Nơi đắt cắt cổ, nơi ăn không hết, dân đem mít sấy khô, dành ăn chơi
Mít được người dân huyện Tiên Phước ( Quảng Nam) trồng quanh vườn. Vào mùa quả chín, ăn không hết, bán lại rẻ, nhiều nhà đem phơi khô
Huyện trung du Tiên Phước được biết đến là vựa mít lớn nhất Quảng Nam, loại cây này ra quả từ tháng Giêng, đến tháng 5 chín rộ.
Mít chín được người dân bày bán ở hai bên quốc lộ 40B, một phần được thương lái đưa về xuôi tiêu thụ.
Chị Trần Thị Tuyết (xã Tiên Hiệp) cho biết nhà nào cũng trồng mít trong vườn, loại cây này chín đồng loạt nên ăn không hết, bán thì giá rẻ. “Từ nhiều đời nay, người dân bổ ra lấy múi phơi khô”, chị Tuyết nói.
Một quả mít được cắt ra với lớp múi đều đặn. “Mít khô là món ăn truyền thống của người dân Tiên Phước, khi mít chín nhà nào cũng làm để ăn”, chị Tuyết chia sẻ.
Người dân Tiên Phước trồng giống mít ướt và ráo, khi chín múi to, đều và có vị ngọt thơm.
Video đang HOT
Chị Lê Thị Hồng Liên (xã Tiên Hiệp) thu mua mít về phơi khô với số lượng lớn nên thuê vài nhân công làm. “Tôi sản xuất để làm quà biếu, nếu dư thừa sẽ bán với giá 250.000 đồng một kg”, chị Liên nói và cho hay 5-7 kg múi mít tươi sẽ cho 1 kg mít khô.
Múi mít được tách hạt với màu vàng ươm, thơm ngọt.
Múi mít được xếp đều trong nông.
Sau đó người dân đưa đi phơi. Bà Trần Thị Loan trồng 60 cây mít trong vườn cho biết quả nhỏ bán 10.000-20.000 đồng, quả lớn 40.000-50.000 đồng nhưng ít người mua nên gia đình đem phơi khô. “Mỗi vụ mít chín, tôi làm được 10 kg khô và cất để ăn dần”, bà Loan thông tin.
Mít đưa lên mái nhà phơi, sau ba ngày nắng mới khô.
Người dân cho vào thẩu nhựa hoặc bao bóng bảo quản. “Mít khô để được quanh năm mà không hư hỏng” chị Tuyết nói và chia sẻ mít khô dai, có vị ngọt thơm, phù hợp để ăn vào những ngày mưa gió.
Theo Đắc Thành (Vnexpress)
Cô giáo 25 năm mở lớp dạy miễn phí cho trẻ nghèo
Thương những đứa trẻ ở quê học chưa tốt, cô Nguyễn Thị Thanh ở Quảng Nam mở lớp tại gia dạy học cho các em.
Căn nhà cấp bốn của cô Nguyễn Thị Thanh (57 tuổi, xã Tiên Thọ, Tiên Phước, Quảng Nam) nằm bên tuyến đường liên thôn. Phía trước hiên nhà là mái tôn nhỏ, tạo khoảng không gian cho hơn 20 em ngồi học. Chủ nhà lấy băng rôn, bạt... che chắn tránh mưa gió, nắng nóng.
Ngày hè, trời nóng bức nhưng học sinh vẫn chăm chỉ học bài dưới sự truyền đạt của cô Thanh. Gia chủ bật quạt điện giúp trẻ tránh ướt đẫm mồ hôi.
Lớp học trước hiên nhà cô Nguyễn Thị Thanh. Ảnh: Đắc Thành.
Ban đầu vài ba học sinh khuyết tật, chậm tiến bộ được cô kèm cặp, sau đó học lực khá hơn. Tiếng lành đồn xa, người dân trong vùng đưa con đến lớp nhờ cô giáo giúp đỡ, số học sinh vì thế tăng lên vài chục. Lớp học được cô Thanh mở từ năm 1993. Ngày đó, thấy quê mình có nhiều em trí tuệ kém phát triển, bài vở tiếp thu chậm, không theo kịp các bạn cùng trang lứa, cô Thanh đã mở lớp dạy miễn phí sau thời gian giảng dạy tại trường.
Đến lớp, học sinh không phải đóng tiền, nhiều em cha mẹ bận chưa kịp đón về, cô giáo nấu ăn buổi trưa, chiều tiếp tục học. Năm 2016, cô Thanh nghỉ hưu nên dạy cả ngày, từ 7h.
Cô Nguyễn Thị Thanh 25 năm mở lớp tại nhà dạy học miễn phí cho trẻ nghèo. Ảnh: Đắc Thành.
4 giờ học buổi sáng được chia làm hai phần. Hai giờ đầu học tiếng Việt, sau đó nghỉ giữa giờ khoảng 15 phút. Thời gian này, các em tập thể dục tại chỗ và học hát hết khoảng 5 phút; tiếp đến học Toán đến trưa tan lớp.Buổi học ngày 23.6 cô Thanh dạy các em sau kỳ nghỉ hè lên lớp 3, tuy nhiên có nhiều học sinh học xong lớp 3 vẫn ngồi chung. "Năm học đi qua, số học sinh lớn tuổi còn yếu về kiến thức nên cần được bổ sung. Bằng cách này sang năm các em mới theo kịp những đứa trẻ cùng khóa", cô Thanh lý giải.
Buổi chiều, cô giáo dạy lớp 1. Tương tự lớp trước, những em tiếp thu chậm được đưa vào học chung. "Từ ngày về hưu, tôi dạy học từ thứ hai đến thứ bảy cho cấp tiểu học. Thời khóa biểu được lên lịch giống như các em học ở trường", cựu giáo chức chia sẻ.
Gần 25 năm dạy chữ, cô Thanh không đòi hỏi điều gì, chỉ mong trò chăm ngoan, học giỏi. "Có em khuyết tật, không chịu đi học, tôi đến nhà dỗ dành đến lớp. Tôi mua sách vở cho chúng và dạy mấy tháng trời mới viết được chữ. Lúc đó, tôi rất vui", cô tâm sự.
Cô Thanh uốn nắn, chỉ dạy từng con chữ cho học sinh. Ảnh: Đắc Thành.
Cô Thanh hiện ở với mẹ già hơn 94 tuổi, sống nhờ vào khoản lương hưu của cô hơn 5 triệu đồng. Đôi lúc phụ huynh đóng góp 50.000-100.000 đồng, cô Thanh nhận rồi lại dùng để chi trả tiền điện, mua phấn và bút mực cho các em.
"Còn sức, tôi còn duy trì lớp học để bù đắp những thiếu thốn cho bọn trẻ ở quê", cô Thanh nói. Cô đang ấp ủ xây một phòng học trên miếng đất 40 m2 của gia đình để các em có chỗ học đàng hoàng.
Em Nguyễn Thùy Duyên, học sinh lớp 3 cho hay ngoài thời gian học ở trường, rất thích đến lớp cô Thanh. "Ở đây cái chi chưa hiểu được cô dạy rất kỹ. Hết bút, sách vở, phấn thì cô Thanh cho", Duyên nói.
Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, Chủ tịch Hội khuyến học xã Tiên Thọ, đánh giá cô Thanh rất năng nổ trong công tác dạy học tại địa phương. "Cô đã giúp nhiều trẻ khuyết tật, nghèo khó ở xã học miễn phí. Những chuyện cô làm đều xuất phát từ tấm lòng yêu trẻ, yêu nghề giáo", bà Tâm nói.
Theo Đắc Thành (VNE)
Kiểm điểm, cách chức nhiều lãnh đạo, cán bộ kiểm lâm trong vụ phá rừng Tiên Lãnh 4 lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của lực lượng kiểm lâm tỉnh Quảng Nam bị kiểm điểm, cách chức vì để xảy ra vụ phá rừng Tiên Lãnh (huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam). Ông Lê Trí Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam kiểm tra hiện trường vụ phá rừng phòng hộ Tiên Lãnh. Ảnh: LP Ngày 21.3, ông...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nam sinh lớp 7 ở Huế mất tích khi đi tắm biển

