Nỗi đau của một người đàn ông phải cưới chồng mới cho… vợ
Một thời gian ngắn sau “đám cưới kỳ dị”, cô dâu bị chồng mới vì ghen tuông mà đốt chết. Luật pháp chỉ có thể xử lý hành chính, nhưng “luật đời” đã dạy cho những người trong cuộc câu chuyện cay đắng.
Anh Hồng cưới chồng mới cho vợ của mình, khi ấy anh và vợ vẫn đang là vợ chồng, cùng sống với nhau dưới một mái nhà.
Cả phường đã kéo nhau đi xem đám cưới “kỳ dị”, được tổ chức tại khách sạn Duy Tân, một khách sạn có tiếng ở TP. Huế, do anh Lê Văn Hồng (SN 1974, ngụ phường Thủy Biều, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) làm “chủ hôn”. Lạ ở chỗ anh Hồng cưới chồng mới cho vợ của mình, khi ấy anh và vợ vẫn đang là vợ chồng, cùng sống với nhau dưới một mái nhà. Tại đám cưới, anh tặng vợ sợi dây chuyền 5 chỉ vàng cho chị này làm của hồi môn để theo về với chồng mới.
Vợ ngoại tình, chồng cưới luôn người này cho vợ
Anh cưới chồng mới cho vợ của mình, khi ấy anh và vợ vẫn đang là vợ chồng.
Thấy chúng tôi nửa tin nửa ngờ, một người đàn ông quả quyết, anh là bạn thân của anh Hồng. Chính anh là người đi dự đám cưới do anh Hồng tổ chức cho vợ… cưới chồng khác tại khách sạn Duy Tân. Hôm đó khách mời khoảng chừng 300 người. Sau đám cưới, vợ anh Hồng cùng chồng mới vào Sài Gòn sống.
Đỉnh điểm của sự việc chưa dừng lại ở đó. Một thời gian ngắn sau “đám cưới kỳ dị”, cô dâu bị chồng mới vì ghen tuông mà đốt chết. Luật pháp chỉ có thể xử lý hành chính, nhưng “luật đời” đã dạy cho những người trong cuộc câu chuyện cay đắng.
Theo lời kể của người đàn ông này, nguyên nhân dẫn đến câu chuyện lạ lùng, bắt đầu từ việc vợ anh Hồng ngoại tình với người đàn ông khác. Nhiều lần chồng khuyên ngăn, nhưng chị này vẫn không “quay đầu”. Với suy nghĩ, yêu một người là phải đem hạnh phúc đến cho người đó, anh Hồng quyết định cưới cho vợ người đàn ông mà cô ta đang thích. Việc làm của anh Hồng bị chính quyền địa phương phạt hành chính.
Không khó để tìm ra nhà anh Hồng, khi hỏi người dân địa phương về người đàn ông cưới chồng mới cho vợ. Câu chuyện lạ kỳ và “nhạy cảm” đến nỗi, đứng trước cửa nhà anh Hồng rồi, nhưng chúng tôi chần chừ mãi, không biết có nên vào hay không. Nhưng cuối cùng, muốn biết đó là sự thật hay chỉ là lời đồn đoán, chúng tôi quyết định bước vào nhà.
Trong nhà chỉ có người đàn ông dáng vẻ phong trần, với gương mặt khá điển trai và… một đống vỏ chai bia ngổn ngang. Anh Hồng không đắn đo gật đầu cái rụp, thừa nhận sự việc mình cưới chồng cho vợ là trăm phần trăm sự thật. Chúng tôi đang “mắt tròn mắt dẹt”, thì anh Hồng chỉ tay về phía di ảnh một người phụ nữ đặt trên bàn thờ nơi góc nhà:
“Chuyện từ năm 2009. Vợ của tui chừ đã lên đó ngồi kia kìa. Hôm qua là sinh nhật bả, nên hôm nay tui tổ chức sinh nhật cho cô ấy, uống vài lon với mấy người bạn thân. Tiệc sinh nhật vừa mới xong”.
Video đang HOT
Anh Hồng kể tiếp, giọng day dứt: “Đừng nghĩ tui là người đàn ông cao thượng. Tui chẳng cao thượng gì mà chỉ là kẻ đầy tự ái ích kỷ. Cũng vì sự tự ái ích kỷ của tui dẫn đến vợ tui phải chết. Con tui mất mẹ”. Người đàn ông này như đang giãi bày gan ruột với chính mình:
“Tui biết, tui mới là người vợ tui yêu nhất. “Nó” không yêu ai cả, ngoài tui. Nhưng cuộc sống có những điều phức tạp, khó lý giải lắm. Khi biết vợ ngoại tình, tui đã năn nỉ một lần, hai lần rồi ba lần. Sau ba lần năn nỉ không được, tự ái của thằng đàn ông trỗi dậy, nên tui mới có hành động đó (ý nói cưới chồng cho vợ – NV). Khi tui tổ chức cưới cho vợ, vợ chồng tui vẫn chưa ly hôn. Tuy nhiên trước đó, tui và vợ tuy ở cùng nhà, ăn cùng mâm, nhưng không có “đụng chạm” với nhau về thân xác”.
