Nổi da gà khi nghe được 1 bài nhạc hay? Có thể chị em đang mang bộ não rất đặc biệt!
Có thể chị em chưa biết, đôi khi âm nhạc cũng tạo ra khoái cảm như khi ân ái.
Bạn đã từng trải qua cảm giác: Nghe một bản nhạc rất hay và bỗng dưng bị nổi da gà? Một trong những lần mà tôi nhớ nhất, là khi bách bộ từ ngoài đường vào trường Đại học và bất ngờ “I See Fire” của Ed Sheeran ( phim The Hobbit) bật mở – nó hay đến mức khiến tôi gai người.
Theo Alissa Der Sarkissian, chuyên gia tại Viện sáng tạo và não bộ USC, lắng nghe ca khúc “Nude” của Radiohead cũng đem đến cảm giác tương tự – hơi thở của cô hòa nhịp với âm điệu của nó. Nhịp tim chậm lại và nhận thức của cô về bài hát tăng lên. Cụ thể hơn, Alissa cảm nhận một cách có ý thức về những cảm xúc hàm chứa trong bài hát, và cách cơ thể cô phản ứng với những rung động đó.
Gần đây, Matthew Sachs, một cựu sinh viên từ Harvard, hiện đang theo học ngành tâm lý và khoa học thần kinh tại USC, đã thực hiện nghiên cứu về những người từng trải qua cảm giác này. Matthew muốn hiểu tại sao điều này lại diễn ra, liệu người nghe có khúc mắc hay kí ức đặc biệt gì với những ca khúc đó?
Matthew đã thực hiện một số bài kiểm tra với 20 sinh viên – một nửa trong số đó nổi da gà khi nghe một vài ca khúc nhất định, số còn lại chẳng cảm thấy gì hết. Matthew đã quét não, đo nhịp tim cũng như độ dẫn điện trên da của những tình nguyện viên khi họ lắng nghe 3 ca khúc yêu thích.
Kết quả quét cho thấy bộ não của những người tham gia thử nghiệm, có kết nối về mặt tinh thần và thể chất với thể loại âm nhạc mà họ yêu thích. Ngoài ra, cấu trúc não của những người này khác xa với những đối tượng không có mối liên hệ đó.
Chưa hết, nó còn cho thấy những người bị nổi da gà khi nghe nhạc hay – phần xử lý cảm xúc của não bộ đặc biệt hơn. Tuy nhiên, rất khó để tìm hiểu xem đây là đặc điểm hình thành qua nhiều năm nghe nhạc hay bẩm sinh đã như vậy.
Với dữ liệu thu được từ nghiên cứu, Matthew đã tạo ra phương trình “nghe nhạc nổi da gà”:
Video đang HOT
PGoosebumps = CF (Sc Id Ap)
Trong đó:
- CF là từ viết tắt của các yếu tố nhận thức
- SC chỉ bối cảnh và môi trường xã hội
- Id là sự khác biệt của cá nhân
- Ap là thuộc tính âm thanh của âm nhạc
- PGoosebumps chỉ ra tỷ lệ phần trăm nổi da gà xảy ra
Trò chuyện với tạp chí Khoa học Thần Kinh (Neuroscience), Matthew cho biết, nghiên cứu này chỉ ra rằng: Những người thường xuyên bị nổi da gà khi nghe nhạc, có xu hướng cảm nhận cảm xúc với cường độ và sức mạnh lớn hơn hẳn người khác.
Một yếu tố khác cần được tính đến ở đây, là hiệu ứng kích hoạt những ký ức được kết nối với âm nhạc. Đây là khía cạnh mang tính trừu tượng mà Matthew chưa thể kiểm soát trong phòng thí nghiệm.
Các yếu tố khác như ca từ mãnh liệt, sự lên xuống của âm vực, khoảng – quãng trong hòa âm, đồng ca… Cũng đóng vai trò trong việc gây nổi da gà.
Trong khi nghiên cứu ban đầu chỉ thực hiện trên 20 người, Matthew đang đi vào chi tiết hơn bằng cách nghiên cứu hoạt động não khi lắng nghe âm nhạc. Đây là bước đầu để ứng dụng âm nhạc vào điều trị các hội chứng về sức khỏe tâm thần.
Âm nhạc cũng tạo ra khoái cảm như khi ân ái
Giáo sư Psyche Loui, nhà tâm lý học tại Đại học Wesleyan cho biết: “Các phản ứng vật lý này ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể tùy thuộc vào hoàn cảnh, các thành phần sinh học trong cơ thể và tâm lý tình cảm của người đó. Thuật ngữ này được gọi là cực khoái trên da [skin orgasm]“.
Tham khảo Neurosciencenews
Theo Helino
Có những biểu hiện này, bạn có thể đã mắc bệnh sốt rét
Bệnh sốt rét chủ yếu do muỗi anophen truyền, có liên quan chặt chẽ với môi trường và điều kiện kinh tế xã hội. Ở Việt Nam có 15 loài anophen truyền bệnh. Bệnh sốt rét xẩy ra quanh năm. Các tỉnh rừng núi miền Bắc có hai đỉnh bệnh vào đầu và cuối mùa mưa.
Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, sốt rét do tác nhân ký sinh trùng sốt rét Plasmodium gây ra. Sốt rét thể thông thường có thể biểu hiện với các cơn sốt, sau đó xuất hiện những đợt rét run toàn thân, môi tái, mắt quầng, nổi da gà, thay đổi thân nhiệt, thở nhanh, đau đầu, khát nước, hơi đau tức vùng gan lách...
Bệnh sốt rét phát triển quanh năm, các tỉnh miền núi phía Bắc dễ mắc
Sốt rét thể biến chứng, ác tính có dấu hiệu nổi bật là rối loạn ý thức, li bì hoặc vật vã, sốt cao liên tục, mất ngủ nhiều, nhức đầu dữ dội, nôn hoặc tiêu chảy nhiều, co giật kiểu động kinh, suy hô hấp. Bệnh nhân có thể bị suy thận, tiểu ít hoặc vô niệu, urê huyết cao, tiểu ra máu do tan máu ồ ạt... Tỷ lệ tử vong do sốt rét ác tính thể não 20-50%.
Với thể ký sinh trùng lạnh, tức người lành mang trùng, xét nghiệm máu cho thấy có hiện diện ký sinh trùng nhưng không gây sốt, người bệnh vẫn sinh hoạt và lao động bình thường. Trường hợp này hay gặp trong điều tra tại vùng sốt rét lưu hành. Phụ nữ có thai mắc sốt rét dễ bị biến chứng hoặc sảy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non. Trẻ có thể mắc sốt rét bẩm sinh khi mẹ mang thai nhiễm sốt rét, có tổn thương tế bào rau thai ngăn cách giữa máu của mẹ và con. Bệnh xuất hiện sớm ngay sau trẻ chào đời, bé thường quấy khóc, sốt, vàng da, gan lách to.
Bệnh sốt rét chủ yếu do muỗi anophen truyền, có liên quan chặt chẽ với môi trường và điều kiện kinh tế xã hội. Trên thế giới có khoảng 422 loài muỗi anophen nhưng chỉ có khoảng 70 loài truyền bệnh sốt rét, trong đó 40 loài muỗi truyền bệnh chính. Ở Việt Nam có 15 loài anophen truyền bệnh. Bệnh sốt rét phát triển quanh năm. Các tỉnh rừng núi miền Bắc có hai đỉnh bệnh vào đầu và cuối mùa mưa. Ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, sốt rét phát triển cao trong suốt mùa mưa.
Trình độ dân trí và điều kiện kinh tế xã hội thấp, phong tục tập quán lạc hậu, tập quán canh tác làm nương rẫy và ngủ qua đêm trên nương rẫy, trong rừng, dân di cư tự do vào vùng sốt rét... đều là những yếu tố làm gia tăng bệnh sốt rét.
Bệnh sốt rét lây truyền qua đường máu. Có bốn phương thức lây truyền là từ muỗi đốt, truyền máu có nhiễm ký sinh trùng sốt rét, mẹ truyền sang con qua nhau thai bị tổn thương, bơm tiêm dính máu có ký sinh trùng sốt rét. Miễn dịch sốt rét không đầy đủ và ngắn, do vậy có thể bị tái nhiễm ngay. Không có miễn dịch chéo nên một người có thể nhiễm đồng thời hai ba loại ký sinh trùng sốt rét.
Khi nghi ngờ sốt rét, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị. Hiện,phòng bệnh vẫn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất. Theo đó, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân nên có thói quen ngủ màn, phun hóa chất diệt muỗi, sử dụng các loại hương xua muỗi, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh quanh nhà, làm nhà xa rừng và xa nguồn nước, mặc quần áo dài buổi tối... Hạn chế bọ gậy, khơi thông dòng chảy, vớt rong rêu làm thoáng mặt nước. Ở Việt Nam hiện nay do bệnh sốt rét đã giảm mạnh nên không khuyến cáo uống thuốc phòng mà chỉ điều trị khi có bệnh.
Sốt rét ở phụ nữ có thai: Phụ nữ có thai mắc sốt rét dễ bị sốt rét biến chứng hoặc sẩy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non.
Sốt rét bẩm sinh (hiếm gặp): Mẹ mang thai nhiễm sốt rét và có tổn thương tế bào rau thai ngăn cách giữa máu của mẹ và con. Bệnh xuất hiện sớm ngay sau đẻ, trẻ quấy khóc, sốt, vàng da, gan lách to.
Sốt rét ở trẻ em: Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ mắc sốt rét do hết miễn dịch của mẹ và huyết sắc tố F. Trẻ mắc sốt rét thường sốt cao liên tục hoặc dao động, nôn, tiêu chảy, bụng chướng, gan lách to, có dấu hiệu màng não và co giật. Tỷ lệ tử vong cao.
Nguồn: Infonet
Dân võ lâm cứ nghe thấy những tính năng này kiểu gì cũng "sởn da gà": Là tuổi trẻ sục sôi, là tuôn tràn máu nóng Những kí ức về những trận Công thành chiến nảy lửa, Bang chiến ngàn người hay chặn cổng thành "ỷ mạnh hiếp yếu" mãi mãi là những điều mà cộng đồng võ lâm mong muốn tìm lại. Làng game Việt đang chứng kiến sự đổ bộ như vũ bão của các MMORPG kiếm hiệp, tiên hiệp. Các game thủ giờ đây có quá...