Nỗi đau của người đàn bà cam chịu
Khổ sở đến mấy Huyền cũng cam chịu được để được ở gần và chăm sóc con… (Ảnh minh họa)
Đã bao lần Huyền nuôi ý định quay trở về căn nhà ấy. Đó là nơi chứa chan bao nhiêu kỷ niệm của một thời tuổi trẻ của cô.
Huyền biết giờ đây cô không còn được sở hữu căn nhà ấy, không còn quyền tự do ra vào căn nhà vốn quen thuộc như thời tuổi trẻ Huyền đã trải qua, nhưng trong cô vẫn còn nguyên vẹn những khoảnh khắc thân thuộc của một thời lầm lỡ.
Cô tần ngần dừng bước bên bậu cửa ra vào, ghé mắt ngắm nhìn chiếc giường đôi vợ chồng cô vẫn thường nằm ngủ. Kia là căn bếp chật chội nơi cô vẫn thường chăm chỉ nấu những bữa ăn ngon sốt dẻo cho chồng con. Kia là chiếc tủ quần áo vẫn thường treo đầy những bộ quần áo sạch sẽ do tay Huyền giặt cho bé Thu.
Còn kia là chiếc ghế bé Thu vẫn ngồi tô tranh vẽ. Tất cả vẫn còn y nguyên như những ngày tháng thân thuộc Huyền sống trong căn nhà nhỏ này. Chỉ có một điều khác là chủ nhân căn nhà đã thay thế Huyền bằng một người đàn bà khác. Người đàn bà đó phải nhận trách nhiệm chăm sóc bé Thu như một người giúp việc thực thụ.
Phần thưởng cho “người giúp việc” là quyền sở hữu căn nhà cùng một phần tình cảm của Lâm, chồng Huyền dành cho người đàn bà ấy. Đó là những khoảnh khắc yêu thương như những ngày Huyền được tận hưởng bên Lâm, đó là những cuộc ngao du trên chiếc xe máy đời mới như trước kia Lâm vẫn thường chở hai mẹ con Huyền đi dạo phố mỗi buổi sớm hôm. Mọi việc diễn ra có vẻ ổn thỏa. Thiếu bàn tay chăm sóc của vợ không còn là khó khăn đối với Lâm, bởi xung quanh anh lúc nào cũng có vài ba bóng hồng sẵn sàng phục vụ vô điều kiện.
Lâm hào hoa, lại giàu có, nên đàn bà đến với anh dễ như trở lòng bàn tay. Nhưng cũng chính vì dễ dàng như vậy nên đàn bà dễ đến với anh thì cũng dễ ra đi. Chỉ tội cho con bé Thu chưa kịp thích nghi với cô bồ này của bố đã lại phải làm quen với cô bồ khác. Tất cả họ đều phải phục vụ bố con Lâm như những người giúp việc thực thụ. Nhưng không phải vì thế mà cái Thu sung sướng.
Lâm hào hoa, lại giàu có, nên đàn bà đến với anh dễ như trở lòng bàn tay… (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Trái lại, con bé thấy mình rất khổ tâm. Còn bé nhưng nó đã không cảm nhận được hạnh phúc từ những người tình của bố. Nó chưa diễn tả tâm trạng được bằng lời. Nhưng nó biết khóc. Nó khóc khi hết người tình này đến người tình khác của bố ra vào nhà như đi chợ.
Bố Lâm cùng những tình nhân không biết phải làm sao cho con bé nín. Gặng hỏi mãi cuối cùng cái Thu cũng bật lên mong muốn của nó. Đó là được gặp mẹ, được ở bên mẹ Huyền và ngủ cùng mẹ Huyền. Thật lòng, Lâm không muốn tái diễn những ngày chung sống vợ chồng với mẹ cái Thu, bởi những phút lỡ làng trong đời Lâm đã giết chết tình cảm vợ chồng, Huyền bỏ đi nhưng trong tình huống này thì không ai khác ngoài Huyền có thể làm con bé thôi khóc mếu. Buộc lòng Lâm phải bấm số máy của Huyền để gọi vợ về.
