Nơi cuối dòng sông

Theo dõi VGT trên

Dòng Trà Giang hòa vào biển mẹ nơi cửa biển Cửa Đại. Con nước mênh mông, nơi giao thoa giữa mặn và ngọt đã nuôi nấng nhiều thế hệ con dân nơi đây, đồng thời chứng kiến biết bao thịnh suy của vùng đất này.

Nụ cười của những xóm chài trở mình giàu có. Giọt nước mắt của những ngư dân nghèo khó khi xảy ra những vụ lật đò, chìm ghe cướp đi người thân của họ. Và nay, nơi cuối dòng sông ấy một công trình giao thông hiện đại bậc nhất tỉnh mang tên cầu Cổ Lũy đã hình thành, xóa đi bao nhọc nhằn, cách trở. Công trình trọng điểm của tỉnh

Nơi cuối dòng sông - Hình 1

Cầu Cổ Lũy vững chãi nơi cuối dòng sông Trà Khúc. Ảnh: Bùi Thanh Trung

Trong sâu thẳm của người dân các xã Nghĩa Phú, Nghĩa An và Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi), ký ức về cách trở đò giang và những biến cố sông nước khó mà phai nhòa được, nhưng cầu Cổ Lũy đã mang những nụ cười dần hiện ra rõ hơn, kéo nỗi buồn tan theo từng con sóng. Họ, thong dong trên cây cầu mới nhìn về tương lai, nơi phía chân trời ánh bình minh đang thức giấc, cầu Cổ Lũy đang dần mang lại sự thịnh vượng…

Cổ Lũy không còn “cô thôn”

Những ngày cuối thu, con nước từ thượng nguồn đổ về cửa biển Cửa Đại đổi màu vẩn đục khi những cơn mưa rừng chạm ngõ đầu đông. Trên công trình cầu Cổ Lũy, những công nhân, kỹ sư đang miệt mài làm những phần việc cuối để chuẩn bị cho ngày thông xe, gắn biển công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX.

Nơi cuối của dòng Trà Giang trước khi hòa vào biển mẹ, dẫu đứng bờ bên này gọi sang bên kia nghe thấy trả lời, nhưng để đến được phải qua bao nỗi nhọc nhằn. Với nhiều người sinh ra và lớn lên ở các xã Nghĩa Phú, Nghĩa An và Tịnh Khê, thì câu chuyện về những trắc trở đò giang luôn hằn sâu trong tâm trí, khó có thể phai nhòa. Biết bao người đã khóc cạn nước mắt khi mất người thân vì những vụ lật đò, chìm ghe.

Hai bên bờ sông, những lão nông, lão ngư một đời trầm mặc theo nhịp lên xuống của con nước nở nụ cười rạng rỡ. Họ đã bám trụ với làng giữ đất từ thuở xa xưa và mơ một giấc mơ quá đỗi xa xăm, để rồi hôm nay giấc mơ ấy đã trở thành hiện thực. Những con đường mới hình thành theo nhịp độ của phố thị nơi cửa sông. Nhà cửa cao tầng san sát mọc lên. Phương tiện tấp nập đi lại. Dòng người từ các xóm làng đổ ra đường Trường Sa lên phố và trên phố người người đi về phía biển. Những khu dân cư, khu đô thị hình thành bắt nhịp với cầu Cổ Lũy. Những quy hoạch hiện đại, những con đường mới được đầu tư đã dần lột xác triền đất hai bên sông.

Dáng đi chậm chạp ở đời cuối của tuổi thất thập, ông Lê Tài, 78 tuổi, ở thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê vẫn thúc đứa cháu nội dẫn ra mép sông để ngắm nhìn cầu Cổ Lũy lúc chiều tà. Ông Tài nói rằng, nếu có quay ngược kim đồng hồ về thuở lớn lên bên chân sóng để… được mơ, ông vẫn không dám mơ. Bởi lẽ, cũng như bao người dân sống nơi dòng nước chè hai ấy, khát khao về một cây cầu nối đôi bờ cửa Đại khó mà trở thành hiện thực.

