Nỗi đau 20 năm của “bà nội khó tính nhất” màn ảnh Việt
Rất nhiều thế hệ khán giả của màn ảnh Việt nhớ gương mặt hiền hậu, mái tóc bạc phơ của “người bà quốc dân” nhưng lại ít người biết tên thật của bà. Bà là Ngọc Thoa- người đóng vai bà nội, bà ngoại nhiều nhất trên màn ảnh.
Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Ngọc Thoa ghi dấu ấn với hình ảnh bà mẹ hiền hậu, tảo tần trên màn ảnh Việt. Ở tuổi 77, nữ nghệ sĩ chọn cách sống tự lập, không phụ thuộc con cái trong ngôi nhà số 50 Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội). Bà gọi đó là chốn về bởi căn nhà lưu giữ kỷ niệm suốt 60 năm của gia đình, nhất là với chồng quá cố – NSƯT Dương Viết Bát.
Gương mặt của NSƯT Ngọc Thoa đã quá quen thuộc với khán giả.
Nhắc đến chồng, giọng bà nghẹn lại, đôi mắt ngân ngấn: “Trời ban cho tôi người bạn đời hết sức tốt. Thời gian đầu ông ấy mất, tôi chỉ muốn chết. Nhưng vì thương con mà cố sống”. Nỗi đau mất chồng xảy đến tròn 20 năm nhưng lời tâm sự nghẹn ngào, khó nên câu của nghệ sĩ như thể mọi chuyện mới diễn ra hôm qua.
Ngày phát hiện chồng mắc bệnh, Ngọc Thoa như chết lặng. Biết thời gian sống của NSƯT Dương Viết Bát chỉ còn tính bằng tháng, bà bỏ toàn bộ lịch quay, vai diễn để ở nhà chuyên tâm săn sóc chồng. Những tháng cuối đời, ông động viên, giục vợ nhanh chóng trở lại công việc khi biết đạo diễn Đỗ Thanh Hải chọn cho bà vai diễn trong Của để dành. Ngọc Thoa mắng chồng: &’Anh buồn cười nhỉ, làm sao em phải đi”. Đến giờ nghĩ lại, bà thấy bản thân quyết định đúng vì chỉ ba tháng sau, NSƯT Dương Viết Bát qua đời.
Nghệ sĩ ưu tú Ngọc Thoa và cháu ngoại.
Ngọc Thoa là người nặng lòng với kỷ niệm. Bà gìn giữ mọi kỷ vật về chồng một cách ngăn nắp, không muốn thay đổi hay làm xáo trộn. Ngọc Thoa không thôi bận lòng với hai tủ sách của chồng bị mọt xông tại nhà cũ. Nhìn tủ sách, bà như thấy lại hình ảnh của ông ngày nào cặm cụi, dành trọn đam mê tìm tòi ý tưởng qua con chữ. Thời sống bao cấp, mỗi lần có cơ hội đi công tác, tích được đồng nào, vợ chồng Ngọc Thoa – Dương Viết Bát lại mua sách. Nhiều người gặp chồng bà thắc mắc: “Người ta mua bàn là, máy khâu, ông mang đống sách này về thì ăn bằng gì”.
Thời trẻ, khi Nhà hát kịch Việt Nam về Hải Phòng công diễn vở kịch “Luba” – vở diễn với sự dàn dựng của nghệ sĩ Liên Xô đã khiến Ngọc Thoa mê mẩn và quyết tâm đi theo con đường nghệ thuật.
Video đang HOT
Nghệ sĩ ưu tú Ngọc Thoa.
Lớn lên ở Thành phố Hải Phòng song bà Thoa lại luôn được giao đảm nhận những vai diễn phụ nữ nông thôn. Khi được hỏi, vì sao có thể làm tất cả công việc nhà nông một cách “ngọt” như thế, bà chỉ cười rồi bảo nhờ thói quen quan sát.
