Nỗi đau của một người mẹ bị con hắt hủi
Lúc bà đang bóc cho thằng cháu quả trứng gà luộc thì mẹ nó đi làm về nhìn thấy. Mẹ nó lôi cổ nó vào nhà, đánh cho nó một trận ra trò…
Sắp tới, vợ chồng cháu cho hai đứa đi du lịch một tuần, bác có muốn về quê hay đi đâu đó thì đi cho thoải mái.
Nghe tôi nói như vậy, bác giúp việc lặng lẽ quay mặt đi nơi khác rồi bác trả lời bằng cái giọng buồn buồn: Cô chú cứ đi đi, tôi ở nhà trông nhà cho, chứ như tôi bây giờ có nhà cũng như không, có quê cũng chẳng muốn về nữa…
Cả đêm tôi mất ngủ vì những lời chua xót đó. Lòng tôi gợn lên những áy náy vì đã vô tình chạm vào nỗi đau của bác.
Bác là người giúp việc của gia đình tôi hơn gần hai năm nay. Một người phụ nữ gần 60 tuổi, thật thà, chăm chỉ, biết việc và đặc biệt là rất biết cách chăm trẻ con, lại sẵn sàng ở với gia đình tôi đến khi nào tôi không có nhu cầu nữa thì thôi. Có được một người giúp việc như thế phải nói tôi rất yên tâm. Gia đình mà có được một người bà, người mẹ như thế thì còn gì bằng vậy mà bác đã bị hất ra bên lề cuộc sống. Đau lòng hơn khi người làm việc đó lại là đứa con mình rứt ruột đẻ ra. Câu chuyện buồn đó, bác không kể với tôi nhưng tôi biết qua chị bạn đồng nghiệp trong phòng là đồng hương với bác. Chính chị là người đã giới thiệu bác ấy cho tôi.
Chồng mất sớm, bác Q một mình vất vả nuôi cậu con trai khôn lớn, rồi đến tuổi trưởng thành thì lập gia đình cho con. Cuộc sống mẹ góa con côi bao nhiêu năm dường như trở nên ấm cúng hơn khi nhà có thêm con dâu và cháu nội. Bản thân bác Q trước đây là cô giáo dạy mầm non ở xã. Từ ngày về nghỉ hưu, có bao nhiêu thời gian, bao nhiêu yêu thương, bao nhiêu kinh nghiệm chăm sóc nuôi dạy trẻ bác dành chăm sóc thằng cháu đích tôn để bố mẹ nó rảnh tay làm ăn. Kinh tế gia đình nhờ vậy mà trở nên khấm khá. Những tưởng cuộc sống cứ thế thuận buồm xuôi gió nào ngờ mâu thuẫn nảy sinh khi con trai bàn với bác chuyện cắt một phần đất trong vườn bán để lấy tiền đầu tư làm ăn. Một người mẹ như bác dành cả cuộc đời để lo cho còn thì miếng đất nào có tiếc gì nhưng vướng nỗi trước khi chồng mất đã trăn trối với bác rằng: Đây là miếng đất của tổ tiên để lại, là nơi thờ tự nên dù trong hoàn cảnh nào bà cũng không được bán.
Bác đã nói cặn kẽ, ngọn ngành để con trai và con dâu hiểu. Bù lại có bao nhiêu tiền tiết kiệm tích cóp được bác dồn hết đưa cho con làm ăn dù số tiền đó không nhiều. Không đạt được ý định nên con trai và con dâu bác sinh sự. Đầu tiên là những lời nói bóng gió trách móc rồi đến những va chạm và rồi một ngày chúng đòi ăn riêng, ở riêng. Bác đau lòng lắm nhưng không còn cách nào khác. Ngôi nhà có ba người lớn, một đứa trẻ con được ngăn ra làm hai. Một bên là sự vui vẻ, ồn ào của tiếng ti vi, tiếng karaoke, tiếng chúc tụng của những bữa ăn uống, hội họp, tiếng cười nói của con trẻ còn bên này bác thui thủi một mình.
