Nỗi đau của cả gia đình bị tạt acid
Kẻ gây án đã bị phạt chín năm tù nhưng hậu quả từ acid để lại cho những người bị hại trong gia đình ấy thì không sao xóa mờ được.
Đã ba năm kể từ ngày vụ án kinh hoàng xảy ra nhưng đến nay hậu quả mà acid để lại còn nguyên trên thân thể của bốn người bị hại. Họ là những thành viên trong một gia đình sống tại khu phố 2, phườngTân Biên, TP Biên Hòa (Đồng Nai). Đó là ông Giáp Văn Cường (47 tuổi), hai con gái Giáp Thị Mỹ Trâm (21 tuổi), Giáp Thị Mỹ Trinh (26 tuổi) và anh Hoàng Anh Tuấn (người yêu của Trinh). Chỉ có bà Nguyễn Thị Kim Trang (48 tuổi, vợ ông Cường) may mắn tránh được acid nhưng cũng bị đánh gây thương tích.
Mâu thuẫn nhỏ, hậu quả lớn
Kẻ thủ ác là Lê Văn Hào (51 tuổi) vốn là hàng xóm của gia đình ông Cường. Hai bên tranh chấp một đoạn đường thôn, Hào cho rằng việc ông Cường dựng quán bán tạp hóa chiếm chỗ dừng đỗ xe tải của mình nên hai bên hiềm khích.
Chiều 2-7-2017, Hào điều khiển xe cán vào buồng dừa để trước cửa hàng ông Cường. Thấy vậy, Trinh nhắc nhở nhưng bị Hào ném hai trái dừa trúng người khiến Trinh gãy răng. Trinh báo cho gia đình biết rồi cả nhà cùng anh Tuấn qua gặp Hào nói chuyện.
Thay vì nói chuyện phải trái, Hào về nhà xách theo một can 5 lít chất lỏng, đó là acid. Ai cũng nghĩ đó là xăng và Hào sẽ đốt quán ông Cường nên chạy tới can ngăn. Hào cầm can acid lao về phía Trâm và anh Tuấn định tạt, thấy vậy Trinh đuổi theo ngăn cản, không ngờ bị vấp ngã nên Hào cầm can acid dội lên người. Trinh chịu hậu quả nặng nề nhất, lần lượt là Trâm, anh Tuấn và ông Cường cùng bị bỏng nặng vì acid. Bà Trang bị Hào dùng gậy đánh vào đầu, phải cấp cứu khâu nhiều mũi.
Hậu quả, ông Cường bị bỏng 10% cơ thể, Trâm bị bỏng 13%, anh Tuấn bỏng hơn 30%, bà Trang bị thương. Trinh bị ảnh hưởng nặng nhất, vết bỏng 65% cơ thể, giác mạc bị bỏng sâu nên thị lực chỉ còn 3/10.
Đến nay sự tàn phá của acid để lại trên thân thể mỗi người là nỗi đau dai dẳng từ thể xác đến tinh thần không thể nguôi ngoai.
Chị Giáp Thị Mỹ Trinh xinh xắn trước đây và sau khi bị tạt acid. Ảnh: CÙ HIỀN
Cả gia đình khốn đốn, mặc cảm
“Bố ơi, cứu con, con chết mất” – đó là tiếng Trinh rên la đau đớn suốt quãng đường hơn 50 km trên xe cứu thương từ TP Biên Hòa đến BV Chợ Rẫy (TP.HCM). Một tháng nằm viện, Trinh đã trải qua nhiều lần phẫu thuật kéo da, cắt, ghép da. “Những ngày tháng ấy với em thật sự rất kinh hoàng” – Trinh thẫn thờ nhớ lại.