“Mỗi sáng ra cồn trồng rau, nuôi gà nhìn sang bờ bên kia chỉ ao ước cho… đỡ buồn chứ không dám nghĩ nơi này lại có một cây cầu đồ sộ, hiện đại bắc qua dòng sông đã tắm cả cuộc đời tôi. Nhưng giấc mơ đã có thật. Cổ Lũy cô thôn giờ không còn cô tịch nữa. Cây cầu sẽ đưa vùng đất hai bên sông đều có cùng chung cái tên Cổ Lũy trở mình”, ông Tài bảo.

Cách nơi ông Tài đang thả mình cùng niềm vui của quê hương chừng trăm mét, ông Võ Hữu Thạnh cùng vài người khác cũng đang chăm chú nhìn cây cầu dây văng nối đôi bờ. Ông Thạnh bảo, con đò cuộc đời ông sắp neo vào cồn cát sau nhà, nhưng ông mãn nguyện khi nhìn thấy quê hương đổi thay, được tận mắt nhìn thấy nơi cuối sông Trà một cây cầu hiện đại được đặt tên của chính quê hương ông hình thành. Bất chợt, ông quay người nhìn sang phía bên kia bờ nơi ngã ba sông Phú Thọ, Trà Khúc và Biển Đông hòa quyện vào nhau tung những bọt nước trắng xóa, những con đò chở người đang di chuyển những chuyến cuối cùng trước khi hoàn thành sứ mệnh.

“Đời chúng tôi biết bao khổ cực, mùa biển động cũng như mùa khô cách trở luôn tồn tại. Đi đường vòng sang bên kia sông quá xa nên những chiếc thuyền, chiếc ghe trở thành chiếc cầu đưa trăm người qua lại kết tình, kết nghĩa và làm ăn. Nhưng cũng tại nơi chia cách này nhiều lắm những giọt nước mắt chia ly, những tiếng khóc xé toang màn đêm tìm kiếm người khi bị lật đò. Nay nỗi lo ấy đã không còn nữa. Đời con cháu chúng tôi sẽ tận hưởng cuộc sống mới cùng cầu Cổ Lũy”, ông Thạnh bồi hồi.

Mang thịnh vượng đến

Video đang HOT

Từ cao nguyên Đak Tơ Rôn (Kon Tum) con nước chảy về địa phận Quảng Ngãi hợp lưu từ 4 con sông nhỏ là sông Tang, sông Xà Lò, sông Re và sông Rin chảy qua các huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa và TP.Quảng Ngãi trước khi đổ ra Biển Đông, qua cửa Đại Cổ Lũy để hình thành nên dòng Trà Khúc. Không như bao con sông khác cuồn cuộn chở nước về xuôi, sông Trà chảy gấp khúc uốn lượn qua từng ngọn núi, xóm làng. Và nơi cuối dòng, con nước không vội vã hòa vào đại dương mà chậm rãi uốn lượn thêm lần nữa tạo ra những cồn cát giữa sông lập nên làng Ân Phú, xóm Lân rồi mới đổ ra biển. Hai bên cửa sông khắc lên bao ký ức về đời người, đời sông.

Ở cuối sông, nơi dòng nước ngọt hòa vào đại dương, nơi lưu giữ nhiều nhất những dấu tích lịch sử, văn hóa, thành tựu giao thông của nhiều miền. Nơi lưu bao ký ức về phố cổ Thu Xà, bến cảng Phú Thọ sầm uất một thời, hay một Cổ Lũy cô thôn chia cách bởi đôi bờ. Dòng Trà giang trầm mặc mang vẻ đẹp cô liêu, màu nước in vào màu trời bàng bạc trong sương khói, đã làm xiêu lòng bao thi sĩ và khắc sâu vào tâm thức những người xa quê. Cầu Cổ Lũy hình thành mở ra tương lai gần cho cung đường nối kết vùng kinh tế trọng điểm phía đông, cùng giấc mơ từ rất lâu của người dân hai bên bờ cửa Đại sắp thành hiện thực. Những đau đáu về bên này, bên kia dần thu hẹp khoảng cách.