NSƯT Ngọc Thoa là 1 trong số ít nghệ sĩ để lại dấu ấn ở cả ba lĩnh vực: Sân khấu, phim truyện nhựa và phim truyền hình. Với phim truyền hình, bà “lấy lòng” khán giả qua rất nhiều bộ phim: Mẹ chồng tôi, Canh bạc, Thương nhớ đồng quê, Chơi vơi, Tết này ai đến xông nhà, Người cầu may, Mây trắng bay về, Chỉ là giấc mơ, Người đàn bà tóc trắng, Hai phía chân trời…
Thường xuyên vào vai người mẹ, người bà hiền hậu, dịu dàng hết lòng thương con thương cháu song bà Thoa lại tự nhận mình là 1 người mẹ tồi. Bởi, cả cuộc đời bà đã dành rất nhiều thời gian cho nghệ thuật, cho những chuyến công diễn khắp nơi. Bà luôn tự trách mình đã để các con “lớn lên như cây dại” vì không có nhiều thời gian chăm lo cho con.
Nghệ sĩ Ngọc Thoa rất hay được mời vào vai bà nội, bà ngoại của các bộ phim truyền hình.
Bà Thoa có 2 người con gái, cả hai đều phương trưởng dù bà không thường xuyên có mặt bên cạnh để chỉ dạy. Bà vẫn luôn tự cảm thấy may mắn vì dù thiếu bàn tay mẹ, cả 2 cô con gái vẫn được ăn học đầy đủ, lớn lên vẫn có địa vị trong xã hội.
Vài tháng trước, nghệ sĩ mắc bệnh zona thần kinh. Ốm dậy, bà lại bắt tay ngay vào công việc. Gần đây, Ngọc Thoa góp vai trong dự án Tình khúc Bạch Dương. Trên màn ảnh, bà luôn nhận được nhiều sự mến mộ của khán giả bởi gương mặt đôn hậu, hòa nhã.
Với NSƯT Ngọc Thoa, may mắn lớn nhất trong cuộc đời không phải là chuyện bà nổi tiếng ra sao, tham gia nhiều phim như thế nào mà là ở việc bà đã có 1 ông chồng hết lòng thấu hiểu và cảm thông. Biết bà đam mê nghệ thuật, ông không cấm cản, không trách móc. Thậm chí, ông còn sẵn sàng chăm sóc mẹ vợ để bà yên tâm công tác. Chính vì thế, dù ông vắng bóng 20 năm qua, trong tim bà vẫn chưa lúc nào nguôi nỗi nhớ thương về người chồng mà mình rất mực yêu thương và trân trọng.
Theo Danviet
Danh hài Văn Chung qua đời ở tuổi 91
Nghệ sĩ Văn Chung - tên thật là Quách Văn Chung, sinh ngày 21-9-1927 tại Sài Gòn - đã trút hơi thở cuối cùng lúc 23 giờ ngày 22-1 ở Bệnh viện UCI Orange, tiểu bang California, Mỹ; hưởng thọ 91 tuổi.
Danh hài Văn Chung và NS Hồng Loan trong vở "Đời cô Lựu"
Theo thông tin từ các nghệ sĩ Việt Nam tại Mỹ, nghệ sĩ Văn Chung nhập viện nhiều ngày qua do căn bệnh tim khiến ông khó thở.
"Cách đây hơn 10 năm, ông đã phải đặt máy trợ tim trong lồng ngực. Căn bệnh này khiến ông khó di chuyển khi đi lưu diễn xa. Khi gia đình đưa vào cấp cứu, ông vẫn còn tỉnh táo. Dù đang thở oxy nhưng ông vẫn nhận biết khi chúng tôi vào thăm. Sự ra đi của ông là điều mất mát lớn đối với sân khấu cải lương tại hải ngoại" - NSƯT Ngọc Đáng cho biết.
Là kép hát với giọng ca rất mùi, từng có trên 60 năm gắn bó trên sân khấu, nghệ sĩ Văn Chung được xem là một trong những nghệ sĩ hài tiên phong của sân khấu cải lương. Ông chuyển sang diễn hài sau này và đã trở thành danh hài trên sân khấu cải lương với giọng cười đặc trưng rất độc đáo, chuyên thể hiện các tính cách "hám của ngọt", ngang tàng, hống hách trong các vở cải lương nổi tiếng.
Danh hài Văn Chung và các NS Linh Tâm, Cavin Hiệp, Thanh Kim Mỹ
Sự nghiệp nghệ thuật của danh hài Văn Chung được nhắc đến với các vai diễn được ông khắc họa ấn tượng trong các vở: "Tuyệt tình ca", "Tìm lại cuộc đời", "Khách sạn Hào Hoa", "Tiền rừng bạc biển", "Gái bán bar", "Thảm kịch tuổi xanh"...