Bác sĩ cảnh báo nguy cơ bị mù cả hai mắt, rồi đến khi đứng trước gương chỉ thấy mờ mờ hình ảnh của mình thì Trinh mới thực sự thấu hiểu sự tàn phá của acid. Lần đầu tiên Trinh nhờ mẹ chụp giúp bức chân dung của chính mình, ghé sát đôi mắt vào màn hình điện thoại, Trinh thấy một người hoàn toàn xa lạ. “Đó không phải em mà là một khuôn mặt gớm ghiếc. Em buồn lắm, buồn đến nỗi muốn chết đi” – Trinh khóc.
Khi chưa xảy ra biến cố, Trinh là một cô gái xinh xắn ưa nhìn, làm công nhân với thu nhập 8 triệu đồng/tháng. Giờ thì Trinh tự giam mình trong bốn bức tường vì sợ mọi người bỏ chạy khi nhìn thấy mặt. Bị acid phá hủy dung nhan khiến da của Trinh bị cháy, gương mặt trở nên kỳ dị. “Hôm đi lễ nhà thờ, em trùm khăn kín đầu nhưng khi người bên cạnh nhìn thấy, họ giật mình bỏ đi. Sau lần ấy, em không dám bước chân ra khỏi nhà” – Trinh nói.
Trước đây, ngoài thời gian làm việc trong công ty, Trinh còn bán hàng phụ mẹ, giờ thì thành gánh nặng cho cả gia đình. Suy nghĩ tiêu cực ấy nhiều lúc khiến cô chán ghét bản thân, bỏ ăn, không chịu điều trị. Tuy nhiên, khi thấy cha mẹ chăm lo chu đáo cho mình, Trinh lại động viên bản thân phải cố gắng hơn nữa.
Ngoài cha mẹ thì người yêu của Trinh là anh Tuấn vẫn thường qua lại, ở bên cạnh chăm sóc cô những tháng ngày qua. Sau khi mang thương tật vì acid, anh Tuấn phải bỏ việc vì vết bỏng cứ mẩn ngứa mỗi lần bước vào môi trường công ty. Anh xin nghỉ và tìm việc nhiều công ty khác nhưng sức khỏe không đáp ứng được. Cuối cùng anh phải làm công việc giao hàng.
Trâm – cô con gái thứ hai của ông Cường thì bị acid phá hủy phần lưng và cánh tay, may mắn là khuôn mặt không bị ảnh hưởng. Sau khi hồi phục sức khỏe, Trâm xin làm công nhân nhưng bị nhiều công ty từ chối. “Công ty hiện tại em làm có quần áo bảo hộ dài tay nên họ không phát hiện ra vết bỏng nhưng công ty này phải làm ca đêm, vất vả lắm chị ạ” – Trâm nói.
Với ông Cường thì chiều 2-7-2017 là một ký ức ám ảnh không thể nào quên, từng lời gào thét của con khiến ông đau đớn hơn vết thương trên cơ thể mình. Khi Trinh từ bệnh viện về, ông sốc không dám nhìn mặt con. Ông nhớ lại: “Tôi không nhận ra con, bón đồ ăn cho nó đều bị rơi hết ra ngoài vì miệng con bé bị méo xệch, thức ăn không vào được”.
Sau đó, vợ chồng ông Cường quyết định thế chấp ngôi nhà đang ở lấy tiền điều trị cho con. Cuối năm 2017, Trinh được gia đình đưa sang Thái Lan, bác sĩ nói cô phải trải qua năm lần phẫu thuật, tổng chi phí khoảng 1,3 tỉ đồng mới có thể phục hồi khuôn mặt. Toàn bộ tài sản trong nhà đã đội nón ra đi nhưng cũng chỉ đủ cho Trinh thực hiện đến cuộc phẫu thuật thứ ba. Đến nay ông Cường không còn khả năng xoay xở nữa, trong khi số nợ cũ vẫn chưa trả hết…
Bị cáo không có tài sản để bồi thường
Tại phiên xử phúc thẩm ngày 5-10-2018, Hào bị TAND tỉnh Đồng Nai tuyên phạt chín năm tù vì tội cố ý gây thương tích và phải bồi thường cho những người bị hại tổng cộng gần 1,2 tỉ đồng. Gia đình ông Cường gửi đơn đến Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai yêu cầu thi hành nhưng tháng 7-2019, cơ quan này thông báo là sau khi xác minh thấy bị án Hào không có tài sản để bồi thường. Tổng cộng phía bị án Hào mới bồi thường cho gia đình ông Cường được khoảng 100 triệu đồng.