Nơi cuối dòng sông - Hình 2

Cùng với cầu Cổ Lũy, những xóm làng trù phú mọc lên nơi cửa biển báo hiệu sự ấm no đang chạm ngõ nơi này. Ảnh: Bùi Thanh Trung

Cầu Cổ Lũy hình thành, những cách trở không còn nữa, hai bờ Cổ Lũy xích lại gần hơn. Những bước chân thảnh thơi của người dân trở về sau một ngày làm việc ở bãi bồi giữa sông, họ ngắm nhìn cây cầu bắc ngang, bao mệt nhọc dần tan biến. Cổ Lũy cô thôn vẫn còn đây, nhưng cầu Cổ Lũy đã đánh thức vùng đất này dịch chuyển.

Dưới chân hai ngọn núi Phú Thọ, Thiên Mã người dân dệt chiếu, đánh cá mưu sinh; dòng Trà giang tĩnh mặc hòa vào biển mẹ. Những ngày biển lặng mặt trời hừng lên tươi đỏ, những con thuyền no gió lại ra khơi. Với nhiều người, cầu Cổ Lũy hình thành không chỉ mang lại niềm vui mà còn đem đến sự kiêu hãnh, tự hào.

Cây cầu hiện ra giữa bao ánh mắt rạng ngời, xúc động như thanh âm cuộn trào sóng biển dội vào nơi cửa biển. Họ ước cầu Cổ Lũy sẽ mang lại những đổi thay, biến vùng đất này trở thành trạm dừng chân cho những giấc mơ vĩ đại kế tục. Họ tiếp tục nhìn về tương lai phía trước, nghĩ về viễn cảnh của một phố thị nơi cửa biển sầm uất, nơi đón ánh bình minh và dòng người đi lại tấp nập trên cầu khi tuyến đường ven biển hình thành.

Nơi cuối dòng sông - Hình 3

Người dân thôn Phổ Trường, xã Nghĩa An (TP.Quảng Ngãi) đang chuẩn bị lưới cho những chuyến ra khơi.

Đêm xuống, ánh đèn vẫn lung linh, để nụ cười và những khát vọng vươn lên nơi cuối sông, đầu biển. Trời vừa sáng, giọt sương ẩm của ngày mới còn chưa tan, mặt trời ló dạng ở đằng đông, những người đàn ông nơi xóm biển hai bên bờ sông lại xua những con thuyền ra đại dương, mặt trời đầu ngày rọi soi xuống mặt biển, Quốc kỳ trên nóc tàu no gió tung bay phần phật, báo hiệu những ấm no đang chạm ngõ mảnh đất này…

Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh nhấn mạnh: Cầu Cổ Lũy được đầu tư xây dựng là công trình giao thông trọng điểm của tỉnh được xác định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, được Trung ương quan tâm bố trí nguồn vốn.

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm đến công trình này. Cầu Cổ Lũy đưa vào sử dụng sẽ phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nói chung và các địa phương trong vùng dự án nói riêng. Kết nối hai bờ nam bắc sông Trà tạo động lực cho sự phát triển TP.Quảng Ngãi mở rộng về phía biển. Cầu Cổ Lũy không những mang ý nghĩa về phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng, mà còn là chiếc chìa khóa mở ra tương lai phía trước cho ngành công nghiệp không khói của tỉnh bứt phá, khi tuyến đường ven biển hình thành.

Cuộc sống thầm lặng ở xứ Siberia xa xôi

Ở vùng Tây Siberia (Nga) xa xôi, hẻo lánh, nơi gần như biệt lập với những dòng sông đóng băng vào mùa đông, cuộc sống và công việc của người dân vẫn âm thầm tiếp diễn.

Cuộc sống thầm lặng ở xứ Siberia xa xôi - Hình 1

Khu vực từng là khu nhà tù rộng lớn bên bờ sông Ket ở vùng Tomsk, Siberia, Nga, giờ đây mọc lên những ngôi nhà gỗ đơn sơ, biệt lập với phần còn lại của thế giới.

