Nói công ty Hàn mê tín, bảo thủ, trọng bằng cấp, nàng công sở dấy lên đại hội bóc “phốt” tập thể
Sốc văn hóa luôn là vấn đề mà dân công sở phải đối mặt mỗi khi quyết định làm việc cho công ty nước ngoài.
Được làm việc ở các công ty nước ngoài là điều mà không ít dân công sở ao ước. Bên cạnh lương, thưởng, chế độ phúc lợi; những kiến thức cũng như kỹ năng quý báu học hỏi được từ nhân sự cấp cao của những công ty này cũng là yếu tố vô cùng thu hút.
Tuy nhiên, làm việc trong công ty nước ngoài đồng nghĩa với việc chúng ta phải nhanh chóng thích ứng cũng như làm quen với một nền văn hóa mới, bởi lẽ văn hóa công sở cũng giống như văn hóa của một đất nước, chẳng quốc gia nào giống quốc gia nào.
Và không phải ai cũng may mắn thành công trong công cuộc thích nghi văn hóa. Có không ít người nhanh chóng vỡ mộng vì sự khác biệt quá đỗi lớn lao trong cung cách làm việc của con người giữa các quốc gia.
Chúng ta đã không ít lần được nghe những bài tâm sự của dân công sở trên mạng xã hội về việc nhiều công ty Nhật không giống với những gì được tô vẽ trên truyền thông, thì vừa mới đây, một công ty Hàn Quốc đã bị cho “lên dĩa” thông qua bài đăng của một nàng công sở:
“Chào các bạn, ở đây đã có ai từng làm việc với công ty Hàn Quốc chưa ạ? Mình từng dạy tiếng Việt cho 1 anh người Hàn, và làm thêm ở một nhà hàng có đến 50% là khách Hàn Quốc, sau đó thì làm Marketing ở 1 công ty Hàn. Nhân có bạn nói về kinh nghiệm làm việc ở các công ty nước ngoài, mình cũng xin được chia sẻ chút trải nghiệm làm việc của mình với người Hàn ạ. Hy vọng giúp được gì đó cho bạn.
1. KHÁ MÊ TÍN
Ở trong tòa nhà mình từng làm, đa số là căn hộ và công ty của người Hàn. Các tầng số 4 sẽ bị loại bỏ thay thành tầng 3B vì người Hàn cho rằng số 4 là số tử. Số 13 cũng hiếm khi thấy thay vào đó là tầng 12B. Người Hàn cũng hay tin vào các nhóm máu lắm các bác ạ, mình chưa thấy ai bị loại vì nhóm máu nhưng họ cũng để ý lắm. Không dùng mực đỏ để viết tên người sống, cái này là kỵ lắm nha. Mình từng dùng và bị sếp ngăn lại ngay lập tức.
2. KHÁ COI TRỌNG BẰNG CẤP
Không phải tất cả các loại bằng, nhưng mà bằng đại học thì nên có. Nhiều công ty yêu cầu gửi bản sao bằng đại học, bảng điểm ngay từ vòng ứng tuyển hoặc buổi phỏng vấn, nên bạn phải chuẩn bị kỹ càng nha. Bạn mà Google thì sẽ thấy bên Hàn bằng cấp, học thức rất rất được người Hàn coi trọng.
Video đang HOT
3. COI TRỌNG ẤN TƯỢNG ĐẦU TIÊN
Thực ra kinh nghiệm làm việc của mình khá hời hợt nhưng vẫn được lựa chọn vì buổi phỏng vấn tốt. Cũng như nhiều công ty khác, bạn đi phỏng vấn nên đến đúng giờ, mang theo bộ hồ sơ, ít nhất có CV và scan bằng cấp, bảng điểm. Ăn mặc chỉn chu, đàn ông nên mặc sơ mi (trắng càng tốt), sơ vin đi giày. Phụ nữ nên mặc lịch sự, trang điểm nhẹ. Phải tự tin nhưng khiêm tốn.
4. HƠI BẢO THỦ
Không biết có phải tất cả mọi người đều thế không, nhưng mấy người Hàn mình gặp đều thế ấy. Như sếp mình nếu có bệnh thì 1 là đến bệnh viện Hàn tại Việt Nam, hai là về Hàn chữa. Khi mua quà tặng đối tác, mời đối tác đi ăn thì sẽ chọn hàng “made in Korea” hết, chắc đây cũng là lòng tự tôn dân tộc chăng?”.