Video đang HOT
CÙ HIỀN
Cô gái mù lòa vì bị tạt axit kết hôn với chàng trai chăm sóc mình
"Chồng là phước lành lớn nhất đến với cuộc đời tôi. Và tình yêu của anh ấy là món quà mà tôi được khám phá mỗi ngày", Pramodini Roul - nạn nhân của vụ tấn công axit - tâm sự.
Đó là năm 2009. Pramodini Roul (tên thường gọi là Rani, đến từ Orissa, Ấn Độ), khi ấy 15 tuổi, bị một binh lính 28 tuổi tạt axit vào người vì từ chối lời cầu hôn của anh ta.
Dù sống sót sau vụ tấn công, Pramodini cảm thấy cuộc đời như rơi xuống vực thẳm. Cô bị mù cả hai mắt. Những vết bỏng nghiêm trọng khiến gương mặt cô biến dạng.
Sau đó là 4 năm dài đằng đẵng Pramodini nằm liệt giường, mọi sinh hoạt đều nhờ vào người mẹ góa bụa.
"Tôi mất cha năm lên 4. Mẹ một mình vất vả nuôi tôi lớn khôn trong căn nhà của chú. Sau cuộc tấn công, dù tôi có dấu hiệu hồi phục, gia đình gần như buông xuôi. Tôi có thể cảm nhận suy nghĩ của họ rằng một người như tôi không còn cơ hội sống tốt", Pramodini nhớ lại.
Gương mặt Pramodini Roul biến dạng hoàn toàn sau vụ tấn công bằng axit.
Cuộc gặp gỡ định mệnh
Năm 2014, Pramodini phải trở lại bệnh viện vì bị nhiễm trùng ở chân. Bác sĩ nói rằng cô không thể đi lại sau ít nhất 6-7 năm nữa. Chính thời điểm khó khăn đó, Saroj Sahoo - vị hôn phu của Pramodini - bước vào cuộc đời cô.
Saroj, từng là nhân viên y tế, là bạn của y tá chăm sóc cho Pramodini ở bệnh viện lúc bấy giờ.
"Tôi gặp cô ấy lần đầu tiên vào tháng 3/2014, khi tới bệnh viện cùng vài người bạn. Lúc đó, tôi chỉ thấy cô ấy từ xa. Mãi đến 1 tháng sau, tôi mới biết về trải nghiệm đau thương của Rani từ mẹ cô ấy", Saroj nhớ lại.
Saroj bị sốc và rất xúc động trước hoàn cảnh của Pramodini. Anh đề nghị giúp đỡ cô trong các buổi vật lý trị liệu. Dần dần, anh trở thành chỗ dựa cả về cảm xúc và tài chính của cô gái bất hạnh.
Saroj lo liệu chi phí điều trị cho Pramodini và bắt đầu dành nhiều thời gian để nói chuyện và động viên cô hướng tới tương lai tươi sáng hơn.
Tình cờ biết về hoàn cảnh bi thương của Pramodini vào năm 2014, Saroj tự nguyện ở bên và chăm sóc cô.
"Anh ấy làm tất cả để tôi có thể đi lại"
"Sự xuất hiện ngày càng nhiều của Saroj bên tôi đã khiến cô bạn y tá của anh ấy khó chịu. Cô ấy, cùng với bác sĩ, đều cho rằng Saroj đang tốn thời gian và nỗ lực vào trường hợp vô vọng như tôi. Cô ấy còn tuyên bố với Saroj rằng anh ấy không bao giờ có thể giúp tôi bước đi", Pramodini nhớ lại.