Video đang HOT
Bác ốm, con trai và con dâu tuyệt nhiên không dòm ngó. Không những thế, con dâu bác con tỏ ra khó chịu khi thằng cháu đích tôn mà bác ôm ấp suốt hai năm đầu đời qua lại với bà. Bác đau đớn lắm nhưng tình cảm bà cháu là thứ tình cảm mãnh liệt không gì ngăn được nên thỉnh thoảng bác vẫn lén lút sang chơi với cháu hoặc dấm dúi cho nó cái nọ cái kia. Nhưng rồi một lần, lúc bác đang bóc cho thằng cháu quả trứng gà luộc thì mẹ nó đi làm về nhìn thấy. Mẹ nó lôi cổ nó vào nhà, đánh cho nó một trận ra trò. Chịu không nổi, bác đôi co với con dâu. Từ đó, mẹ nó cấm tiệt thằng bé không được bén mảng sang bà nữa. Có hôm đi chợ mua cái bánh, quả cam… cho cháu, bác đều nhờ hàng xóm mang sang. Cháu nhìn thấy bà muốn chạy đến nhưng thấy mẹ lừ mắt nên thôi. Cách nhau có một bức tường mà như cách xa ngàn cây số. Nhiều khi muốn bế bồng, cưng nựng cháu lắm nhưng bác phải kìm nén vì không muốn vì mình mà cháu phải khổ.
Có lương hưu đủ sống nhưng bác đành khóa cửa nhà để đi giúp việc. Nhiều lần, tôi vô tình bắt gặp bác ngắm nghía tấm hình bé xíu của thằng cháu đích tôn rồi rơm rớm nước mắt. Nhiều lần nhìn thấy bác ôm hôn con tôi, chồng tôi không thích, bố mẹ chồng tôi lo sợ những điều xa xôi nhưng tôi gạt đi. Vì tối biết không giống như nhiều người khác, bác ấy đi giúp việc không phải vì tiền mà muốn có được cái cảm giác của gia đình, nhất là được gần gũi với trẻ con. Tôi vẫn để cho bác ấy gần gũi, thậm chí cả quấn quýt các con tôi vì tôi biết tình cảm đó là thật lòng và cũng để xoa dịu nỗi đau của một người mẹ, người bà khi bị tước đoạt đi những tình cảm thiêng liêng.
Tôi đã bàn với chồng để bác đi du lịch cùng gia đình chúng tôi. Nhìn khuôn mặt của bác vừa ái ngại vừa sụt sùi khóc vì cảm động, tôi thấy thương bác vô cùng.
Tôi nhớ điều thứ 6 trong 14 điều răn dạy của Phật có ghi: “Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu”. Không biết những đứa con của bác bao giờ mới nhận ra???
Theo ANTD
Đồng tiền bất chính đã tàn phá gia đình tôi
Ngay sau khi tôi bị bắt, con trai lớn của tôi đã bỏ học vì không chịu được áp lực từ phía bạn bè và xã hội bên ngoài. Đó là điều đầu tiên khiến tôi cảm thấy vô cùng ân hận...
LTS: Lưu Như Hòa là một trong những phạm nhân tương đối lớn tuổi đang thi hành án ở Trại giam Thủ Đức. Mái tóc bạc trắng, gương mặt đầy nếp nhăn khiến cho ông có vẻ bề ngoài giả hơn tuổi 59 của mình rất nhiều. Giống như nhiều phạm nhân khác có liên quan đến buôn bán ma túy mà tôi từng tiếp xúc, Lưu Như Hòa toát lên một vẻ điềm đạm và cách nói chuyện khá lôi cuốn. Hòa bảo, ông đã đánh đổi quá nhiều chỉ vì một phút giây lầm lỡ. 20 năm là cái án mà Lưu Như Hòa phải nhận khi tham gia mua bán ma túy. Ông nói rằng, chỉ đến khi thấy hết hậu quả xảy ra với không chỉ bản thân mà còn cả với gia đình, nhất là các con mình, ông mới thấm thía cái giá của những đồng tiền bất chính.
Đi gần hết cuộc đời mà vẫn không tránh khỏi lầm lạc
Năm 1989, tôi cùng vợ và cậu con trai mới lên 2 tuổi rời quê hương Hưng Nguyên - Nghệ An vào Madrak - Đắk Lắk lập nghiệp. Ngày rời quê hương đi, hẳn không bao giờ vợ tôi nghĩ rằng chúng tôi lại có ngày hôm nay. Ngày ấy, cả hai vợ chồng chúng tôi đầy niềm tin và hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp nơi vùng kinh tế mới ở mảnh đất cao nguyên nắng gió.
