Nơi có hạt muối ngon, cùng với cá cơm làm nên nước mắm Phú Quốc
Xã An Ngãi, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu có nghề làm muối là một trong những nghề truyền thống được diêm dân gìn giữ từ lâu đời theo kiểu “cha truyền con nối”.
Hiện nay, với công nghệ làm muối sạch tiên tiến, hạt muối An Ngãi đã vươn xa và là 1 trong những nơi cũng cấp muối ngon cho những vựa làm nước mắm ở Phú Quốc (Kiên Giang). Những năm qua, Hội ND cùng các cấp, ngành, đoàn thể đã vào cuộc hỗ trợ diêm dân nâng cao thu nhập từ nghề muối.
Hạt muối mặn mòi
Với diện tích 371ha đất ruộng muối, nghề làm muối được xem là nghề truyền thống ở xã An Ngãi, huyện Long Điền. Mới đây, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có quyết định công nhận nghề truyền thống sản xuất muối xã An Ngãi. Đây là niềm vui với chính quyền và nhân dân địa phương, là động lực để các diêm dân tiếp tục bám nghề.
Diêm dân xã An Ngãi, huyện Long Điền (Bà Rịa – Vũng Tàu) phấn khởi với thu nhập từ công việc sản xuất muối áp dụng công nghệ tiên tiến. Ảnh: H.Y
Video đang HOT
Xã An Ngãi do được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu, nguồn nước, đến nay nghề muối của xã An Ngãi đã có trên 150 năm hình thành và phát triển. Nghề muối chủ yếu sản xuất theo phương thức thủ công, được lưu truyền qua nhiều thế hệ diêm dân. Cùng với quá trình phát triển kinh tế – xã hội, nghề làm muối của xã An Ngãi trong những những năm qua đã có nhiều chuyển biến rõ nét.
Bà con diêm dân ở An Ngãi từ việc canh tác thủ công, sử dụng sức lao động và kinh nghiệm là chính, nay nhiều hộ đã áp dụng cơ – điện khí hóa vào sản xuất. Đưa nước vào ô phơi bằng sa quạt và máy bơm; sử dụng con lăn làm nền đất; cào muối bằng máy và vận chuyển muối bằng xe đẩy; dùng bạt nhựa làm nền kết tinh muối sạch, vừa giúp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí nhân công nhưng tăng thêm lợi nhuận.
Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ của Sở NNPTNT tỉnh cùng với các cấp, ngành, nhiều diêm dân của xã An Ngãi, huyện Long Điền đã được hướng dẫn phương thức sản xuất tiên tiến, chuyển giao công nghệ làm muối sạch (muối trải bạt).
Hội ND huyện Long Điền đã phối hợp tổ chức các hoạt động chuyển giao công nghệ, tập huấn kỹ thuật. Sau chuyển giao công nghệ, tập huấn kỹ thuật Hội thẩm định cho vay vốn đối với nhiều hộ diêm dân từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân. Thông qua hoạt động của HTX muối Chợ Bến, xã An Ngãi đã cung cấp muối cho thị trường trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM, đặc biệt là huyện Phú Quốc tỉnh Kiên Giang để làm nguyên liệu chế biến nước mắm có hương vị đậm đà thơm ngon nổi tiếng trong và ngoài nước.
Diêm dân ổn định với nghề
Qua đánh giá nhận xét, việc sản xuất muối theo phương pháp nghề truyền thống ở An Ngãi trung bình 1ha cho sản lượng từ 60-65 tấn, giá bán khoảng 900.000 đồng/tấn. Sau khi áp dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất, muối An Ngãi cho sản lượng 1ha đạt trung bình từ 110 – 120 tấn, giá bán từ 1.200.000 – 1.300.000 đồng/tấn. Vì vậy việc sản xuất muối trải bạt công nghệ tiên tiến tính theo doanh thu sẽ cao hơn muối truyền thống khoảng 70 triệu đồng/ha.