Cuộc sống thầm lặng ở xứ Siberia xa xôi - Hình 2

Mỗi đêm vào khoảng 4h sáng, bà Olga Voroshilova và chồng, ông Yevgeny Sadokhin, lại ngồi bên chiếc radio thời Liên Xô kêu rè rè và nói vào đó một chuỗi số ký hiệu lặp lại. Đó là công việc thường nhật của họ: truyền đi các số liệu thời tiết từ trạm khí tượng gần nhà.

Cuộc sống thầm lặng ở xứ Siberia xa xôi - Hình 3

"Shum-5. Shum-4. Anh ghi được chưa? Báo cáo, tôi ở trạm Shum-5 đây", ông Sadokhin, người truyền dữ liệu từ trạm khí tượng hẻo lánh bên sông Ket, nói.

Cuộc sống thầm lặng ở xứ Siberia xa xôi - Hình 4

Công việc của cặp đôi (ảnh) là thu thập các số đo từ cánh gió và áp kế gần nhà để báo cáo về trụ sở Cơ quan Thời tiết của vùng. Hai người cùng cô con gái Ksenia và một gia đình khác chuyển đến đây từ nhiều năm trước. Họ bỏ công việc và căn hộ của mình ở thủ phủ của vùng để đến nơi biệt lập này, tận hưởng cuộc sống tự do, hòa mình vào thiên nhiên.

Cuộc sống thầm lặng ở xứ Siberia xa xôi - Hình 5

Trạm khí tượng được thiết kế như túp lều đơn sơ, không có mạng điện thoại lẫn đường dây Internet. Họ nhận thực phẩm đóng gói từ trụ sở Cơ quan Thời tiết địa phương, nhưng không đều đặn. Nhiều khi đồ ăn chỉ là vài thanh chocolate nhưng họ cũng sẵn lòng chia sẻ với phóng viên Emile Ducke của New York Times, người ghi lại phóng sự ở đó. Trong ảnh, Ksenia hong người sau khi bơi ở sông.

Cuộc sống thầm lặng ở xứ Siberia xa xôi - Hình 6

Mặc dù ngoằn ngoèo và tương đối nhỏ, sông Ket từng là một phần của cung đường quan trọng ở Siberia. Sau khi xây dựng một con kênh vào cuối thế kỷ 19, nó là nhánh nối liền hai con sông lớn nhất nước Nga, Ob và Yenisey.

Cuộc sống thầm lặng ở xứ Siberia xa xôi - Hình 7

Thời tiết khắc nghiệt ở đây tàn phá những con đường bộ, đóng băng chúng vào mùa đông và trộn lẫn giữa bùn lầy và sỏi đá vào mùa hè. Khoảng cách lái xe được tính bằng ngày và tuần. Mọi người phải di chuyển trên sông Ket trước khi tuyến đường sắt xuyên Siberia được xây dựng qua đây.

Cuộc sống thầm lặng ở xứ Siberia xa xôi - Hình 8

Vào đầu những năm 1900, để di chuyển từ Tây sang Đông nước Nga, dù là nông dân, thương nhân hay quân đội Sa hoàng, đều phải đi bằng đường sắt. Dần dà, sông Ket lui vào dĩ vãng.

Cuộc sống thầm lặng ở xứ Siberia xa xôi - Hình 9

Với những cư dân của trạm thời tiết, sự hẻo lánh của Ket hứa hẹn đem đến cho họ sự tự do, phóng khoáng. Với họ, nơi đây như chốn tận cùng của Trái Đất, không phải nơi tù ngục với những bức tường và hàng rào dây thép gai đen tối. Từng có nhiều tù nhân bị bắt và đi đày ở làng Narym, gần nơi sông Ket gặp sông Ob.