Ngay sau khi được đăng tải cách đây chưa lâu, bài đăng của cô gái đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo người dùng mạng. Từ vài dòng chia sẻ nhỏ, một đại hội bóc “phốt” công ty Hàn nói riêng và người Hàn nói chung đã được dấy lên. Rất nhiều bình luận bày tỏ cảm nhận, suy nghĩ về người Hàn đã được để lại bên dưới:
“Thiếu một điều nữa đó chính là họ muốn cải tiến nhưng không bao giờ chịu bỏ tiền ra để đầu tư. Miệng thì lúc nào cũng ra rã mà một hai bắt cải tiến từ cái đang có”.
“Phỏng vấn thì gọi 7 cô gái vào và cũng phỏng vấn 1 lúc, sau đó chọn 1 cô để đi làm. Mức lương thì tùy nơi nhưng nhìn chung mình thấy họ coi trọng bằng cấp. Bên cạnh đó, họ thường làm việc rất cảm tính, hứng lên là cần ngay, lúc sau lại bảo đổi cái khác”.
“Mình thấy họ khá có vấn đề về việc kiểm soát cảm xúc: nóng tính, thái độ trịch thượng, ghim sâu và dài nên các bạn đừng có mà đắc tội”.
Những công ty nước ngoài thường mang nét văn hóa giống với văn hóa của nước họ bởi về bản chất, nó không được đặt nền móng bởi những con người của đất nước sở tại. Và nếu họ thật sự không chuyên nghiệp trong cung cách làm việc cũng như quá đáng với bộ máy nhân sự, chắc chắn họ sẽ chẳng thể duy trì được hoạt động công ty để tồn tại và tiếp tục phát triển.
Vì lẽ đó, khi đã quyết định làm việc cho công ty nước ngoài, chị em công sở nên chuẩn bị tâm học hỏi và thích nghi cho bản thân mình. Bởi lẽ, vắng mợ chợ vẫn đông, với những phúc lợi mà bản thân các công ty đó có thể cung cấp cho người lao động, không ít người sẵn sàng xếp hàng để được vào làm việc.
Theo Trí Thức Trẻ
Kể chuyện "bỏ của chạy lấy người" khỏi công ty Nhật, nàng công sở còn tiết lộ 3 lý do gây bất ngờ
Với sự xuất hiện ngay giữa thời điểm nhiều dân công sở muốn nhảy việc, bên dưới phần bình luận, hàng loạt ý kiến đã được viết ra với hy vọng có thể giúp cho những ai đang thòm thèm nhảy sang công ty Nhật có thêm thông tin tham khảo.
Nhiều người hay kháo nhau rằng, các công ty Nhật Bản chính là môi trường đào luyện tốt nhất để giúp những cá nhân công sở trở nên ưu tú và xuất sắc hơn. Tuy nhiên, có lẽ giống như câu nói "công ty thì có công ty this, công ty that", không phải lúc nào công ty Nhật Bản cũng là môi trường làm việc trong mơ của hội công sở Việt.
Nói có sách mách có chứng, mới đây đã có một nàng công sở Việt đăng đàn chia sẻ về công ty Nhật Bản mà cô vừa "bỏ của chạy lấy người" như sau:
"Nhân dịp thấy câu chuyện nói về công ty Nhật nên mình cũng góp vui về công ty Nhật mà mình đã bỏ của chạy lấy người:
1. Không có lương tháng 13, với tiêu chí công ty đưa ra là, làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu, làm 12 tháng thì nhận lương 12 tháng là đúng rồi. Mình làm HR, đã giải thích với mấy "bác" là hầu hết các công ty đều có lương tháng 13, nhân viên xem đó là chuyện đương nhiên ở Việt Nam rồi, nhưng ở đây thì không, ứng viên phỏng vấn mấy vòng xong đến lúc offer nghe ko có lương tháng 13 thì chạy hết.
2. Vì không có gì để giữ chân nhân viên nên ký hợp đồng bắt buộc nghỉ việc báo trước 60 ngày. Nghe là thấy vô lý rồi nhưng HR vẫn phải ghi vào hợp đồng.
