quá cố, anh đều nhớ rất tỉ mỉ.
Anh kể, vợ anh học hành không đến nơi đến chốn, không có nghề nghiệp ổn định, lại nghiện ma túy, nên gia đình anh không đồng ý. Nhưng cuối cùng, tôn trọng tình yêu của con trai, cha mẹ anh cũng chấp thuận cho cưới.
Thời gian sống với anh Hồng, vợ anh đã dứt được với ma túy. Nhưng khi theo chồng mới vào Sài Gòn, cô ấy làm việc tại một trung tâm cai nghiện, lại “dính” với một người đàn ông đang cai nghiện ở trại. Vậy mới bỏ chồng thứ hai, cưới người đàn ông này, để rồi anh ta ghen tuông, đốt chết.
“Mà cứ như có “điềm” vậy. Trước khi bị đốt mấy hôm, vợ tui đi mua sắm quà cáp để gửi cho người này người nọ, trong đó mua cho con của tui với vợ tui và con của tui với người vợ sau mỗi đứa một mặt tượng dây chuyền vàng giống nhau. Vợ tui mua cho tui một cái áo. Sau này, mẹ cô ấy chuyển cái áo lại cho tui”, anh Hồng kể, giọng ảo não.
Tò mò hỏi, anh đối xử với vợ cũ như vậy, không ngại người vợ đang chung sống với mình ghen sao? Anh Hồng lại “lý sự”: “Tại sao lại đi ghen với một người đã chết?” Rồi bằng giọng da diết, anh cho biết, mình không bao giờ quên ba sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời. Đó là ngày anh và vợ cũ quen nhau, ngày sinh nhật của vợ cũ và ngày cưới của hai người. Cũng chính tình cảm của anh đối với vợ như thế nên anh luôn cho rằng, ngoài anh, vợ anh chẳng yêu ai hết. Chỉ vì cuộc sống có những điều khó lường, đôi khi người ta không thể làm theo ý muốn.
Không biết anh Hồng quá yêu người vợ cũ mà biện minh cho những sai lầm của người phụ nữ đó, hay có uẩn khúc nào anh chưa giãi bày hết? Chỉ biết trong buổi chiều tà hôm ấy, sau mấy lon bia kỷ niệm ngày sinh nhật vợ cũ đã mất, người đàn ông si tình đã không ngần ngại trải lòng rất nhiều điều sâu kín trong tâm can, để lý giải vì sao anh lại có hành động “ngược đời”, đi cưới chồng cho vợ.
Trong di ảnh, người phụ nữ còn trẻ, gương mặt thanh thoát “nhìn” anh Hồng với vẻ buồn buồn. Mà cũng đáng buồn thay. Lẽ ra chị đang hạnh phúc trong căn nhà này với tình cảm ấm áp của chồng con, thì lại lầm đường lạc lối, đến nỗi mất mạng.
Theo PNT
Cậy có học, vợ xem thường cả gia đình chồng
Nói về "Công, dung, ngôn ,hạnh" của người phụ nữ thời nay, tôi xin mạn phép có vài dòng chia sẻ.
Hầu hết cánh đàn ông ai cũng tôn trọng và mơ ước lấy được người vợ có đầy đủ những phẩm chất nêu trên nhưng xem ra rất ít người may mắn tìm được một người bạn trăm năm như thế, dù có chút kén chọn và cất công tìm hiểu khá lâu nhưng vẫn bị lầm. Có thể do đàn ông không có tính đa nghi để thăm dò &'đối tác" kỹ lưỡng, cũng có thể do người phụ nữ ngụy trang khá tốt, biết che giấu những nhược điểm của mình và điều đó chỉ bị phát hiện khi "gạo đã thành cơm", lúc đó cánh đàn ông chúng tôi chỉ còn biết ngậm bồ hòn làm ngọt, chứ hổng lẽ cưới nhau rồi chỉ vì chuyện đó mà ... ly hôn?
Điển hình như trường hợp của tôi, rất kén cá chọn canh, trải qua nhiều mối tình tan hợp, cuối cùng ở ngưỡng tuổi 33 tôi mới gặp một người vừa mắt, cô ấy cũng đã ngoài 30. Vì vậy quen nhau được hơn năm, gia đình cô ấy đã thúc giục chuyện cưới. Nghĩ mình cũng không còn trẻ, tôi đồng ý kết hôn.
Vợ tôi luôn tỏ ra xem thường gia đình chồng và cư xử tệ với những chị em dâu khác.
Vợ tôi xinh và có công việc tốt ở một công ty nước ngoài, điều đó khiến tôi thấy tự hào và coi như cô ấy đã phần nào đáp ứng hai chữ "Công, dung". Bạn bè bảo vợ tôi đẹp nhưng kiêu, còn việc làm thu nhập cao nhưng chỉ dùng để tiêu xài cá nhân chứ không hề đóng góp gì cho gia đình thì không thể gọi là có được công, dung như tôi nghĩ.
Còn ngôn, hạnh ư?
Về hai đức tính này tôi không dám xét đến, bởi vợ tôi thuộc tuýp người nghĩ sao nói vậy, bất cứ chuyện gì không vừa lòng thì cô ấy cứ tung hê ào ào theo suy luận của mình, bất chấp đối phương là ai. Do cậy mình có học, vợ tôi luôn tỏ ra xem thường gia đình chồng và cư xử tệ với những chị em dâu khác trong nhà, vì vậy nên cô không được lòng một ai, và tôi luôn là người "bị mắng vốn" khi vợ mình ăn nói hỗn hào hay có những hành động quá đáng.
Tôi đã nhiều lần góp ý nhưng vợ tôi không hề muốn thay đổi. Cô ấy khăng khăng tuyên bố hùng hồn: "Mấy chuyện đạo hạnh của phụ nữ trong xã hội ngày nay đã lỗi thời rồi, anh đừng đem ra phân tích chi cho mệt lỗ tai. Thời bây giờ phụ nữ còn giỏi hơn cả đàn ông ấy chứ, ai làm được nhiều tiền thì người đó có quyền điều hành mọi chuyện trong nhà. Thùy mị, dịu dàng, đảm đang bếp núc mà không có công việc kiếm ra tiền hoặc là thu nhập thấp sẽ khiến cho gia đình rơi vào cảnh khó khăn, túng quẫn... Như vậy liệu có được xem là hạnh phúc hay không?".
Biết không thể tranh cãi lại vợ, tôi im lặng bỏ đi nhưng trong lòng luôn thấy ấm ức. Tôi muốn được như các anh mình, luôn có vợ chăm chút từng bữa ăn giấc ngủ nên dù cuộc sống của anh chị đơn giản nhưng đầm ấm. Phải chi vợ tôi cũng như các chị dâu, biết quan tâm chồng và biết cư xử tốt với mọi người thì đầu óc tôi sẽ nhẹ nhàng thư thái biết bao!
Theo VNE
Khi tình yêu công sở trở thành mối hận thù Tình công sở lúc còn mặn nồng thì vô cùng lãng mạn, ngọt ngào. Nhưng tới lúc yêu chuyển thành hận thì rắc rối gấp trăm lần các mối tình bình thường khác. Hêt yêu thi bêu riêu nhau Không chiu vê quê theo sư săp đăt cua gia đinh, sau khi ra trương, Ngân phai rât chât vât đê xin viêc. Cuối...