Nỗi đau buồn của người dân quê hương Chủ tịch nước
Sau khi nghe tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, bà con quê hương Ninh Bình đều tỏ ra buồn thương vô cùng, ai cũng cảm thấy đột ngột, hụt hẫng…
Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần vào lúc 10h05 sáng nay.
Mất mát quá lớn
Ông Ngát cho hay: Từ đầu năm 2016 khi ông Trần Đại Quang nhậm chức Chủ tịch nước, ông Ngát và bà con quê hương Ninh Bình ai cũng thấy vui mừng và tự hào, mọi người đều cầu chúc cho người con ưu tú của quê hương luôn mạnh khỏe để giúp dân, giúp nước phát triển. “Nào ngờ bác ra đi nhanh quá, mất mát này đối với chúng tôi là quá lớn”, ông Ngát buồn bã.Đang tất bật thu hoạch lúa trên cánh đồng, khi người nhà ra báo tin buồn Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, ông Tạ Văn Ngát (ở Yên Mô, Ninh Bình) vô cùng bất ngờ. “Mới hôm trước còn thấy bác trên truyền hình, thấy người còn khỏe mạnh, mà nay đã đi rồi. Chúng tôi cảm thấy đau buồn vô cùng”, ông Ngát nói.
Đang thu hoạch lúa ở ruộng của gia đình, nghe con gái ra báo Chủ tịch nước đã mất, bà Mai Thị Hảo (73 tuổi, ở xã Yên Lâm, huyện Yên Mô) không tin, còn mắng con nói gở, nhưng đến khi mọi người cho đọc báo mạng mới giật mình, khóc nức nở. “Đau xót quá, nghe tin mà người tôi như rụng rời, chả muốn làm gì nữa”, bà Hảo chia sẻ.
Video đang HOT
Bà Mai Thị Hảo (ở Yên Mô, Ninh Bình) rất đau buồn khi nghe tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần. Ảnh: Hải Đăng
“Cả đời tôi lần đầu được chứng kiến một người con ưu tú quê hương Ninh Bình lên làm Chủ tịch nước, mà nào ngờ bác ấy lại ra đi nhanh quá. Dù bác đã mất, nhưng tôi và bà con quê nhà vẫn tin đó chỉ là sự mất mát về thể xác, còn tâm hồn, tài, đức của Chủ tịch nước sẽ còn mãi với dân tộc, với người dân Ninh Bình nói riêng và người dân cả nước nói chung”, bà Hảo nói.
Nguời học trò ưu tú
Từng là thầy chủ nhiệm cấp 3 của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, khi nghe tin người học trò của mình từ trần, thầy Lê Kim Toàn (80 tuổi, ở xóm 10, xã Hồi Ninh, huyện Kim Sơn, Ninh Bình) vô cùng đau buồn.
Thầy Lê Kim Toàn (80 tuổi, ở xóm 10, xã Hồi Ninh, huyện Kim Sơn, Ninh Bình) bên một ảnh chụp chung với học trò nhân dịp Chủ tịch nước Trần Đại Quang về thăm trường cũ vào năm 2017. Ảnh: Hải Đăng
Dù đã ở tuổi xưa nay hiếm, nhưng khi nhắc về trò Quang, thầy Toàn tỏ ra rất minh mẫn. “Những năm học cấp 3, anh Quang đã rất chăm học, ngoan, thường hay giúp đỡ các bạn cùng lớp. Trong các giờ thầy, cô dạy, kiểm tra bài, anh Quang rất năng nổ xung phong lên bảng trả bài. Các kiến thức trò Quang hiểu rất sâu nên các bài kiểm tra đều được điểm cao”, thầy Toàn nhớ lại.”Mới giữa tháng 5.2018 anh ấy về thăm, thầy trò bắt tay, trò chuyện vui vẻ lắm. Trò Quang còn hứa là 20.11 tới sẽ về thăm tôi mà giờ đã mất rồi, đau xót quá”, thầy Toàn nhớ lại.
“Trò Quang học rất giỏi và rất ngoan nên được các thầy, cô, bạn bè rất quý mến. Dù sau này học tập xa nhà rồi trưởng thành, giữ nhiều chức vụ quan trọng của đất nước, nhưng anh ấy vẫn rất gần gũi, giản dị, các ngày lễ, Tết còn về thăm sức khỏe, tặng quà cho các thầy, cô cũ”, thầy Toàn nhớ lại.
Theo Danviet
Báo chí quốc tế viết về tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời
Các hãng tin nước ngoài nhấn mạnh vai trò của Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong cuộc họp báo ở Hà Nội ngày 6.9.2017. Ảnh: Reuters.
Sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần ở tuổi 62 vào sáng nay tại Hà Nội, một loạt hãng truyền thông và báo chí nước ngoài đã đưa tin. Các báo dẫn lại thông tin từ truyền thông Việt Nam rằng Chủ tịch nước qua đời lúc 10h05 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau thời gian mắc bệnh hiểm nghèo.
Hãng thông tấn Pháp AFP điểm lại thời gian lãnh đạo của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nhấn mạnh vai trò của ông trong việc đón tiếp các lãnh đạo nước ngoài đến Việt Nam và chủ trì các sự kiện ngoại giao lớn nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
"Ông là gương mặt đại diện của chính quyền Việt Nam tại một loạt các sự kiện cấp cao, đáng chú ý nhất là tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở Đà Nẵng vào tháng 11 năm ngoái, nơi ông đón tiếp một loạt lãnh đạo thế giới, bao gồm Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình", bài báo trên AFP có đoạn viết.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang (phải) đón tiếp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hà Nội tháng 11.2017. Ảnh: Giang Huy.
Hãng thông tấn Mỹ AP nhắc đến những lần xuất hiện trước công chúng cuối cùng của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, bao gồm một cuộc họp của Bộ Chính trị và buổi đón tiếp phái đoàn Trung Quốc hôm 19.9.
Reuters, hãng tin có trụ sở tại London, điểm lại tiểu sử của Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ông sinh năm 1956 tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Ông từng giữ chức Bộ trưởng Công an trước khi được bầu làm Chủ tịch nước tháng 4/2016.
Hầu hết báo lớn trên thế giới như New York Times của Mỹ, DW của Đức, Mainichi Shimbun của Nhật hay Straits Times của Singapore đều đăng lại tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần từ những hãng thông tấn này.
"Chúng tôi rất buồn khi nghe tin Chủ tịch nước đã từ trần", Reuters dẫn lời chia sẻ của Bui Duc Phi, lãnh đạo địa phương tại quê nhà của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Theo Phương Vũ (VnExpress)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời Sau thời gian mắc bệnh hiểm nghèo, Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần lúc 10h05 sáng nay tại Hà Nội. Ông Nguyễn Quốc Triệu - Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết, Chủ tịch nước mất tại bệnh viện Trung ương quân đội 108. Theo thông báo của Ban bảo vệ sức khỏe cán...