Nỗi cơ cực của nàng dâu ít học trong gia đình chồng toàn thạch sĩ
Thú thật, em cũng không phải đứa không được học hành, nhưng tấm bằng cao đẳng mà mang đặt cạnh bằng thạc sĩ với tiến sĩ của gia đình nhà chồng quả cũng không xứng.
Em quen Tuân qua giới thiệu của một người bạn, lần đầu gặp Tuân, em đã bị vẻ ngoài hiền lành, có chút khù khờ này thu hút. Tuân hiền lắm, lại ngố ngố, thế mà người đàn ông nói chuyện với con gái mà mặt mũi đỏ tưng bừng ấy lại là thạc sĩ kinh tế làm việc trong một tập đoàn lớn.
Nghe bạn em kể, nhà Tuân gia giáo lắm, có 3 anh em. Tuân và anh trai đều là thạc sĩ, bố mẹ Tuân cũng học hàm học vị rất cao, cô em út cũng đang bảo vệ luận án thạc sĩ tại một trường đại học uy tín. Mới đầu, em cũng hơi hốt khi nghe xuất thân của Tuân, nhưng chẳng biết duyên số thế nào, chúng em yêu thương nhau thật lòng và sâu sắc, chẳng cách nào dứt được.
Yêu nhau nửa năm, Tuân đưa em về nhà ra mắt. Ngồi trước bố mẹ anh mà em run lẩy bẩy. Nhất là mẹ anh, bác hỏi bố mẹ em làm gì, rồi hỏi em tốt nghiệp trường gì ra. Khi nghe em nói học cao đẳng, mặt mẹ anh biến sắc, bác tỏ thái độ không mấy thiện cảm với em. Chưa bao giờ đi đâu mà em cảm thấy ngột ngạt như hôm về nhà anh chơi. Mọi người phải đi lại nhẹ nhàng, ăn nói nhỏ nhẹ, đến bữa ăn thì hạn chế nói chuyện một cách tối đa. Hôm đấy, em vừa chán, vừa căng thẳng tới mức chỉ mong sao ngày hôm đó trôi qua thật nhanh để được về nhà.
Chuyện tình cảm của chúng em vấp phải sự ngăn cản quyết liệt của bố mẹ anh. Lý do là em ít học, không tương xứng với nhà anh. Giờ thì em mới hiểu vì sao đến tuổi này, cả 2 anh em nhà Tuân đều độc thân, Tuân 32, còn anh trai Tuân 35. Có lẽ cũng chỉ vì bố mẹ anh chưa kén được nàng dâu học hành “đến nơi đến chốn” như bố mẹ anh yêu cầu.
Nhưng cuối cùng, chúng em vẫn cưới nhau, Tuân cương quyết lấy em, mặc cho bố mẹ ngăn cản. Anh nói với em, nếu không sống chung được, mình ra ở riêng, miễn sao vợ chồng yêu thương nhau là được. Em nghe Tuân nói thế cũng mủi lòng, gật đầu đồng ý.
Cưới nhau về, em bắt đầu cuộc sống làm dâu. Ngay buổi đầu tiên họp gia đình, mẹ Tuân đã trịnh trọng nói với em: “Mẹ cưới con về gia đình này, thì con phải học những quy định trong gia đình, đừng làm mất mặt chồng con, cũng như bố mẹ…”. Nghe mẹ chồng nói mà em toát mồ hôi hột, thú thực, em đâu phải một đứa quá vụng về hay không biết đối nhân xử thế.
Video đang HOT
Thế nhưng, có lẽ em đã nhầm, dù em có cố gắng đến mấy, em vẫn mãi mãi chỉ là một đứa kém cỏi và “ít học” trong mắt nhà chồng.
Sinh hoạt trong gia đình chồng và nhà em rất khác nhau, em đã cố dung hòa nhưng nhiều khi vẫn rơi vào những cảnh rất khó xử.
Từ chuyện nhỏ nhặt nhất như việc lời ăn tiếng nói. Từ lúc yêu em hay có thói quen gọi chồng là mình xưng em, em cũng thích trêu đùa vui vẻ với chồng. Nhưng mẹ chồng em bảo, phụ nữ đứng đắn không ai làm thế cả. Có gì cũng phải đóng cửa nói với nhau, trước mặt bố mẹ chồng mà cứ cười nói một điều mình 2 điều em như thế là không chấp nhận được.
Rồi có lần bố chồng em hỏi nấu nướng gì chưa, em đáp nguyên văn: “Con nấu cơm xong rồi đấy ạ”. Mẹ chồng em cười nhạt, nói: “Con phải thưa gửi đàng hoàng, đừng ăn nói cộc lốc như thế”. Em xấu hổ vô cùng, mà cũng chẳng biết như thế còn cộc lốc thì em phải nói thế nào cho đúng nữa.