Chúng tôi có một cuộc sống không giàu có nhưng êm đềm và hạnh phúc. Vợ tôi sinh thêm cho tôi 3 đứa con nữa. Gia đình chúng tôi sống nhờ vào công việc chạy xe chở khách của tôi và việc chạy chợ của vợ tôi. Dù không giàu có để hiển vinh quay về quê cha đất tổ, nhưng chúng tôi vẫn có một cuộc sống khá tốt. Những tưởng, tôi sẽ được hưởng năm tháng tuổi già bên vợ và con cháu, nhưng cuộc đời không ai nói hết được chữ ngờ.
Đi gần hết cuộc đời sóng gió, tôi vẫn vấp ngã khi tưởng chừng đã gần tới đích. Chỉ vì ham muốn thay đổi cuộc đời một cách nhanh chóng, tôi đã vi phạm pháp luật và phải trả giá bằng bản án 20 năm tù giam. Tất cả mọi thứ tôi mất gần 20 năm gây dựng tưởng chừng như hoàn toàn sụp đổ, kể cả hình tượng một người cha hiền lành, tốt bụng và đầy trách nhiệm trong mắt con cái.
Không chỉ riêng tôi mà bất kỳ người phạm tội nào đều là gánh nặng không những đối với xã hội mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới gia đình. Tôi bị bắt khi các con tôi còn đang đi học, chưa thể tự kiếm sống được nên toàn bộ gánh nặng kinh tế gia đình dồn lên vai một mình vợ tôi. Không những mất đi một lao động chính trong gia đình, mỗi tháng, cô ấy còn phải bỏ thời gian và dành tiền bạc để thăm nuôi tôi nữa.
Khi mới vào trại, tôi hầu như không ngủ được vì ăn năn, hối hận và trăn trở suy nghĩ. Tôi đang có những thứ tốt đẹp nhưng tôi lại không biết quý trọng điều đó và tự tay mình đánh mất tất cả. Tôi không phải là người quá hoài niệm quá khứ, dù tôi đã lớn tuổi nhưng tôi vẫn có cơ hội để hối cải và làm lại từ đầu bởi điều gì xảy ra thì cũng đã xảy ra rồi, tôi có ân hận cũng không cứu vãn được nữa. Thế nhưng những khả năng bỏ ngỏ có thể xảy đến với gia đình tôi sau khi tôi đi cải tạo là những điều tôi không thể không suy nghĩ.
Ngay sau khi tôi bị bắt, con trai lớn của tôi đã bỏ học vì không chịu được áp lực từ phía bạn bè và xã hội bên ngoài. Đó là điều đầu tiên khiến tôi cảm thấy vô cùng ân hận. 3 đứa con nhỏ chắc cũng vô cùng khó khăn khi phải đối mặt với việc có một ngườii cha tù tội. Đến bây giờ, các con tôi hầu như đã lớn nhưng chẳng có đứa nào được học hành tử tế mà đều bỏ học sớm để đi làm công cho người ta kiếm sống qua ngày thôi. Những khó khăn ấy chưa phải là tất cả, điều khiến tôi sợ hãi nhất đó chính là việc tưởng chừng tôi đã mất các con của mình.
Tôi vẫn may mắn vì các con không sa ngã
Khi tôi bắt đầu đi cải tạo, vợ tôi thường xuyên lên thăm tôi nhưng hiện tại khoảng chừng 4 tháng, cô ấy mới lên thăm tôi một lần do sức khỏe không tốt, bị say xe và điều kiện kinh tế gia đình không lấy gì làm khá giả. Cô ấy năm nay mới 49 tuổi nhưng sức khỏe đã khá yếu rồi. Một phần cũng do lỗi của tôi mà ra. Từ khi lấy tôi, cô ấy đã phải trải qua nhiều khó khăn, vất vả nuôi dạy con cái. Khi tôi bị bắt, các con tôi đều còn đi học, họ hàng lại ở xa nên không ai giúp đỡ được gì cho chúng tôi cả về vật chất và chỗ dựa tinh thần. Cô ấy một tay vừa nuôi con, vừa thăm nuôi chồng hết sức cực khổ.