Sau đám cưới, vợ anh Hồng và chồng mới vào Sài Gòn sinh sống. Nhưng chuyện tình của cặp đôi này tan vỡ trong bi kịch. Vợ anh cưới một người đàn ông khác, người chồng thứ ba. Đám cưới chưa đầy nửa tháng, thì người kia vì ghen tuông mà đốt chết vợ anh Hồng. Hay tin, anh bay vào Sài Gòn. Lúc này, vợ cũ anh nằm cấp cứu tại bệnh viện, còn sống nhưng không nói được. Chị vẫn nhận biết được người thân, vẫn nhận biết được người chồng cũ, những giọt nước mắt lăn thay cho lời nói.
Tự trách mình ích kỷ khiến vợ cũ bị đốt chết, con mất mẹ
Dù còn yêu nhưng anh vẫn cưới chồng cho vợ của mình khi vợ ngoại tình.
Hỏi anh Hồng, khi anh tổ chức đám cưới cho vợ, cha mẹ và người thân của anh có tham dự không? Người đàn ông này thoáng trầm ngâm khi cho biết, cha anh đã mất. Mẹ ở xa nên không dự. Các anh chị em anh cũng không đến. Hỏi đứa con (nay đang học lớp bảy) có đến dự đám cưới ba tổ chức cho mẹ? Anh Hồng chỉ cười mà không trả lời.
Nhưng anh xác nhận, có việc anh tặng vợ sợi dây chuyền vàng làm của hồi môn và cho rằng đó là chuyện bình thường. Anh Hồng cũng xác nhận, anh bị cán bộ chính quyền địa phương phạt hành chính vì lý do chưa ly hôn mà có hành vi như vậy là vi phạm chế độ một vợ một chồng.
“Nhưng tui “lý sự” lại, tờ giấy đăng ký kết hôn chẳng nói lên điều gì cả, nếu người ta không còn yêu nhau. Lúc tui tổ chức đám cưới cho vợ, tình cảm tui dành cho cô ấy như một người anh trai dành cho em gái. Vậy anh trai tổ chức đám cưới cho em gái có gì là sai! Vả lại, tui có cưới vợ khác đâu, tui đâu phải là người vi phạm chế độ một vợ một chồng mà đòi phạt tui. Nếu có phạt thì phải phạt người vi phạm chứ!”, anh Hồng cố cãi.
Biết lý sự của người đàn ông này là lý sự…cùn, nhưng chúng tôi cũng không tiện “đôi co”, tranh cãi. Có lẽ bởi chúng tôi “nhìn” thấy, trong sâu thẳm tâm hồn người đàn ông này, một vết thương đau đớn chưa bao giờ liền sẹo. Tình yêu của anh đối với người phụ nữ trong tấm di ảnh kia chưa ngày nào phai nhạt.
Như đọc được suy nghĩ người khác, anh Hồng khẳng định luôn: “Tui chưa bao giờ hết yêu vợ tui. Trước đây yêu. Lúc tổ chức đám cưới cho vợ vẫn yêu. Và bây giờ vẫn vậy. Không bao giờ thay đổi. Giá như tui không tự ái vớ vẩn, không sợ người đời chê thằng đàn ông chịu nhục, thì tui phải hành động khác. Tui phải năn nỉ vợ tui nhiều hơn nữa. Rằng, em hãy nghĩ lại. Anh vẫn luôn mở lòng chờ đợi em. Con chúng ta rất cần mẹ. Hôm nay hết lời thì ngày mai còn lời. Nếu tui kiên trì, năn nỉ miết thì cũng “nước chảy đá mòn”, chắc chắn vợ tui phải nghĩ lại. Như vậy thì sẽ không có việc tui cưới chồng cho vợ. Vợ tui sẽ không chết thảm”.
Suốt câu chuyện, anh Hồng luôn miệng “kết tội” mình ích kỷ, mà không một lời hờn trách người vợ phụ bạc. Dù sau đám cưới “đình đám”, anh Hồng đã làm thủ tục ly hôn rồi lấy vợ khác, sinh thêm một đứa con với người vợ sau, nhưng khi nói về người phụ nữ đã mất, anh cứ “vợ tôi thế này, vợ tôi thế kia”, tịnh không lần nào dùng chữ “vợ cũ”. Và tất cả những kỷ niệm về người vợ cũ đã quá cố, anh đều nhớ rất tỉ mỉ.