Công an phường giúp người dân nhận lại 410 triệu đồng chuyển nhầm

Truy tìm người nước ngoài rời khỏi hiện trường vụ TNGT sau khi tự té ngã

Hãng hàng không bán cả sớ khấn đồ lễ 6,4 triệu đồng cho khách ra Côn Đảo

Xô xát giữa 3 chủ quán trên đèo Hải Vân do mâu thuẫn giành khách

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Ô tô tông chết bé gái 2 tuổi ở trạm dừng chân cao tốc TPHCM - Trung Lương

3 ô tô đâm nhau liên hoàn, sập cổng chào làm hơn 20 người bị thương

Cô gái mặc áo yếm lái xe như diễn xiếc có 'thoát' xử phạt nhờ giấy chứng nhận tâm thần?

Bé trai chào đời nửa ngày, mẹ đột ngột rời đi mất liên lạc

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sẽ xử lý người hít xà đơn gây phản cảm trên tàu metro Bến Thành - Suối Tiên
Có thể bạn quan tâm

Xét xử vụ xây trái phép 680 biệt thự ở Đồng Nai
Pháp luật
19:50:07 16/04/2025
Xôn xao clip cô giáo mầm non lôi bé 22 tháng tuổi vào góc khuất camera, diễn biến sau đó càng xem càng phẫn nộ
Netizen
19:49:54 16/04/2025
Anh và Pháp đàm phán thỏa thuận hồi hương người di cư
Thế giới
19:49:17 16/04/2025
Vợ có thói quen lạ khó bỏ, tôi xấu hổ chỉ muốn về nhà ngay
Góc tâm tình
19:34:58 16/04/2025
Xe tay ga Honda phiên bản giới hạn về Việt Nam, giá 40 triệu đồng, đẹp hơn Vision và SH Mode
Xe máy
19:20:24 16/04/2025
"Giàu mà dùng lược 10k", dân mạng tranh luận về cuộc sống giàu sang mà giản dị của tiểu thư Doãn Hải My bên Văn Hậu
Sao thể thao
18:53:44 16/04/2025
Sony tăng giá bán PlayStation 5
Đồ 2-tek
17:18:15 16/04/2025
Tập đoàn công nghệ CMC bị tấn công ransomware
Thế giới số
17:12:32 16/04/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối đủ chất, ngon miệng, hợp gu chị em mê nấu nướng
Ẩm thực
16:49:17 16/04/2025
Nữ thần 18 tuổi đẹp như Hoa hậu còn học giỏi xuất chúng, nhìn điểm thi đại học mà ai cũng choáng
Hậu trường phim
16:43:17 16/04/2025