Cuộc sống thầm lặng ở xứ Siberia xa xôi - Hình 10

Aidara, cộng đồng khác bên bờ sông Ket, là nơi sinh sống của nhóm tôn giáo tách khỏi Giáo hội Chính thống giáo Nga vào thế kỷ 17. Họ chiếm phần lớn trong số khoảng 150 cư dân của ngôi làng. Đối với họ, khoảng cách có nghĩa là sự bảo vệ.

Cuộc sống thầm lặng ở xứ Siberia xa xôi - Hình 11

Vào mùa đông, khi nhiệt độ dao động từ âm 30 đến âm 50 độ C, con sông biết thành "đại lộ băng" ngoằn ngoèo, vững chắc. Dân làng Narym sẽ khoan lỗ trên sông Ob, gần cửa sông Ket, thả lưới và bắt cá.

Cuộc sống thầm lặng ở xứ Siberia xa xôi - Hình 12

Còn những người khai thác gỗ ở cộng đồng Katayga, nơi không có cầu bắc qua sông, phải chờ đến khi dòng sông đóng băng mới có thể chất gỗ lên xe tải, đưa đi phân phối.

Cuộc sống thầm lặng ở xứ Siberia xa xôi - Hình 13

Không có linh mục nào sinh sống ở đây, các tín đồ Chính Thống giáo Nga ở Katayga phải chờ linh mục từ làng bên cạnh ghé thăm. Nhưng vị linh mục phải di chuyển tới 6 giờ, băng qua đường bộ và phà, nên ông hiếm khi lui tới. Vì vậy, bà Marina Prosukina, cư dân Katayga, đã phá lệ thay mặt linh mục dẫn dắt các buổi lễ cầu kinh vào chủ nhật và xức dầu lên thánh giá của các tín đồ. Thông thường, nữ tín đồ Chính thống giáo không đảm nhận nhiệm vụ này.

Cuộc sống thầm lặng ở xứ Siberia xa xôi - Hình 14

Song kể cả các quy định và lễ nghi nghiêm ngặt như vậy cũng phải "đầu hàng" ở nơi hẻo lánh như Ket. Bởi vậy, dọc theo bờ sông, người ra cảm nhận được một thứ tự do đặc biệt.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ngắm hổ mang chúa dài 38m ôm đá quý, linh vật xuân Ất Tỵ 2025 của Phú YênNgắm hổ mang chúa dài 38m ôm đá quý, linh vật xuân Ất Tỵ 2025 của Phú Yên
10:59:07 20/01/2025
Sắc xuân rực rỡ trên cánh đồng hoa Tết lớn nhất Bình DươngSắc xuân rực rỡ trên cánh đồng hoa Tết lớn nhất Bình Dương
11:09:47 20/01/2025
Nam du khách tử vong bí ẩn trên hòn đảo 'tử thần'Nam du khách tử vong bí ẩn trên hòn đảo 'tử thần'
21:31:45 20/01/2025
Lễ hội chùa Hương năm 2025 có gì mới?Lễ hội chùa Hương năm 2025 có gì mới?
20:45:00 20/01/2025
Đường hoa Xuân Menas Mall 2025: Không gian giao thoa truyền thống và hiện đạiĐường hoa Xuân Menas Mall 2025: Không gian giao thoa truyền thống và hiện đại
20:57:38 20/01/2025
Du khách kéo đến xem rắn hổ mang lấp lánh dát vàng ở Phú YênDu khách kéo đến xem rắn hổ mang lấp lánh dát vàng ở Phú Yên
11:02:16 20/01/2025
Trải nghiệm cảm giác chân thật, sống động với bản đồ du lịch Côn ĐảoTrải nghiệm cảm giác chân thật, sống động với bản đồ du lịch Côn Đảo
11:12:07 20/01/2025
Nhung nhớ sắc hoa của mùa xuân cao nguyênNhung nhớ sắc hoa của mùa xuân cao nguyên
20:47:32 20/01/2025