Ở một nơi rất xa căn nhà chứa đầy kỷ niệm u ám ấy, Huyền đã bao ngày đấu tranh tư tưởng xem thử có nên trở về hay không? Nhưng cuối cùng tình mẫu tử đã thắng. Huyền đã quyết định quay trở về căn nhà đối với cô chỉ toàn tội lỗi chỉ vì thương con. Huyền đã đứng bên bậu cửa ra vào rất lâu, ngó qua khe cửa sổ thay vì bật tung cánh cửa để lao vào ôm lấy con.
Cô đã đứng khóc rất lâu, khi nhìn qua khe cửa sổ thấy đứa con dứt ruột đẻ ra của mình phải ngồi một mình trong góc tối ăn một bát cơm lèo tèo mấy sợi thức ăn. Trong lúc đó, Lâm – chồng cô cùng một người phụ nữ khác ngồi đàng hoàng trên bàn ăn với đầy đủ những thức ăn sơn hào hải vị bày chật cả mâm. Huyền bật khóc khi nhìn rõ thân thể cái Thu gầy tọp hẳn đi, mặt quắt lại bằng hai ngón tay chéo, nó ngồi một mình trong bóng tối nhai trệu trạo mấy miếng cơm hôi. Mới có vài tuần xa con mà giờ đây Huyền không nhận ra con bé nữa.
Nghe tiếng thút thít ngoài khe cửa, Lâm đẩy cửa bước ra, thấy Huyền đang đứng khóc. Chờ cho cơn thổn thức bớt nguôi ngoai, Lâm nói với Huyền: “Vào nhà đi”. Như chỉ chờ có thế, Huyền đẩy cửa lao vào ôm chầm lấy bé Thu. Con bé nhìn thấy mẹ về thì mừng hú lên, thôi khóc, nín bặt luôn. Nó ríu rít kể đủ thứ chuyện trong lúc người đàn bà ngồi cùng mâm với bố nó lặng lẽ cúi mặt.
Chờ cho con bé qua cơn xúc động, Lâm thủng thẳng nói: “Cô đã về thì cứ ở lại đây. Còn cô kia không mau mau đóng gói mà về với cố hương, còn ngồi trơ trơ ra đấy!” Huyền bật đứng dậy chặn lời: “Thì anh cứ để cho chị ấy ăn nốt bữa cơm đã. Chẳng gì thì cũng…”
Lâm nhẩy bổ tới bóp mạnh vào yết hầu Huyền: “Thì cũng làm sao! Cô không định nói là bồ bịch của nhau đấy chứ!” Huyền lắc mạnh cố nhoài ra khỏi những ngón tay như gọng kìm siết chặt lấy cổ. Thấy tình thế nguy nan, người phụ nữ lạ mặt chạy vội tới ứng cứu cho Huyền, van xin Lâm nới lỏng vòng tay đang ghì chặt cổ vợ. Không thấy Huyền phản ứng thêm gì nữa, Lâm dần nới lỏng vòng tay, đồng thời la lối buộc người phụ nữ kia phải ra ngay khỏi nhà. Cho đến lúc kịp hoàn hồn mở được mắt ra thì Huyền đã không thấy bóng dáng người phụ nữ kia đâu nữa.
Huyền đã bỏ qua tất cả để tiếp nối những ngày chung sống cùng Lâm. Tất cả là chỉ vì con bé. Huyền chịu đựng tất cả, kể cả đòn roi vũ phu của chồng cũng chỉ là vì con. Bé Thu từ ngày có bàn tay chăm sóc của mẹ trở nên bụ bẫm và vui tươi hơn, không còn những đêm dài con bé ỉ ôi khóc thầm đòi hơi mẹ.
Lâm thì chứng nào vẫn tật ấy, chẳng thay đổi khả dĩ hơn chút nào. Huyền nhẫn nhịn hơn để được chung sống cùng con, những mong sao con gái bớt khổ khi được sống chung cùng bố mẹ đẻ. Cái Thu biết được điều đó. Nó thương mẹ vô cùng nhưng không biết phải làm sao cho mẹ đỡ phải chịu trận đòn roi khi sống chung với bố. Nó chỉ biết động viên mẹ bằng những tâm sự thật lòng: “Cơm mẹ nấu ngon thật! Hơn hẳn cơm canh các cô thường đến đây nấu cho bố con ăn, vừa cứng lại vừa cay, nấu cứ cho ớt vào canh làm con ăn không được”.