Anh kể, vợ anh học hành không đến nơi đến chốn, không có nghề nghiệp ổn định, lại nghiện ma túy, nên gia đình anh không đồng ý. Nhưng cuối cùng, tôn trọng tình yêu của con trai, cha mẹ anh cũng chấp thuận cho cưới.
Thời gian sống với anh Hồng, vợ anh đã dứt được với ma túy. Nhưng khi theo chồng mới vào Sài Gòn, cô ấy làm việc tại một trung tâm cai nghiện, lại “dính” với một người đàn ông đang cai nghiện ở trại. Vậy mới bỏ chồng thứ hai, cưới người đàn ông này, để rồi anh ta ghen tuông, đốt chết.
“Mà cứ như có “điềm” vậy. Trước khi bị đốt mấy hôm, vợ tui đi mua sắm quà cáp để gửi cho người này người nọ, trong đó mua cho con của tui với vợ tui và con của tui với người vợ sau mỗi đứa một mặt tượng dây chuyền vàng giống nhau. Vợ tui mua cho tui một cái áo. Sau này, mẹ cô ấy chuyển cái áo lại cho tui”, anh Hồng kể, giọng ảo não.
Tò mò hỏi, anh đối xử với vợ cũ như vậy, không ngại người vợ đang chung sống với mình ghen sao? Anh Hồng lại “lý sự”: “Tại sao lại đi ghen với một người đã chết?” Rồi bằng giọng da diết, anh cho biết, mình không bao giờ quên ba sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời. Đó là ngày anh và vợ cũ quen nhau, ngày sinh nhật của vợ cũ và ngày cưới của hai người. Cũng chính tình cảm của anh đối với vợ như thế nên anh luôn cho rằng, ngoài anh, vợ anh chẳng yêu ai hết. Chỉ vì cuộc sống có những điều khó lường, đôi khi người ta không thể làm theo ý muốn.
Không biết anh Hồng quá yêu người vợ cũ mà biện minh cho những sai lầm của người phụ nữ đó, hay có uẩn khúc nào anh chưa giãi bày hết? Chỉ biết trong buổi chiều tà hôm ấy, sau mấy lon bia kỷ niệm ngày sinh nhật vợ cũ đã mất, người đàn ông si tình đã không ngần ngại trải lòng rất nhiều điều sâu kín trong tâm can, để lý giải vì sao anh lại có hành động “ngược đời”, đi cưới chồng cho vợ.
Trong di ảnh, người phụ nữ còn trẻ, gương mặt thanh thoát “nhìn” anh Hồng với vẻ buồn buồn. Mà cũng đáng buồn thay. Lẽ ra chị đang hạnh phúc trong căn nhà này với tình cảm ấm áp của chồng con, thì lại lầm đường lạc lối, đến nỗi mất mạng.
Theo Afamily
Bỏ chồng thì lấy chồng mới chứ sao
Đàn bà luôn khổ. Mỗi lần nghĩ tới chuyện bỏ chồng là lại lo bao nhiêu chuyện. Nào là thiên hạ sẽ dị nghị thế nào, bố mẹ sẽ nói thế nào, sẽ khổ tâm làm sao.
Bỏ chồng thì lấy chồng mới, cứ nghĩ như vậy thì cuộc sống vô cùng thoải mái. Và biết đâu, khi ta sống với tư tưởng đó thì người làm chồng cũng sẽ sợ mất vợ mà thay đổi. (ảnh minh họa)
Rồi người khác sẽ nhìn mình bằng con mắt khác, mình sẽ không biết đối diện với những lời đồn đại ấy ra sao nữa. Thế nên, có nhiều người, chịu khổ cả đời cũng không dám bỏ chồng. Căn bản, họ cũng luôn lo lắng, bỏ chồng rồi thì sẽ khó lấy chồng khác, rồi con cái khổ sở, không có gia đình, không có đủ cha đủ mẹ. Cuộc đời là vậy, đàn bà lúc nào cũng thế. Họ đã lấy chồng thì luôn muốn giữ trọn hạnh phúc dù rằng hạnh phúc ấy quá mong manh, đa phần họ là người chịu ấm ức.
Cũng chính vì thế mà phụ nữ mới khiến mình bị mệt mỏi, bị chán nản khi sống mãi với người chồng hết yêu. Bây giờ, chuyện ly dị đã không còn là chuyện hiếm như trước kia nữa. Vì người ta sống thoáng hơn, nghĩ khác đi.
Tôi có một bà chị số khổ. Chồng chị ấy vũ phu, đánh đập vợ con suốt ngày. Chồng có tiền cho vợ thì không nói làm gì, chồng cờ bạc, lại không có công việc ổn định. Vợ kiếm được đồng nào thì anh ta mang đi đánh bài bạc hết lại còn về nhà sinh sự. Bao nhiêu lần chị mang bộ mặt tím tái về nhà mà không dám nói với bố mẹ là bị chồng đánh.
