Nơi có thời tiết khắc nghiệt ngang đỉnh Everest
Đỉnh núi Washington (dãy Presidental, Mỹ) chỉ cao gần 2.000 m nhưng có thời tiết khắc nghiệt ngang đỉnh Everest, nơi cao 8.848 m.
Washington là đỉnh núi cao nhất phía đông bắc nước Mỹ, nằm trên dãy Presidential, bang New Hampshire. Ngọn núi còn có tên gọi khác là Waumbik (tảng đá trắng) hay Agicochook (ngôi nhà của các vị thần).
Ảnh: racing_through_transition.
Đỉnh Washington có khí hậu khắc nghiệt. Tại đây, tuyết rơi quanh năm, sương dày đặc, gió giật mạnh, nhiệt độ thấp. Dù chỉ nằm ở độ cao 1.900 m, thời tiết ở đỉnh Washington chẳng khác gì ở đỉnh Everest với độ cao 8.848 m.
Ảnh: mountain_top_meteorologist.
Vì đỉnh núi nằm ngay đường đi của nhiều cơn bão, phần lớn là những cơn bão từ Đại Tây Dương đến phía nam, tây bắc Thái Bình Dương. Mùa đông, nơi này phải hứng chịu những cơn gió mạnh dữ dội, nhiệt độ xuống thấp tới âm chục độ C.
Theo Amusing Planet, đỉnh núi là nơi có gió giật nhanh và mạnh nhất hành tinh. Con số kỷ lục ghi được là 372 km/h, được đo vào ngày 12/4/1934. Để tránh gió quật, tòa nhà chính của đài quan sát trên đỉnh Washington được gắn chặt mặt đất bằng dây xích bản lớn.
Video đang HOT
Ảnh: racing_through_transition.
Nơi đây cũng có lượng mưa lớn, tuyết rơi dày hàng ngày. Lượng tuyết kỷ lục từng đo được tại đây là 125 cm trong 24h vào tháng 2/1069. Mặc dù thời tiết khắc nghiệt, đỉnh Washington vẫn hấp dẫn nhiều tín đồ du lịch mạo hiểm chinh phục.
Đường mòn Appalachian là địa điểm lý tưởng với những người yêu thích trekking vào trời tuyết. Ngoài đài quan sát trên đỉnh, địa điểm này còn nổi tiếng với một bảo tàng từng là khách sạn. Bảo tàng có bức tường đá dày 2,4 m để cách nhiệt.
Để đến đỉnh Washington, du khách có thể trekking, lái xe qua đường mòn Mount Washington Auto Road hoặc ngồi tàu hỏa. Đường mòn chỉ cho phép xe qua lại từ tháng 5-10 để tránh trường hợp tai nạn do thời tiết xấu. Vào mùa thu, du khách có thể lựa chọn đi tàu hỏa để ngắm cảnh.
Vùng đất có thời tiết tệ nhất thế giới
Đỉnh Washington chỉ cao 1.900 m nhưng thời tiết của nó khắc nghiệt tương đương những gì bạn phải trải qua trên đỉnh Everest hay Nam Cực.
Nằm trên dãy núi Presidential bang New Hampshire, Washington là đỉnh cao nhất ở đông bắc nước Mỹ và là ngọn núi nổi bật nhất phía đông sông Mississippi. Trước khi người châu Âu đến định cư, người bản xứ gọi ngọn núi là Agiocochook (Nhà của các vị thần vĩ đại) hoặc Waumbik (Những tảng đá trắng) - do nơi đây thường xuyên bị băng tuyết bao phủ.
Ngày nay, nó được biết đến nhiều hơn với tên gọi Nơi có thời tiết xấu nhất thế giới , theo cách gọi của Charles Brooks, người lập ra đài quan sát trên đỉnh núi.