Đã không biết bao nhiêu lần Huyền chan nước mắt cùng cơm khi nghe những lời kể rất thật và rất thương tâm đó của con bé. Có lần cầm lòng chẳng đặng, Huyền nói thẳng vào mặt Lâm: “Sau này nếu không sống được với nhau, anh nhớ lấy cô nào đừng cho ớt vào canh làm con bé không ăn được đấy nhé.” Ngay lập tức, một cái tát nảy lửa phang thẳng vào mặt Huyền, kèm theo đó là câu chửi thề Lâm thường dành cho vợ mỗi khi tức khí nổi cơn điên.
Đã rất nhiều lần cô muốn nổi loạn phản ứng lại với Lâm nhưng sợ đòn thù nên lại không dám hé răng nửa lời… (Ảnh minh họa)
Cái Thu thấy mẹ ôm lấy mặt quay quay mấy vòng trước khi ngã sóng xoài ra đất thì khóc thét lên. Trong cơn phẫn chí, Lâm đẩy cả hai mẹ con ra khỏi phòng rồi khóa trái cửa lại ở lì trong đó. Thế là hai mẹ con Huyền có một đêm nằm không màn, không chiếu, không chăn đắp ở trên gác thượng, đành để mặc cho lũ muỗi đói tha hồ “làm thịt” cả hai mẹ con.
Khổ sở đến mấy Huyền cũng cam chịu được để được ở gần và chăm sóc con. Nhưng cái mùi đàn bà xa lạ ám vào da thịt, quần áo Lâm sau mỗi buổi đêm nhậu nhẹt say xỉn trở về nhà làm cô không ăn không ngủ được. Huyền ghê tởm cái mùi pha tạp ô uế ấy. Đã rất nhiều lần cô muốn nổi loạn phản ứng lại với Lâm nhưng sợ đòn thù nên lại không dám hé răng nửa lời.
Thế rồi kế đến là những chuỗi ngày Lâm biến đi mất dạng một cách mờ ám, rồi đột ngột trở về nhà bơ phờ tiều tụy, chẳng còn một chút sinh khí nhiệt huyết nào ngoại trừ những đêm dài Lâm ôm máy điện thoại tâm sự với những người phụ nữ mà Huyền chưa từng bao giờ được biết tới. Nếu Lâm không gọi cho họ, thế nào đêm đó Huyền và con bé Thu cũng mất ngủ bởi những tràng điện thoại kéo dài réo gọi Lâm. Có lần mệt quá Lâm thiếp đi. Huyền buộc lòng phải nhấc máy để rồi thẫn thờ tuyệt vọng bởi những lời da diết đường mật của một người đàn bà nào đó ở đầu dây bên kia dành cho chồng mình.
Và có một lần, Huyền đang đờ đẫn như hóa đá khi nghe điện thoại của Lâm thì Lâm chợt bừng tỉnh. Như một con thú hoang bị mất mồi, Lâm chồm tới một tay cướp lấy điện thoại trong tay vợ, một tay túm tóc Huyền lôi xềnh xệch trên nền nhà. Giọng Lâm rít lên như con thú hoang đang nắm trong tay miếng mồi ngon béo bở: “Cái con đàn bà vô lối kia! Mày không biết mày là ai mà lại dám nghe trộm điện thoại của ông hở?! Cái loại đàn bà bỏ nhà theo giai sao không chết đi cho chồng con nhẹ nợ, lại còn vác cái mặt lăng loàn về trêu ngươi ông hở?!” Rồi lại đấm, lại đá, lại văng tục chửi thề…
Huyền không còn nén chịu thêm được hơn nữa. Không như mọi lần, lần này Huyền không thể tha thứ cho chồng thêm một lần nào nữa. Cô bỏ chạy đi trong đêm mưa, và quay lại vài ngày sau đó với tờ đơn ly dị trong tay.
