Nơi đàn ông có thể lấy 14 vợ và những chuyện lạ ngỡ ngàng của châu Phi
Những câu chuyện du ký hóm hỉnh của một gia đình “du mục” người Việt sẽ khơi gợi trong chúng ta tình yêu về nơi chốn xa xôi, hoang dã chứa đựng biết bao điều mới lạ và độc đáo.
“Châu Phi xa xôi luôn mang tới những điều mới lạ!” – đó là phát ngôn của Pliny The Elder, nhà văn, triết gia nổi tiếng thời La Mã khi nói về một châu lục với những miền đất hoang dã, dữ dội, với nền văn hóa đa dạng bản sắc và độc đáo không thể trộn lẫn. Câu nói ấy tới nay vẫn vẹn nguyên giá trị.
Với ai trong số chúng ta, dù là kẻ lữ hành với dòng máu mạo hiểm luôn chảy trong huyết quản hay là dân văn phòng chán ngán guồng máy lặp đi lặp lại mỗi ngày, châu Phi luôn là một niềm mơ ước, một bí ẩn, là chân trời mới mà ai cũng mong muốn một lần được khám phá.
Châu Phi khắc nghiệt mà vẫn diễm lệ.
Châu Phi xa xôi mà vẫn thật gần gũi. Thuở thơ ấu, rất nhiều người trong số chúng ta từng mơ tưởng được đến châu lục này khi xem chương trình “ Thế giới động vật” hay bộ phim hoạt hình kinh điển Vua sư tử. Châu Phi trong những tác phẩm văn học, nghệ thuật hiện ra đa sắc và chắc chắn không chán ngắt. Dù vậy, hầu hết đều mường tượng về một nơi có thiên nhiên khắc nghiệt, cái nắng gay gắt, những thổ dân sống xa văn minh nhân loại.
Nhưng khi đọc Chuyện lạ Phi châu, bạn sẽ thấy, đó chỉ là một phần rất nhỏ của “cái nôi thế giới”. Lục địa đen vượt ra ngoài những suy nghĩ quen thuộc, khiến ta ngỡ ngàng qua ngòi bút của Hảo Phạm Fiori – một người vợ Việt Nam lấy chồng Italy, bà mẹ ba con chấp nhận sống cuộc đời “du mục” khi theo chồng rong ruổi khắp châu Phi trong chương trình của tổ chức Bác sĩ không biên giới.
Khắc nghiệt mà vẫn diễm lệ, xanh tươi
Chuyện lạ Phi châu là cuốn sách du ký lưu lại hành trình của họ trên khắp lục địa đen trong suốt 10 năm, rong ruổi từ Kenya, Tanzania, Sudan tới Ethiopia.
Là một nghệ sĩ, Hảo Phạm Fiori tự nhận mình ham chơi, thậm chí đôi khi vượt quá giới hạn. Nhưng cũng chính nhờ sự ham khám phá, hiểu biết này, độc giả Việt mới được cầm trên tay một cuốn sách mang tới nhiều trải nghiệm mới lạ, nhiều ngóc ngách độc đáo chưa từng thấy đến vậy của châu Phi, để ngỡ ngàng nhận ra rằng, châu lục này khắc nghiệt, khô cằn nhưng cũng rất diễm lệ, xanh tươi.
Sách Chuyện lạ Phi châu.
Đó là bức tranh tuyệt mỹ, sinh động của Kenya, nơi gia đình tác giả sinh sống 5 năm và coi như quê hương thứ hai. Đất nước ấy không chỉ toàn cát mà được miêu tả là “mượt mà” và được thiên nhiên ưu ái: “Không nóng cũng chẳng lạnh quá, bầu trời luôn xanh ngắt còn nắng lúc nào cũng vàng rực, cỏ cây hoa lá tưng bừng quanh năm mà chẳng cần tưới tắm” với đủ loại chim sóc sắc màu sinh động.
Video đang HOT
Theo hành trình của gia đình “du mục” ấy, người đọc hình dung rõ nét về hồ nước mặn Magadi cách thủ đô Nairobi 3 giờ lái xe, một nơi tuyệt đẹp “với khung cảnh tựa như những hoang mạc trên Sao Hỏa”.
Qua những trang sách, châu Phi thậm chí còn hiện lên với những góc trù phú, sang trọng khi sở hữu các công trình hoành tráng, thể hiện sự xa hoa như chuỗi nhà nghỉ sang trọng Best Western (Tanzania), trung tâm mua sắm WestGate sầm uất…, nơi lui tới và nghỉ chân của hàng ngàn khách du lịch nước ngoài.