Đỉnh Washington nằm trong vùng khí hậu ôn hòa nhưng mang đầy đủ đặc điểm của vùng Bắc Cực. Cực lạnh, tuyết rơi quanh năm, sương mù dày đặc, mọi nơi phủ băng và gió mạnh là những gì du khách được nghe về khu vực này. Đỉnh núi chỉ cao 1.900 m, nhưng nó quanh năm phải hứng chịu những thời tiết khắc nghiệt nhất hành tinh, mức độ "khủng khiếp" có thể so sánh với những gì du khách phải chịu đựng ở đỉnh Everest (cao 8.848m) hay Nam Cực.
Nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận tại đỉnh núi là -46 độ C, lạnh chỉ kém Nam Cực. Tốc độ gió cao nhất ở đây được ghi nhận là 372km/h. Thậm chí, cấp độ gió này còn vượt qua hầu hết siêu bão và trung bình 110 ngày một năm, đỉnh núi chịu mức gió này. Vào ngày 16/1/2004, nhiệt độ trên đỉnh núi được ghi nhận là -42 độ C, cùng sức gió 140,8 km/h tạo ra những cơn gió lạnh 74,77 độ C.
Thời tiết khắc nghiệt của đỉnh Washington phải gánh chịu là do vị trí địa lý. Đỉnh núi nằm ngay đường đi của nhiều cơn bão, phần lớn cà những cơn bão từ Đại Tây dương đến phía nam, vùng Vịnh và tây bắc Thái Bình Dương. Vào mùa đông, do chênh lệch nhiệt độ tương đối lớn giữa vùng Đông Bắc Đại Tây Dương và Đại Tây Dương, hệ thống áp suất thấp phát triển dọc theo đường bờ biển đã tạo ra những cơn gió mạnh giữ dội.
Ảnh: Ben Frantz Dale/Commons Wiki
Trong gần 62 năm, đỉnh núi là nơi có gió giật nhanh và mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất, với con số kỷ lục 372km/h được ghi nhận vào ngày 12/4/1934. Kỷ lục này bị phá vỡ trong trận bão Olivia năm 1996 tại Australia. Tòa nhà chính của Đài quan sát Đỉnh Washington được xây trên đỉnh núi vào năm 1932 và chúng được gắn chặt với mặt đất bởi những sợi dây xích, đề phòng bị gió thổi bay.
Núi cũng có lượng mưa lớn. Tuyết rơi hàng ngày, trung bình hơn 711 cm một năm. Tháng 2/1969, một lượng tuyết dày kỷ lục 125 cm đã rơi trong 24 giờ. Ảnh: Wall Street Journal
Bất chấp thời tiết khắc nghiệt, đỉnh núi và đài quan sát là những điểm du lịch hút khách trước đại dịch. Ngọn núi là nơi những yêu thích của những người đi bộ đường dài. Bức ảnh trên được một du khách chụp hồi tháng 6/2019.
Nhiều người đã đổ xô tới đây để đi trên đường mòn Appalachian, băng qua đỉnh núi. Ảnh: Edward Faulkner/Flickr
Gió lớn cũng giúp nơi này trở thành điểm lý tưởng để du khách bay tàu lượn. Ảnh: Mount Washington Soaring Association
Tip-Top House, nằm trên đỉnh núi, trước là một khách sạn có tường dày 2,4m để giữ ấm. Ngày nay, nơi đây là một bảo tàng. Ảnh: Amusing Planet
Có ba cách để chinh phục đỉnh Washington: leo núi, lái xe ô tô qua đường mòn chuyên dụng Mount Washington Auto Road và tàu hỏa. Với hai hình thức đầu tiên, bạn nên đi cùng hướng dẫn viên dày dặn kinh nghiệm. Nếu muốn tự lái xe, thời điểm thích hợp để du khách làm điều này là từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm.
Chồng đưa vợ đi chụp ảnh áo dài khắp thế giới Thanh Tùng (37 tuổi) cùng vợ chụp các bộ ảnh áo dài tại Anh, Italy, Ai Cập, Nhật Bản, Singapore... Ảnh chụp tại cầu tháp London, Anh. Tháng 5/2018, Hoàng Thanh Tùng (37 tuổi, Hà Nội) và vợ bắt đầu thực hiện bộ ảnh mặc áo dài check-in tại nhiều địa danh trên thế giới. "Ý tưởng đến từ một câu nói đùa,...