Thời gian đầu, cô ấy lên thăm tôi một mình mà không có các con đi cùng. Là người nhạy cảm, tôi biết rằng các con vẫn chưa chấp nhận được việc tôi dính vào vòng lao lý. Nhìn vào việc con cả tôi phải bỏ học là tôi đoán hết ra được những điều đó. Điều tôi lo sợ nhất cuối cùng cũng đã xảy đến. Sợ con không chấp nhận mình thì ít mà sợ con không chịu được áp lực mà sa ngã thì nhiều. Tôi cũng từng chứng kiến không ít đứa trẻ ngoan ngoãn, nhưng khi cha mẹ xảy ra biến cố mà sinh ra chán chường, sống buông thả và trở nên hư hỏng. Đời tôi sai lầm thôi đã là quá đủ, tôi không muốn các con tôi lặp lại những lỗi lầm ấy.
Có một lần, vợ tôi gửi tiền vào trại giam cho tôi nhưng tôi không nhận được. Khi gọi điện về thì vợ nói là đã gửi rồi. Khi hỏi con trai tôi thì mới tá hỏa phát hiện ra rằng nó chơi lô đề và nợ nần tiền của người ta.
Khi vợ tôi bảo nó mang tiền đi gửi cho tôi thì nó không gửi mà mang đi trả nợ. Cái tin ấy làm tôi hết sức lo lắng. Khi gọi điện nói chuyện với con, tôi không dám mắng mỏ mà chỉ nhẹ nhàng nói con có khó khăn gì thì phải nói ngay với mẹ, đừng để bố mẹ phải lo lắng. Tôi sợ rằng nó chơi với bạn bè xấu, bị bạn kè xui khiến sẽ sa vào những chuyện tệ hơn nữa, như nghiện ngập chẳng hạn. Cũng may các con tôi đều biết nghĩ và thương mẹ nên từ sau đó mọi chuyện dần trở nên tốt đẹp. Tôi cũng không ngần ngại mà nói với con rằng, đời bố đã sai lầm, các con phải lấy đó làm gương mà tránh xa, đừng đi theo vết xe đổ của bố.
Thời gian đầu, các con tôi buồn là chắc chắn rồi. Có người cha như tôi thì làm sao dám mở mày mở mặt ra đường nhìn ai nữa. Hổ thẹn với bạn bè lắm chứ. Nhưng dần về sau, các con tôi đã tha thứ cho tôi và thời gian gần đây cũng có lên thăm tôi. Đấy là điều khiến tôi cảm thấy sung sướng và hạnh phúc nhất.
Hiện nay, các con tôi đều đã trưởng thành. Dù không học hành tử tế nhưng chúng nó đã tìm được những công việc lương thiện để làm. Con trai lớn của tôi đã lập gia đình năm ngoái, hai vợ chồng nó đã sinh con gái được hơn 1 tháng rồi. Tôi rất hạnh phúc vì các con đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất của tuổi mới lớn. Thế nên thời gian gần đây, tôi không còn phải suy nghĩ nhiều nữa mà yên tâm cải tạo thật tốt để được hưởng lượng khoan hồng của nhà nước, sớm về với gia đình.
Tuổi của tôi hiện nay cũng đã lớn, tôi không còn mong muốn gì hơn ngoài việc sớm hết hạn cải tạo để về với gia đình, bù đắp lại những tháng năm tôi đã mất đối với gia đình, nhất là với vợ tôi - người đã lam lũ cả đời, dành mọi thứ cho chồng con, nhất là sau khi tôi bị bắt.
Cha mẹ tôi ở quê đều đã mất cả. Từ khi tôi bị bắt, anh trai, chị gái cũng đã lên thăm tôi khiến tôi được an ủi rất nhiều. Mọi người vẫn còn thương yêu tôi dù tôi đã lầm lạc và khiến cho những người thân phải buồn phiền nhiều. Đó là động lực để tôi cố gắng cải tạo thật tốt bởi bây giờ, tôi không còn điều gì phải lo lắng nữa.
Theo ANTD
Tủi nhục vì bị chồng nói xấu Tôi kết hôn đã được 10 năm và có 2 cháu, 1 trai, 1 gái. Do vợ chồng tôi đều có công việc ổn định nên kinh tế gia đình cũng vững vàng. Đồng nghiệp và bạn bè đều khen tôi chăm chỉ, hoạt bát, đảm đang, biết nuôi dạy con và thu vén gia đình. Nhưng không hiểu sao mỗi khi hai...