Lời nói trên không chỉ khiến Saroj tức giận, mà còn khiến anh chấp nhận điều này như một thách thức. Chàng trai quyết tâm giúp Pramodini đi lại trên đôi chân của chính mình càng sớm càng tốt.
Không lâu sau đó, Saroj giấu gia đình bỏ việc và dành gần như cả ngày để giúp Pramodini hồi phục.
"Anh ấy để tôi bước đi trên đôi chân của mình. Anh ấy cõng tôi trên vai. Anh ấy làm tất cả để tôi có thể đi lại lúc đó", Pramodini nghẹn ngào nói.
Trái với dự đoán của bác sĩ, Saroj giúp Pramodini đi lại được chỉ trong 4 tháng. Sau đó, anh tiếp tục khuyến khích cô hướng tới sự hồi phục hoàn toàn. Vào tối muộn hàng ngày, khi những con đường trở nên vắng vẻ, Saroj giúp Pramodini tập đi trong nhiều giờ.
Nhờ nỗ lực không ngừng nghỉ của Saroj, Pramodini trở lại trạng thái bình thường 1 năm sau đó.
Pramodini đi lại được trên đôi chân của mình nhờ nỗ lực không ngừng nghỉ của Saroj.
"Xa cách khiến chúng tôi nhận ra mình cần nhau"
Từ tình bạn thân thiết, tình yêu giữa Saroj và Pramodini sớm nảy nở. Tuy nhiên, họ chỉ nhận ra điều này khi xa cách nhau.
"Tôi rất ý thức về ngoại hình của mình, đến nỗi tôi từng nghĩ mình không xứng với Saroj. Tôi cũng biết gia đình anh ấy không chấp nhận mình. Vì vậy, tôi muốn rời Odisha và tập trung vào sự nghiệp trong thời gian đó", Pramodini kể lại.
Cô nhanh chóng quyết định lên đường đến Delhi để tham gia chiến dịch ngăn chặn các vụ tấn công axit vào năm 2016. Saroj chỉ biết điều này 2 ngày trước khi Pramodini chuẩn bị lên đường
Từ lâu, Saroj đã là chỗ dựa của Pramodini. Từ tháng 3/2014, không một ngày nào anh không ở bên động viên cô. Tin tức này khiến trái tim anh tan nát.
Tại nhà ga, Saroj không ngừng khóc, cố gắng níu chân Pramodini. Nhưng khi nhận được lời khuyên từ anh trai cô gái rằng: "Hãy để Rani tự mình làm điều gì đó", anh đành chấp nhận.
Pramodini sớm bắt đầu công việc tại một quán cà phee ở Agra cùng những nạn nhân bị tấn công axit khác.
"Tôi cảm thấy tự tin hơn sau khi nghe những câu chuyện từ họ. Đó gần như là cuộc sống mới đối với tôi. Nhưng sau tất cả, tôi nhớ Saroj hơn bao giờ hết", cô nói.
Pramodini và Saroj ở bên nhau 5 năm qua.
Trở về Odisha, Saroj dường như quẫn trí khi Pramodini biến mất khỏi cuộc sống hàng ngày. Những ngày trôi qua với anh đều nhạt nhẽo, đêm nào anh cũng mất ngủ. Cuối cùng, Saroj quyết định cầu hôn Pramodini qua điện thoại.
"Nhưng mọi thứ không viên mãn ngay lập tức. Khoảng cách là trở ngại chính của chúng tôi. Sau đó, tôi tập trung vào sự nghiệp của một nhà vận động chống lại các cuộc tấn công axit. Anh ấy cũng quyết tâm thuyết phục gia đình chấp nhận tôi", Pramodini nói.
Pramodini luôn muốn trở về Odisha để làm việc với những người sống sót sau các vụ tấn công bằng axit ở đây. Sau một thời gian, cô tìm cơ hội trở về nhà và đoàn tụ với Saroj.