Nhưng tất nhiên, không dữ dội đâu phải châu Phi! Bên cạnh những góc tươi đẹp như thế, vẫn tồn tại song song một châu Phi khắc nghiệt, thậm chí đầy rẫy hiểm nguy. Những khu chợ “si đa” bị liệt vào vùng đất cấm, nơi lũ chuột tự do nhảy dưới chân người, mà thậm chí tác giả không biết chắc đó là thú hoang hay vật nuôi của chủ nhà.
Những trang sách cũng đưa ta tới Loki, một vùng đất xa xôi của Kenya, đẹp sơ khai và vẹn nguyên nhưng bị bỏ lại phía sau, trơ trụi, hoang tàn, một hoang mạc nóng “như thiêu như đốt”, với “màu cam của đất và những rặng keo khô héo màu nâu” hay là Khartoum, thủ đô của Sudan, ban đêm vẫn nóng như ngày, độ ẩm gấp 9 lần Hà Nội khiến mắt mờ, da khô nứt nẻ.
Có thể nói, châu Phi là những mảng màu đối lập, đối chọi nhau gay gắt như chính cách người dân nơi đây chọn và phối màu. Chỉ ở châu Phi, ta mới thấy những mảng miếng ấy ăn nhập với nhau hài hòa thực sự, tưởng chừng nhức mắt nhưng lại ấn tượng không thể không ngoái nhìn. Và điều đó không chỉ thể hiện ở thiên nhiên, trong cách xây dựng các công trình mà cả trong quan điểm, lối sống của con người nơi đây.
Hồn hậu, lạc hậu và phóng khoáng, lạ thường
Với ngòi bút hóm hỉnh, duyên dáng và góc nhìn nhân văn, rộng mở đón nhận một nền văn hóa mới, con người và lối sống châu Phi hiện lên trong tác phẩm của Hảo Phạm Fiori với đầy đủ màu sắc và nét quyến rũ rất riêng.
Người dân Kenya, Tanzania, Sudan, Ethiopia… hồn hậu, tự nhiên như chính thiên nhiên nơi đây với cách tiếp nhận sự việc theo hướng hoàn toàn khác biệt. Lần giở những trang sách Chuyện lạ Phi châu, bạn sẽ bất ngờ, ngỡ ngàng khi “lạc vào” một đám tang của người dân nơi đây. Khi “phần điếu văn và rao giảng kết thúc, một tiếng hú vang lên báo hiệu bắt đầu…lễ hội. Những cô gái mặc váy nhiều màu làm bằng vải truyền thống tiến vào nhảy múa trong những tiếng hát, tiếng trống rộn rã…”. Người châu Phi tin rằng, người quá cố sẽ được lên thiên đàng và sống tốt đẹp hơn so với cuộc đời cực khổ hiện tại!
Người châu Phi sống hoang dã, tự nhiên nhưng đầy nhiệt thành.
Ở một khía cạnh nào đó, người dân châu Phi vẫn rất lạc hậu. Họ thậm chí có lối suy nghĩ phóng khoáng tới lạ thường. Thổ dân Maasai có thể lấy tới… 14 vợ còn đàn bà thì vô tư với bất cứ người đàn ông nào khác mà cô ấy muốn. Kỳ lạ hơn nữa, khi đàn ông Maasai đi trên đường và thấy một đứa trẻ, anh ta sẽ nghĩ đứa trẻ này có thể là… con mình, vì vậy họ coi nhau như anh em ruột thịt. Một cách giải thích có vẻ rất ngây thơ, thậm chí phóng túng nhưng người châu Phi vẫn sống ổn với nó.
Họ sắp xếp cuộc sống hỗn độn, nghèo khó theo một cách hoàn toàn khác biệt như thế. Dù cách làm của họ đôi khi có vẻ rất tạm bợ, hoang dã, tự nhiên, thật khó lòng trách móc bởi những người châu Phi ấy luôn giữ được một sự hồn nhiên và nhiệt tình.
Tôi tin rằng, chúng ta cũng sẽ tìm thấy tình yêu đặc biệt như thế khi hiểu về Phi châu qua những câu chuyện nhỏ hóm hỉnh với cách kể duyên dáng của Hảo Nguyễn Fiori. Bởi giống như Karen Blixen đã viết trong tác phẩm Xa mãi châu Phi (Out of Africa): “Khi bắt được nhịp điệu của Phi châu, bạn sẽ nhận ra rằng mọi thứ đều hòa hợp trong thứ âm nhạc của riêng nó”.
Theo news.zing.vn
Những bức ảnh động vật hài hước nhất năm 2019
Mỗi năm, giải thưởng Comedy Wildlife Photography nhận được rất nhiều ảnh chụp động hoang dã hài hước gửi về dự thi. Dưới đây là một số bức ảnh lọt vào vòng chung kết năm 2019.