Mẹ chồng còn nói với em, tốt nhất đừng đẻ vội, lo mà học lên đại học đã. Ít nhất cũng phải có cái bằng đại học, chứ bằng cao đẳng giờ ai người ta dùng đến. Em nghe mà tủi thân quá.
Vợ chồng em cưới được 1 năm thì anh chồng em dẫn người yêu về ra mắt. Một chị thạc sĩ nông nghiệp, đang là giảng viên trường Nông nghiệp I. Chị này cao, người khô đét, cao hơn cả anh chồng em nữa. Thế mà mẹ chồng em thích ra mặt, còn nói với cả nhà: “Gầy tí đẻ xong khắc béo, nó có học thức, công việc tốt thế, có dại mới phản đối”. Tối hôm đó, em nghe chồng rỉ tai, cách đây chục năm, anh trai anh dẫn về một cô người yêu, học trung cấp thôi, bố mẹ anh sống chết phản đối, còn dọa từ mặt nếu anh nhất định lấy, thế nên họ mới chia tay, anh mới độc thân cho đến giờ đấy.
Hơn tháng nữa là đám cưới anh chồng em sẽ được tổ chức. Em mừng vì cuối cùng, anh chồng cũng lập gia đình, nhưng cũng buồn vì sự đối xử không công bằng của mẹ chồng với em. Mỗi lần chị kia đến nhà, mẹ em vui vẻ, vồn vã hỏi thăm, rồi cứ tấm tắc khen chị tuổi trẻ mà giỏi giang thành đạt. Điều mà cả năm nay về làm dâu, mẹ chồng chưa bao giờ dành cho em. Em thấy chạnh lòng vô cùng.
Nói chung, ngoài những chuyện chưa hòa hợp với gia đình thì cuộc hôn nhân của em cũng không có gì to tát, nhưng thưc sự, những mệt mỏi về tinh thần như thế còn khiến em suy nghĩ và buồn nhiều hơn. Em nên làm thế nào để thoát khỏi cảm giác bị “phân biệt đối xử” này, nhất là khi có chị dâu về, em nghĩ mình còn khó sống hơn. Đúng là “học ít cũng là cái tội”.
Theo Meyeucon
Khiếp hãi cô em chồng tương lai ngay từ lần gặp đầu tiên
Nhìn thái độ của cô em chồng tương lai, tôi cố nhịn. Tôi quay ra nói nửa đùa nửa thật: "Bây giờ thì bà nhịn, chứ mai mốt về làm dâu, xem bà có trị được cô không".
Yêu nhau gần hai năm tôi mới đồng ý theo anh về ra mắt gia đình. Chẳng phải tôi kênh kiệu hay chảnh chọe gì mà chỉ vì tôi muốn mọi thứ chắc chắn rồi mới tính chuyện xa hơn. Trước khi đi một tuần, thấy anh lăng xăng lo lắng mà tôi cũng phát mệt.
Anh chở tôi đi chọn quà cho từng người, rồi nhắc tôi lựa chọn những bộ trang phục nào kín đáo một chút, mấy bộ váy hơi ngắn thì đừng đem về mặc. Đặc biệt, anh kêu tôi ra tiệm làm lại mái tóc cho suôn thẳng. Tôi nổi cáu, vừa mới tốn tiền làm cho nó bồng bềnh quyến rũ. Tôi nói với anh: "Bố mẹ anh khó như vậy, thôi có lẽ đừng ra mắt ra mũi chi mất công, đường ai nấy đi cho xong chuyện".
Anh vò đầu đau khổ: "Anh thề, bố mẹ anh dễ tính vô cùng". Tôi tiếp tục: "Dễ tính mà chưa chi anh kêu em thay đổi như con rối là sao?". Anh ấp a ấp úng: "Chỉ vì ....anh lo con nhỏ Minh nó ý kiến này nọ".
Tôi suýt ngã ngửa, một người đàn ông ngoài 35 như anh, quản lí hơn mấy chục nhân viên mà lại đi sợ cô em gái chỉ mới 20 tuổi. Khi ấy, tôi thầm nghĩ, có lẽ là con gái út nên cưng chiều nhõng nhẽo chứ lí nào trong nhà cô ấy có quyền lớn như vậy. Càng nghĩ tôi càng háo hức diện kiến cô em chồng tương lai của mình. Biết chuyện như vậy tôi càng thấy mình không cần phải thay đổi gì. Mặc cho anh năn nỉ ỉ ôi, tôi cũng chỉ cùng anh dạo mấy vòng thành phố chọn vài món quà trước ngày xuất phát.
Mấy ngày ở nhà người yêu, chỉ có Minh là lầm lầm lì lì, tôi chẳng biết là cô ta thích hay ghét tôi. (Ảnh minh họa)
Đi xe đường dài cả ngày mệt mỏi, theo kế hoạch nhà anh sẽ cử người ra đón chúng tôi ở bến xe để khỏi vất vả đi xe ôm. Nhưng đợi mãi mà chẳng thấy ai, anh gọi điện cho em gái. Qua điện thoại cô ta nói thản nhiên: "Có chân thì tự mà về chứ đón đưa nỗi gì". Tôi nghe mà nóng cả mặt, sợ tôi giận, anh nói vui cho qua chuyện, rồi vội vã đón xe về nhà vì sợ tối.