"Anh ấy là phước lành lớn nhất đến với cuộc đời tôi"
Khi trở về, Pramodini trải qua một cuộc đại phẫu thuật ở mắt, hứa hẹn giúp thị lực trở lại một phần ở một trong hai mắt của cô.
"Người đầu tiên tôi muốn trông thấy là Saroj, cũng là người duy nhất yêu mà không biết tới khuôn mặt cũ của tôi", Pramodini nhớ lại.
Cuộc phẫu thuật được đánh giá là thành công. Tuy nhiên, 2 tháng sau đó, thị lực của cô vẫn chưa trở lại.
"Trên một chuyến bay đến Mumbai để dự hội nghị, phép màu đã xảy ra. Tôi chợt nhận ra mình có thể trông thấy lờ mờ. Và người đầu tiên tôi nhìn thấy chính là Saroj, ngồi bên cạnh tôi", Pramodini xúc động kể.
"Lúc đầu, tôi cứ nghĩ Pramodini đang ngủ mơ khi nói rằng cô ấy có thể nhìn thấy tôi. Nhưng vài phút sau, tôi nhận ra đó là sự thật. Cô ấy có thể nhìn thấy một lần nữa", Saroj chia sẻ với một tiếng cười ngại ngùng.
Một đám cưới đẹp đang ở rất gần Pramodini và Saroj.
Tuy nhiên, theo Pramodini, thị lực của cô đến giờ vẫn chưa thật tốt. Do đó, Saroj luôn hỗ trợ cô trong công việc cũng như cuộc sống.
Sau 5 năm bên nhau, hai người đính hôn vào đúng Ngày Lễ tình nhân năm ngoái. Hiện, họ sống cùng nhau tại quê nhà Bhubaneswar và quản lý chiến dịch chống lại các vụ tấn công axit ở phần Odisha.
Pramodini và Saroj hỗ trợ nhiều nạn nhân của các vụ tấn công bằng axit trong tiểu bang và nhận được nhiều giải thưởng cho nỗ lực đáng khen ngợi của mình.
"Trước đây, mất nhiều thời gian để nạn nhân của vụ án tấn công bằng axit tìm được công lý. Rani và tôi cùng cố gắng bắt kẻ tấn công đứng sau song sắt. Hiện chiến dịch của chúng tôi đảm bảo rằng các nạn nhân có được công lý trong vòng 3 tháng", Saroj nói.
Đầu năm nay, Pramodini và Saroj tiết lộ họ sẽ kết hôn vào tháng 4 này. Tuy nhiên, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, có lẽ họ phải chờ thêm một thời gian nữa mới có thể tổ chức đám cưới.
Trên trang cá nhân mới đây, Pramodini tự hào viết: "Chồng là phước lành lớn nhất đến với cuộc đời tôi. Và tình yêu của anh ấy là món quà mà tôi được khám phá mỗi ngày".
Trong nhiều năm qua, chuyện tình vượt qua mọi khó khăn, định kiến của đôi trẻ truyền cảm hứng cho nhiều người tin vào tình yêu đích thực.
Liên quan đến vụ tạt axit của Pramodini, kẻ tấn công không bị bắt giữ dù nhiều người trong gia đình cô có mặt tại hiện trường. Mẹ Pramodini phải chăm sóc con gái nên không thể theo kiện đến cùng. Vụ án sau đó chìm vào quên lãng từ năm 2012.
Thiên Nhi
Nghị lực của nữ thẩm phán bị tạt axit Thẩm phán Nguyễn Thị Kim Loan bị đương sự tạt axit khiến gương mặt bị hủy hoại, sự nghiệp ảnh hưởng song bà không an phận như thế. Sáng 27 Tết Nguyên đán 2020 (21/1), bà Loan đang tất bật hoàn thành nốt công việc cuối năm thì những dòng tin quen thuộc của Nguyễn Thị Hải (35 tuổi, bị chồng tẩm xăng...