Bức ảnh "Chụp lấy...!" của nhiếp ảnh gia Sarah Skinner đã giành giải cao nhất của cuộc thi Comedy Wildlife Photography 2019. "Tôi rất vui vì con sư tử cái này vẫn tiếp tục sống ở trong đàn", cô Skinner nói. "Tôi chỉ có thể hy vọng và khuyến khích mọi người cùng nhau tham gia bảo tồn tất cả các loài động vật hoang dã để các thế hệ tương lai có thể nhìn thấy chúng".
Thế giới động vật rất nguy hiểm. Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Tilakraj Nagaraj cho thấy một con cò đứng "sai" phía của một con tê giác. Mặc dù chúng ta có thể cảm thấy đồng cảm với sự xui xẻo con cò này, không thể phủ nhận rằng các loài tê giác ở châu Phi và châu Á phải đối mặt với các mối đe dọa như săn trộm và mất môi trường sống.
Ảnh: Vlado Pirsa.
Bức ảnh những con chim Croatia đầy màu sắc với tiêu đề "Gia đình bất hòa" này đã giúp nhiếp ảnh gia Vlado Pirsa giành giải thuộc hạng mục các sinh vật trên không.
Con rái cá Alaska này đã giúp nhiếp ảnh gia Harry Walker giành được giải thưởng bức ảnh được bầu chọn nhiều nhất và giải thưởng thuộc hạng mục sinh vật dưới nước. Ngoài ra, bức ảnh này còn được in trên trang bìa sách thường niên của giải thưởng Comedy Wildlife Photography. Cuộc thi sử dụng những bức ảnh hài hước để làm nổi bật việc bảo tồn động vật hoang dã theo cách tích cực.
Một con sóc đỏ khiến cánh hoa bồ công anh bay lên trong bức ảnh của nhiếp ảnh gia Thụy Điển Geert Weggen.
Ảnh: Txema Garcia Laseca.
Một con khỉ tuyết vừa tắm vừa trầm ngâm trong bức ảnh của Txema Garcia Laseca có tiêu đề "Tồn tại hay không tồn tại?". Có lẽ chú khỉ này đang suy nghĩ lvề việc nó không muốn rời khỏi dòng nước ấm áp vì nhiệt độ đóng băng bên ngoài.
Bức ảnh "Lướt sóng theo phong cách Nam Đại Tây Dương!" của nhiếp ảnh gia người Đức Elmar Weiss tại giải thưởng Comedy Wildlife Photography 2019. Trong ảnh là một chú chim cánh cụt Gentoo đang lướt sóng.
Bức ảnh "Nai ư? Nai nào cơ?" của nhiếp ảnh gia người Anh Mike Rowe đã được khen ngợi khi tham gia giải thưởng Comedy Wildlife Photography năm 2019. "Khi đang chụp tuyến đường Red Deer ở Công viên Richmond, tôi thấy con nai này được bao phủ trong những cây dương xỉ và cỏ. Không khó thấy những con nai chui vào những bụi dương xỉ, nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy một con nai bị che lấp bởi dương xỉ như vậy", ông Rowe nói.
Bạn bè chạm ngực hay hai kẻ thù khác loài? Bức ảnh về cuộc trao đổi gây tranh cãi này được công nhận là một trong mười một bức ảnh được đánh giá cao. Cuộc thi Comedy Wildlife Photography năm nay đã thu hút được 4.000 tác phẩm của các nhiếp ảnh gia đến từ 68 quốc gia khác nhau khiến cho việc cạnh tranh giải thưởng vô cùng khốc liệt.
Nhiếp ảnh gia Alastair Marsh đã chụp được khoảnh khắc "bất hòa" giữa hai con cáo này. Cáo đỏ là loại cáo lớn nhất và chúng là những sinh vật có khả năng thích nghi cao. Đó là một phần lý do con người cho rằng chúng rất xảo quyệt.
Trong Công viên quốc gia Gombe Stream, một con tinh tinh mười tháng tuổi tên Gombe đang tận hưởng giây phút thư giãn bên mẹ. Tinh tinh phải đối mặt với những nguy cơ như bị hủy hoại môi trường sống, buôn bán thịt thú rừng bất hợp pháp và bị bán làm thú cưng.
Theo Zing
Trường xây bằng rác thải nhựa ở Bờ Biển Ngà Các nhà sinh thái học đang đề xuất các giải pháp sáng tạo giúp làm sạch rác thải nhựa gây tắt nghẽn các dòng chảy và đe dọa các hệ sinh thái trên toàn cầu. Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc hợp tác với một công ty Colombia để biến hàng đống nhựa thành các trường học ở Châu Phi. Theo VOA