Năm 1948, nghệ sĩ Văn Chung theo học cổ nhạc với nhạc sĩ Bảy Quới, sau đó được nhạc sĩ Bảy Quới giới thiệu vào Ban Việt Nam cổ nhạc của danh ca Tám Thưa. Giọng hát của ông đã gieo vào lòng khán giả mộ điệu nhiều cảm xúc mỗi khi được phát sóng lên đài. Đặc biệt là sau khi nghệ sĩ Văn Chung thành hôn với nghệ sĩ Thanh Hương - con gái của NSND Năm Châu, được mệnh danh là đệ nhất đào thương - ông càng trở nên nổi tiếng hơn.
Các nghệ sĩ bên giường bệnh của NS Văn Chung tại Mỹ
Nghệ sĩ Văn Chung và nghệ sĩ Thanh Hương được rất nhiều hãng đĩa lúc ấy mời thu thanh những bộ đĩa tuồng cải lương và bài vọng cổ. Thời đó, nghệ sĩ Văn Chung nỗi danh qua bộ đĩa: "Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà" do hãng Pathé thu thanh. Sau này, ông được NSND Năm Châu nhận vào gánh hát Việt Kịch Năm Châu và được diễn các vở tuồng như : "Chiếc ngai cuối mùa", "Đôi cánh hạc vàng", "Tình ghen vương giả", "Gió ngược chiều", "Hàm Lệ thái tử nước Đan Mạch"...
Đến năm 1957, nghệ sĩ Văn Chung gia nhập vào gánh hát Kim Chưởng - Thanh Hương. Cả hai vợ chồng ông nổi danh với vai diễn trong vở tuồng "Nhặt cánh mai vàng" của soạn giả Thu An. Năm 1960, ông và người vợ của mình rời đoàn Kim Chưởng - Thanh Hương, tách ra lập gánh hát Thanh Hương -Văn Chung.
Sau khi hôn nhân với nghệ sĩ Thanh Hương tan vỡ, ông quay trở lại Sài gòn và gia nhập gánh hát Dạ Lý Hương. Tại đây, nghệ sĩ Văn Chung vẫn ca vọng cổ nhưng là vọng cổ hài và diễn hài. Văn Chung được biết đến nhiều hơn với vai trò diễn hài từ giữa thập niên 1960. Ngoài ra, nghệ sĩ Văn Chung cũng thành công khi tham gia đóng những vai hề trong nhiều bộ phim như: "Lệnh bà xã", "Triệu phú bất đắc dĩ", "Chàng ngốc gặp hên", "Con ma nhà họ Hứa"....
NS Văn Chung và Tuấn Châu trong vở "Đời cô Lựu"
Những năm tháng sang Mỹ định cư cùng các con và người vợ sau này, Văn Chung đã là người nghệ sĩ giữ lửa cho sân khấu cải lương trên đất Mỹ. Ông có nhiều cố gắng trong việc truyền nghề và giữ nghề, định hướng cho các diễn viên trẻ diễn xuất, ca ngâm đúng chuẩn. Ông tham gia chương trình Cổ nhạc phương Nam cùng với NS Phượng Liên, Tuấn Châu, NSƯT Ngọc Đáng, Philip Nam, Cẩm Thu... và gắn bó trên sàn diễn thường xuyên.
"Ông là linh hồn của chương trình này, được khán giả trẻ sinh ra và lớn lên tại Mỹ yêu kính. Qua những bài nói chuyện, phân tích và thị phạm cùng với ban nhạc cổ Hoàng Phúc, Hoàng Khải và chúng tôi, ông đã hướng những tâm hồn xa quê đến gần hơn với cội nguồn văn hóa Việt. Vĩnh biệt bác bảy Văn Chung, từ hôm nay, chúng tôi đã mất đi một người cha, người bác là điểm tựa cho nghề" - NS Tuấn Châu xúc động.
Theo Thanh Hiệp
Báo Người Lao Động
Ca sĩ Thanh Thúy làm Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM Trước khi được bổ nhiệm, bà Nguyễn Thị Thanh Thúy là Phó trưởng Đoàn văn công Quân khu 7, mang quân hàm trung tá. Sáng 27/11, quyết định bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Thanh Thúy làm Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, thời gian giữ chức vụ 5 năm, được trao bởi Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thị...