Để tạo điều kiện cho bà con diêm dân ổn định sản xuất, nhân rộng có hiệu quả mô hình sản xuất muối trải bạt, đầu năm 2019, Hội ND xã An Ngãi đã lập dự án để vay vốn từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện Long Điền với số tiền 750 triệu đồng. Số vốn này giải ngân cho 15 hộ diêm dân vay để đầu tư mở rộng mô hình sản xuất muối trải bạt trong thời gian 2 năm. Dự án hướng tới mục tiêu cải tạo thêm 20ha diện tích sản xuất muối trải bạt trong vụ muối 2019 – 2020; giải quyết việc làm mới cho 405 công lao động; góp phần xây dựng tổ chức Hội, nguồn lực của Hội.
Theo báo cáo của Hội ND xã An Ngãi, mô hình muối trải bạt ban đầu có 12 hộ thực hiện, đến nay đã có 32 hộ tham gia với tổng diện tích 40ha. Hội ND xã đã tuyên truyền vận động hội viên, nông dân và chi hội diêm nghiệp nhân rộng mô hình này. Nhiều hộ bước đầu đã khá, giàu nhờ nghề làm muối trải bạt như hộ ông Nguyễn Văn Gia, Huỳnh Văn Thuyết, Lê Minh Sơn, Nguyễn Văn Hùng…
Tuy nhiên, chuyển đổi toàn bộ diện tích ruộng muối truyền thống ở An Ngãi sang làm muối sạch là rất khó vì hầu hết đời sống của diêm dân còn khó khăn, trong khi chi phí để đầu tư để sản xuất muối trải bạt còn cao. Hội ND xã An Ngãi kiến nghị, để mô hình sản xuất muối sạch được tiếp tục nhân rộng, ngoài những nỗ lực của diêm dân cần sự hỗ trợ nhiều hơn của ngành muối và của các ban ngành chức năng tỉnh, huyện.
Theo Danviet
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu hồi chủ trương đầu tư dự án Khu biệt thự Long Hải
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành văn bản thu hồi và chấm dứt hiệu lực văn bản số 1929/UBND-VP ngày 02/4/2008 của UBND tỉnh về chấp thuận chủ trương đầu tư dự án và văn bản số 7552/UBND-VP ngày 04/11/2010 của UBND tỉnh về việc đổi tên và thay đổi pháp nhân chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng Khu biệt thự cao cấp cho thuê tại thị trấn Long Hải, huyện Long Điền.
Mọi chi phí chuẩn bị đầu tư phát sinh (nếu có) liên quan đến Dự án, Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu (Công ty UDEC) tự chịu trách nhiệm.
Lý do thu hồi dự án là bởi từ khi được UBND tỉnh chấp thuận chủ đầu tư (2008) và UBND huyện Long Điền phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500, đến nay Công ty UDEC vẫn chưa hoàn thành việc giải phóng mặt bằng, thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án chưa hoàn chỉnh. Dự án chậm triển khai theo quy định.
UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan rà soát lại các thủ tục đất đai của dự án, xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo UBND tỉnh xử lý theo quy định Luật Đất đai. Đồng thời giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng, UBND huyện Long Điền và các cơ quan liên quan rà soát, đề xuất lập danh mục kêu gọi đầu tư dự án theo quy định.
Ngoài ra, UBND tỉnh cũng giao Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Long Điền và các đơn vị có liên quan tổ chức thu hồi hoặc trình UBND tỉnh thu hồi các văn bản liên quan đến quá trình triển khai thủ tục thực hiện dự án nêu trên.
Đồng thời, UBND huyện Long Điền có trách nhiệm thực hiện công bố chủ trương thu hồi dự án trên cho người dân trong vùng dự án được biết và định hướng quy hoạch của khu đất sau khi thu hồi dự án.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Có "lá bùa" hỗ trợ, tàu cá "67" vẫn làm ăn chật vật Nghị định 67 của Chính phủ được coi như "lá bùa" giúp nhiều ngư dân đóng tàu công suất lớn để vươn khơi, bám biển. Tuy nhiên, bên cạnh các tàu cá hoạt động hiệu quả, vẫn còn một số tàu đạt lợi nhuận chưa cao, khiến việc trả nợ ngân hàng của ngư dân gặp nhiều khó khăn. Khó khăn bủa vây...