Theo HPGĐ
Sau 20 năm chung sống... tôi muốn được "đổi gió"
Tôi lại yêu như một cô gái 18...
Tôi được tha thứ sau khi gây ra sai lầm... Nhưng tôi thấy đó không hoàn toàn là "phúc" như ai đó vẫn bảo. Đó là một điều quá ư là nặng nề.
Tôi sống trong một cuộc hôn nhân không như mơ ước. Đã có 2 con, nhà cửa đàng hoàng nhưng tôi vẫn cảm thấy thiếu thốn bởi chồng tôi là người thiếu tế nhị và hay lệch pha với tôi về suy nghĩ, cảm giác. Công việc hàng ngày đòi hỏi tôi phải gặp gỡ, giao tiếp với nhiều người. Nó làm tôi cảm thấy mình trẻ hơn, rộng lớn hơn thế nhưng chồng tôi vẫn là anh kĩ sư cơ khí từ 10 năm về trước.
Cũ, mỏi mệt khiến tôi nảy sinh tham lam là tìm kiếm một người đàn ông thực sự cho tâm hồn mình. Thú thực ban đầu tôi nghĩ mình chỉ là đang tìm kiếm ý tưởng, sự thú vị cho cuộc sống nhạt nhẽo như là định mệnh đã kéo dài của mình. Tôi để cảm xúc trôi đi và gặp được người đối tác. Tôi lại yêu như một cô gái 18... Cái cảm giác tội lỗi với chồng ban đầu cũng len lỏi nhưng rồi cũng nhanh chóng qua đi bởi sự mạnh dạn ở tâm hồn đã bị kìm nén nhiều năm thôi thúc tôi.
Tôi xin chồng cho li dị. Tôi xin đi những chuyến công tác vùng cao để được đi cùng người tôi yêu mến. Chồng giận dữ rồi lo lắng đến bạc cả đầu, hai con tôi thấy cuộc sống gia đình lạ lẫm cũng gạn hỏi tôi gay gắt... Tôi chẳng biết làm sao?
Chuyện đi tìm một người mới cũng chỉ là mưu cầu một hạnh phúc...
Mình đã sống gần 20 năm chẳng phải là mình, cam chịu cũng nhiều, lạc lõng cùng nhiều nhưng nay tìm một đường đi cho cuộc sống mới sao mà khó. Tôi cũng tỉnh táo để nhận ra rằng chuyện với đồng nghiệp kia rồi có thể dừng lại hoặc có lúc lại trở thành cũ kĩ, kìm nén, chán nản... Nhiều lúc tự bảo mình là hãy về bởi chồng giận nhưng nguôi rồi. Anh ấy từng khuyên tôi suy nghĩ lại, bảo hãy quay về...
Thời gian hiện tại trôi đi chậm hơn, đôi khi tôi đã nghĩ rằng "chuyện đi tìm một người mới cũng chỉ là mưu cầu một hạnh phúc mới phù hợp hơn với mình mà thôi".
Nhiều lúc tôi tự đặt câu hỏi "Mình có vui không? Nếu không thì ai đã lấy đi niềm vui đó của mình?". Tôi tự trả lời rằng, tôi vui ít mà tự tôi kìm kẹp tôi thì nhiều. Và đây là lúc tôi cần vươn ra và thay đổi.
Cũng có lúc tâm sự với bạn, bạn bảo rằng tôi có chồng hiền và chỉ có anh "kĩ sư già nua" mới chịu để tôi như vậy. Tôi không biết khi đó là mình được nhận phúc phận hay khổ đau? Bởi tôi có cảm giác, nếu nhận sự tha thứ của chồng mà trở về cuộc sống của tôi cũng khó có được hạnh phúc.
Theo VNN
"Nhắm mắt" để chồng trăng hoa Anh thích thú tìm sự mới lạ bên những người phụ nữ khác... Tôi không thể nhớ nổi có bao nhiêu cô gái nhắn tin lả lơi, mời mọc chồng mình, cũng không nhớ nổi bao nhiêu lần bắt gặp chồng mình đèo người phụ nữ khác tình tứ sau xe... và cũng không ít lần, tôi bắt gặp anh hôn hít, ôm...