Mãi sau này, nhiều lần như thế người ta mới biết, chị bị chồng đánh. Mỗi lần về nhà là vết thâm tím lại nặng hơn nhưng mà chị vẫn cố gắng bao che cho chồng. Chị luôn nghĩ mình là người phụ nữ vốn được nhiều người ngưỡng mộ, ca tụng. Trước đây người ta khen chị đoan chính ngoan hiền lại có một gia đình nề nếp. Thế nên, chị càng khó xử nếu như chị bỏ chồng.
Mãi sau này, nhiều lần như thế người ta mới biết, chị bị chồng đánh. Mỗi lần về nhà là vết thâm tím lại nặng hơn nhưng mà chị vẫn cố gắng bao che cho chồng. (ảnh minh họa)
Chị mệt mỏi vô cùng khi bị chồng đánh, những trận đòn ngày một nhiều hơn. Nhiều lần chị cãi lại chồng rồi lại bị anh ta cho vài trận. Những lúc như thế, chị muốn bỏ chồng vô cùng. Nhưng không hiểu tại sao chị lại không thể làm được. Chị nghĩ, sau này, khi con chị hỏi về chuyện cũ, chị sẽ làm sao?
Bao nhiêu năm, chị không một ngày nào yên ổn. Bao nhiêu năm, chị sống với những trận đòn. Có nhiều người đàn ông từng theo đuổi chị, chị lại nghĩ sao lại không lấy người ta và hối hận vô cùng, nhưng còn làm được gì đây. Chị sợ bỏ chồng sẽ không ai đón nhận chị, rồi chị sẽ nuôi con một mình và cuộc sống như vậy thật vô cùng khó khăn nếu như không có một người đàn ông bên cạnh.
Suy cho cùng, không có chồng là khổ nhưng có một người chồng vũ phu, suốt ngày đánh đập vợ con, cờ bạc rượu chè thì có làm gì. Sao cứ phải vì sĩ diện bản thân mà làm hại mình? Sao cứ phải vì cái đạo lý không thể bỏ chồng, sơ người đời dị nghĩ mà lại cố sống với kẻ đánh đập mình. Thà rằng bỏ chồng, sống tự do tự tại, theo ý mình còn hơn là cứ khổ sở với kẻ không ra gì.
Bỏ chồng, có thể có cơ hội lấy chồng khác nhưng sống với kẻ vũ phu thì cả đời này coi như hủy hoại cuộc sống của mình. Cần thay đổi quan điểm, không nên cổ hủ giữ khư khư cái gọi là mái ấm trong khi nó chẳng hề ấm chút nào.
Tôi cũng từng có những lúc xích mích vợ chồng. Dù rằng bây giờ cuộc sống của tôi cũng có những mâu thuẫn, chưa đến mức phải bỏ nhau nhưng tôi luôn nghĩ, nếu điều xấu nhất xảy đến, tôi có thể bỏ chồng. Tôi dù không giàu có nhưng có công việc ổn định, có thể cố gắng lo cho con cái. Sao lại cứ nghĩ không lấy được chồng mới. Mà nếu không thể thật thì làm mẹ đơn thân có sao không?
Cuộc đời này luôn có sự bù trừ. Nếu ta dám làm thì ta có thể đạt được mục đích. Không dám bỏ chồng cũng là điều không hẳn tốt nhất là với những gia đình gần như không còn chút hạnh phúc nào như chị tôi. Không ai cổ xúy việc ly dị, bỏ chồng bỏ con cả nhưng nếu đến một ngưỡng nào đó, không thể cùng nhau chung sống thì tốt nhất là nên giải thoát cho nhau.
Bỏ chồng thì lấy chồng mới, cứ nghĩ như vậy thì cuộc sống vô cùng thoải mái. Và biết đâu, khi ta sống với tư tưởng đó thì người làm chồng cũng sẽ sợ mất vợ mà thay đổi. Chứ nếu cứ khư khư chuyện giữ chồng thì có thể anh ta lại cho rằng, dù anh ta có làm gì thì vợ cũng không dám bỏ chồng. Thế nên, cuộc sống càng ngày càng khổ, người đàn bà chính là người phải gánh chịu tất cả. Sống khác đi, nghĩ thoáng hơn, đó là tất cả những gì tôi muốn nói với các bạn.
Theo Eva
Cám ơn ngày đó chồng đã bỏ em Chẳng có người phụ nữ nào lại cám ơn chồng đã bỏ mình. Đời ai chẳng mong mình lấy được một người chồng tốt bụng, có trách nhiệm và biết lo lắng cho vợ con. Tôi cũng từng khát khao như vậy, mong muốn lấy được một người chồng hạnh phúc, yêu chiều vợ con. Tôi cũng đã tưởng mình đạt được ước...