Tin đang nóng

Cuộc sống của Thanh Thanh Hiền và Chế Phong sau khi ly hônCuộc sống của Thanh Thanh Hiền và Chế Phong sau khi ly hôn
21:22:47 21/01/2025
Mèo nhấn nút gửi email xin thôi việc khiến cô chủ thất nghiệp ngay trước TếtMèo nhấn nút gửi email xin thôi việc khiến cô chủ thất nghiệp ngay trước Tết
22:09:58 21/01/2025
Quốc Trường U40: Chưa yêu ai dù đẹp trai, giàu có và sở hữu chuỗi nhà hàngQuốc Trường U40: Chưa yêu ai dù đẹp trai, giàu có và sở hữu chuỗi nhà hàng
23:20:04 21/01/2025
3 chị đẹp được dự đoán trở thành quán quân 'Đạp gió' mùa 23 chị đẹp được dự đoán trở thành quán quân 'Đạp gió' mùa 2
21:27:46 21/01/2025
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Hương Giang - Kỳ Duyên đọ sắc bùng nổ, 1 mỹ nam đẹp không tì vết chiếm trọn spotlightThảm đỏ hot nhất hôm nay: Hương Giang - Kỳ Duyên đọ sắc bùng nổ, 1 mỹ nam đẹp không tì vết chiếm trọn spotlight
23:29:01 21/01/2025
Lời nhắn cuối đáng ngờ Justin Bieber gửi bà xã trước khi nhấn nút unfollow chấn động toàn cầuLời nhắn cuối đáng ngờ Justin Bieber gửi bà xã trước khi nhấn nút unfollow chấn động toàn cầu
22:44:58 21/01/2025
Cách đáp trả của Vũ Luân trước tin đồn gây hoang mang cho người hâm mộCách đáp trả của Vũ Luân trước tin đồn gây hoang mang cho người hâm mộ
23:23:24 21/01/2025
Biến căng: Justin Bieber hủy theo dõi bà xã Hailey BieberBiến căng: Justin Bieber hủy theo dõi bà xã Hailey Bieber
21:34:01 21/01/2025

Tin mới nhất

Hamburg Bunker: Từ biểu tượng chiến tranh thành điểm đến sang trọng

Hamburg Bunker: Từ biểu tượng chiến tranh thành điểm đến sang trọng

11:50:21 21/01/2025
Hamburg Bunker, một biểu tượng của quá khứ đau thương, đã có một cuộc lột xác ngoạn mục để trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn.
Ngẫm nghĩ những điều nhận được khi lần đầu tiên trải nghiệm leo núi

Ngẫm nghĩ những điều nhận được khi lần đầu tiên trải nghiệm leo núi

11:46:25 21/01/2025
Dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn, thử thách bản thân để chinh phục thiên nhiên, cô nàng đã có lần đầu tiên trải nghiệm leo núi thú vị và nhận ra được nhiều giá trị đáng quý.
Điểm đến 'Đi về nơi có gió' sẵn sàng đón du khách

Điểm đến 'Đi về nơi có gió' sẵn sàng đón du khách

11:39:06 21/01/2025
Đi về nơi có gió tiếp tục hứa hẹn là một điểm đến tuyệt vời, lý tưởng để người dân và du khách cùng nhau khám phá, lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt đẹp trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Mai anh đào Đà Lạt bung nở rực sắc hồng đón Tết

Mai anh đào Đà Lạt bung nở rực sắc hồng đón Tết

11:30:21 21/01/2025
Đà Lạt đang vào mùa đẹp nhất trong năm khi khắp những triền đồi vùng ngoại ô, những cánh hoa mai anh đào e ấp hé nở.
Khách Việt đến Nhật Bản năm 2024 'đông chưa từng có'

Khách Việt đến Nhật Bản năm 2024 'đông chưa từng có'

11:27:29 21/01/2025
Đây là thống kê mới nhất của Cơ quan Xúc tiến du lịch Nhật Bản tại Việt Nam (JNTO). Theo đơn vị này, năm 2024, lượng du khách Việt Nam đến Nhật Bản đạt mức cao nhất lịch sử.
Du khách Ba Lan thích thú trải nghiệm tour 'Tây ăn Tết ta' tại TP.HCM