3. Offer lương bèo hơn thị trường, yêu cầu cao hơn người thường, tự cho rằng mình đang tạo cơ hội cho người Việt Nam làm việc có tính thử thách".
Câu chuyện trên sau khi đăng đàn ít lâu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng. Và với sự xuất hiện ngay giữa thời điểm sau Tết khá nhiều dân công sở muốn nhảy việc, bên dưới phần bình luận, hàng loạt ý kiến đã được viết ra với hy vọng có thể giúp cho những ai đang thòm thèm nhảy sang môi trường làm việc kiểu Nhật có thêm thông tin tham khảo.
"Mình đã trải qua công ty Nhật rồi nên đúng là khắc nghiệt nha. Khi đó công ty Nhật cho đi dép lông trong phòng làm việc, giày để bên ngoài, mình đi đôi màu hồng thì bị sếp nhắc nhở là không phù hợp. Rồi đi vệ sinh cũng được yêu cầu mang theo điện thoại vào để không miss cuộc gọi khách hàng. Toàn những điểm nhỏ nhặt thôi, nghe cũng không mấy vô lý nhưng hơi chặt.
Riêng đoạn cuối chủ thớt chia sẻ là trả thấp để tạo công ty mang tính thử thách cho người Việt thì ok đúng luôn, họ có tư duy trời ơi như vậy. Và sau 2 tháng làm thì mình xin bái bai luôn".
"Mình có trải nghiệm một công ty Nhật và phải công nhận là họ có nhiều quy định kỳ quái:
1. Không được để bất kỳ đồ gì lên bàn ngoài màn hình và bàn phím, dùng xong phải cất vào ngăn kéo ngay.
2. Uống nước bằng chai cá nhân, cất ngăn kéo, đến giờ mới được ra ngoài lấy thêm nước.
3. Không ăn trong công ty.
4. Không đeo trang sức".
"Cái này chắc tùy công ty. Chứ 2 công ty mình làm qua rồi thì lương thưởng rõ ràng đầy đủ nên vẫn muốn đầu quân cho Nhật. Việc làm rạch ròi, không có chuyện nhờ vả lẫn nhau, việc ai nấy làm, có tinh thần trách nhiệm cao. Chưa kể sếp còn tâm lý kiểu rất dễ thương ý, nghe mình ốm là gọi điện ngay hỏi tình hình, hỏi mình có muốn ở nhà nghỉ ngơi không, sếp duyệt cho nghỉ,...".
Quả thật, dù đều là những quốc gia phương Đông nhưng môi trường công sở Việt và Nhật vẫn có nhiều sự khác biệt rõ rệt trong văn hóa nội bộ, các quy tắc ngầm cũng như là chính sách đãi ngộ dành cho nhân viên. Cho nên, ôm giấc mơ màu hồng đến với công ty Nhật, không ít người Việt cảm thấy khá sốc tương tự như nàng công sở nhân vật chính và hai bình luận đầu tiên bên trên.
Nói thế không có nghĩa là đánh đồng tất cả các công ty Nhật đều giống nhau, bởi như đã trình bày ở đầu, công ty Nhật cũng có công ty "this" công ty "that", cho nên bên cạnh những công ty gây khiếp sợ vẫn còn tồn tại không ít môi trường khiến dân công sở Việt nào cũng ao ước (như bình luận thứ 3). Đa số các công ty kiểu thế khi về Việt Nam đã chấp nhận Việt hóa đi ít nhiều sao cho phù hợp với văn hóa của người lao động bản xứ.
Theo ttvn.toquoc.vn
Cứ đúng 12h đêm là bị sếp nhắn tin giao việc, nàng công sở hội ý dân mạng: Em nên xin nghỉ với lý do gì? "Vừa mới vào làm ở một công ty nước ngoài do người quen giới thiệu nhưng rất hãm, mỗi ngày cứ đúng 12h đêm là sếp nhắn làm task cho sếp. Mới làm được 2 tuần như 2 tuần địa ngục". Tan làm trở về nhà và đêm đến đánh một giấc thật ngon lành - đây chắc có lẽ là khoản thời...