Du khách Ba Lan thích thú trải nghiệm tour 'Tây ăn Tết ta' tại TP.HCM

11:16:47 21/01/2025
Ấn tượng với ẩm thực và văn hóa Việt, gần 100 du khách Ba Lan đã có một trải nghiệm đáng nhớ trong tour Tây ăn Tết ta tại TP.HCM.
Khám phá vẻ đẹp hoang sơ của Bãi Dài

Khám phá vẻ đẹp hoang sơ của Bãi Dài

11:15:35 21/01/2025
Bãi Dài là một trong những bờ biển đẹp nhất ở đảo ngọc Phú Quốc, với làn nước trong xanh, bãi cát trắng mịn trải dài cùng cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ.
Khách Việt Nam đến Nhật Bản đạt mức cao nhất trong lịch sử

Khách Việt Nam đến Nhật Bản đạt mức cao nhất trong lịch sử

21:29:12 20/01/2025
Cơ quan Xúc tiến du lịch Nhật Bản tại Việt Nam (JNTO) cho biết, năm 2024, số lượng du khách Việt Nam đến Nhật Bản tiếp tục đạt mức cao nhất trong lịch sử.
Loạt khách sạn từ chối cho các đôi chưa đăng ký kết hôn thuê chung phòng

Loạt khách sạn từ chối cho các đôi chưa đăng ký kết hôn thuê chung phòng

21:28:30 19/01/2025
Trong thông báo gửi tới các đối tác tại thành phố Meerut, cách Delhi 80km, một chuỗi khách sạn nổi tiếng cho biết họ có thể từ chối các đôi chưa đăng ký kết hôn thuê chung phòng.
Viên ngọc bên bờ Biển Đông

Viên ngọc bên bờ Biển Đông

21:24:17 19/01/2025
Vùng đất Bình Châu (Bình Sơn) được ví như viên ngọc bên bờ Biển Đông. Nơi đây không chỉ có cảnh đẹp, mà còn sở hữu nhiều di sản lịch sử - văn hóa, địa chất, địa mạo độc đáo.
Gành Đá Đĩa bừng sáng trong ánh bình minh

Gành Đá Đĩa bừng sáng trong ánh bình minh

11:22:49 19/01/2025
Với tầng tầng lớp lớp đá đen bóng xếp chồng lên nhau theo hình bậc thang kỳ thú, gành Đá Đĩa là một trong những thắng cảnh nổi tiếng, độc đáo nhất của Việt Nam.
Sắc màu từ lễ hội Mahakumbh Mela

Sắc màu từ lễ hội Mahakumbh Mela

11:16:44 19/01/2025
Kéo dài trong 45 ngày, lễ hội Mahakumbh Mela lớn nhất hành tinh đang diễn ra tại Ấn Độ với sự tham gia của khoảng 450 triệu tín đồ đạo Hindu trong và ngoài nước.

Có thể bạn quan tâm

Lừa đảo ký hợp đồng mua bán nhà rồi cuỗm tiền của khách hàng

Lừa đảo ký hợp đồng mua bán nhà rồi cuỗm tiền của khách hàng

Pháp luật

07:09:59 22/01/2025
Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đang tìm người liên quan đến vụ án Lê Xuân Định can tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty TNHH đầu tư phát triển nhà Khương Điền, Công ty TNHH đầu tư phát triển nhà Phúc Phát Điền.
Cách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâu

Cách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâu

Sáng tạo

06:43:02 22/01/2025
Tuyết mai nngày càng được ưa chuộng để trang trí nhà cửa mỗi dịp Tết; dưới đây là bí quyết giúp bạn cắm cành tuyết mai nở đều, khoe sắc thắm và giữ được độ tươi lâu.
Loài động vật đầu tiên biết đặt tên cho nhau giống con người, sử dụng ngôn ngữ riêng để gọi nhau

Loài động vật đầu tiên biết đặt tên cho nhau giống con người, sử dụng ngôn ngữ riêng để gọi nhau

Lạ vui

06:42:52 22/01/2025
Một khảo sátcho thấy những con voi ở Công viên Quốc gia Amboseli của Kenya dường như gọi nhau bằng những tên riêng bằng cách sử dụng những tiếng ầm ầm trầm và phức tạp.
Không thời gian - Tập 32: Quý giúp Hồi vì muốn trả ơn

Không thời gian - Tập 32: Quý giúp Hồi vì muốn trả ơn

Phim việt

06:41:35 22/01/2025
Vì mang ơn cứu mạng của Thương - người chị thân thiết với Hồi, Quý muốn làm điều gì đó để giúp người đồng hương với mình.
Pogba hé lộ bến đỗ mới

Pogba hé lộ bến đỗ mới

Sao thể thao

06:41:31 22/01/2025
Paul Pogba từ chối lời đề nghị chuyển nhượng từ Nga trong thời gian chịu án cấm thi đấu vì doping, đồng thời ưu tiên khoác áo CLB có suất dự Champions League.
Cảnh giác nguy cơ tai nạn sinh hoạt ở trẻ em dịp Tết

Cảnh giác nguy cơ tai nạn sinh hoạt ở trẻ em dịp Tết

Sức khỏe

06:31:15 22/01/2025
Sau quá trình hồi sức tích cực bằng các biện pháp thở máy, ổn định huyết động, sử dụng kháng sinh và biện pháp hạ thân nhiệt chủ động để bảo vệ não, các trẻ đã ổn định sức khỏe. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần theo dõi các di chứng thần kinh.
Clip: Hải Tú "quắn quéo" khi bất ngờ được Sơn Tùng gọi với danh xưng đặc biệt

Clip: Hải Tú "quắn quéo" khi bất ngờ được Sơn Tùng gọi với danh xưng đặc biệt

Sao việt

06:20:55 22/01/2025
Bất ngờ được Sơn Tùng gọi tên đầu tiên, Hải Tú không khỏi bẽn lẽn và che mặt cười. Sau đó hot girl sinh năm 1997 lên bục giảng, đặt những câu hỏi vui nhộn cho các em nhỏ
Tết này hãy nấu món canh vừa ngon miệng lại đẹp mắt, nước dùng đậm đà ai ăn cũng khen

Tết này hãy nấu món canh vừa ngon miệng lại đẹp mắt, nước dùng đậm đà ai ăn cũng khen

Ẩm thực

06:04:35 22/01/2025
Hãy tưởng tượng, khi món canh trứng cuộn nhân tôm thịt thơm ngon này được bưng ra bàn, tất cả mọi người đều bị kích thích bởi mùi thơm và hình thức ấn tượng.
Mỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổi

Mỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổi

Hậu trường phim

05:59:45 22/01/2025
Nhờ vai Lăng Diệu Diệu, Ngu Thư Hân thu hút thêm được rất nhiều fan mới. Không ít người cho biết họ vốn không thích cô nàng, nhưng sau đó đã phải quay xe sau khi xem Vĩnh dạ tinh hà .
(S)TRONG Trọng Hiếu và Cường Seven lập nhóm nhạc sau 'Anh trai vượt ngàn chông gai'

(S)TRONG Trọng Hiếu và Cường Seven lập nhóm nhạc sau 'Anh trai vượt ngàn chông gai'

Nhạc việt

05:56:54 22/01/2025
Sau những màn kết hợp ăn ý trong Anh trai vượt ngàn chông gai , (S)TRONG Trọng Hiếu và Cường Seven chính thức lập nên nhóm nhạc nam Sx7 và úp mở sản phẩm âm nhạc mới.
Táo Quân 2025 tung trailer chính thức, hé lộ nhiều câu nói ấn tượng

Táo Quân 2025 tung trailer chính thức, hé lộ nhiều câu nói ấn tượng

Tv show

05:56:15 22/01/2025
Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2025 sẽ tiếp tục có sự xuất hiện của các nghệ sĩ kỳ cựu đã gắn bó với chương trình này hơn 2 thập kỷ qua