Hai đứa dừng ngay cổng, trên tay lỉnh kỉnh đồ đạc. Nhìn vào sân, tôi thấy một người phụ nữ đang tất tả định chạy ra, tôi đoán là mẹ anh. Nhưng bà đã dừng lại ngay vì nghe ai đó đứng trên hiên nhà nói ra: "Có phải chủ tịch xã đến thăm đâu mà mẹ phải ra cổng đón". Lạ lùng thay là sau câu nói ấy, bà quay người bước đi vào nhà. Mặc cho tôi và anh tay xách nách mang.
Cảm giác bị bỏ rơi làm tôi tức đến nghẹn họng. Tôi tự an ủi, thôi kệ, để người lớn ra đón cũng không hay. Vào nhà, bố mẹ anh chào đón tôi khá vui vẻ và thân mật, họ tạo cho tôi cảm giác ấm áp như đang ở nhà mình. Nhìn thấy cô bé gầy gầy cao cao đang đứng gần cửa ra vào, tôi chủ động bước tới: "Em là Minh đúng không, chị nghe anh Khải nói nhiều về em nhưng hôm nay mới được gặp, chị có....". Không để tôi nói hết câu, Minh đã cắt ngang: "Chị đã nghe được gì về tôi, tôi ghét nhất kiểu đàn ông đem chuyện gia đình ra kể khi yêu đương". Nói xong Minh lấy gói quà tôi đang cầm trên tay rồi te te bỏ về phòng. Tôi giận sôi người, nếu không có người lớn, thế nào tôi cũng cho cô ta một trận.
Mấy ngày ở nhà anh, mọi người trong nhà đều nói chuyện với tôi khá cởi mở. Chỉ có Minh là lầm lầm lì lì, tôi chẳng biết là cô ta thích hay ghét tôi. Chỉ biết rằng tôi không hề thích cô ta chút nào hết. Lúc nào không đi học, ở nhà cô ta ra lệnh cho tôi còn hơn cả mẹ chồng: "Con dâu tương lai mà, phải làm việc này việc kia để lấy lòng nhà chồng chứ". Hay: "Chị vào bếp đi, nấu nướng phục vụ cho cả nhà, chứ không lẽ đợi mọi người hầu hạ chị".
Tôi thấy nản vô cùng, bây giờ mới yêu đã vậy, rồi mai mốt thành vợ chồng, anh có bênh vực, bảo vệ tôi không? (Ảnh minh họa)
Tôi cũng muốn tạo thiện cảm với cô ấy nhưng khi nghe Minh nói, tôi chỉ muốn nhào vào dạy cho cô ta một bài học để bỏ cái tính ngạo mạn. Mang nỗi ấm ức trong lòng nên khi lên xe về lại thành phố, tôi nói nửa đùa nửa thật: "Bây giờ thì bà nhịn, chứ mai mốt về làm dâu, xem bà có trị được cô không". Bạn trai bên cạnh chẳng cười chút nào mà còn nói với vẻ lo lắng: "Dâu con gì, cái Minh nó không đồng ý kia kìa, nó nói em không hợp với cách sống của cả nhà". Tôi nổi điên lên: "Vậy rồi anh nói sao". Anh rụt rè: "Thì để từ từ anh thuyết phục nó".
Tôi chẳng hiểu vì lí do gì mà cô em của anh lại có quyền lớn như vậy. Ngay cả người yêu của tôi cũng phải nhún nhường một bước. Anh có quá nhu nhược và yếu đuối không? Tôi thấy giận anh kinh khủng. Chuyện tình cảm của mình mà cũng phải đợi được em gái anh cho phép hay sao? Thà đó là bố mẹ của anh thì tôi không tức, đằng này chỉ là một con bé mặt mũi còn non choẹt.
Tôi thấy nản vô cùng, bây giờ mới yêu đã vậy, rồi mai mốt thành vợ chồng, anh có bênh vực, bảo vệ tôi không hay anh sẽ đứng về phía em gái mình? Tôi chợt sợ cái cảnh không phải làm dâu cho mẹ chồng mà lại phải làm dâu cho cô em chồng quyền lực ấy. Tôi có nên tiếp tục tính chuyện lâu dài với anh không? Mọi người có kinh nghiệm nào hay chỉ giúp tôi với.
Theo 2sao
"Vùng vẫy" trong cuộc hôn nhân "tối tăm" không lối thoát... Em kết hôn đã được 6 năm có 2 con trai, đứa lớn 4 tuổi và nhỏ 1 tuổi, em sống chung cùng gia đình nhà chồng và gia đình 2 chị chồng em cũng ở cùng. Cuộc sống lúc nào cũng xảy ra mẫu thuẫn, em không được lòng mẹ chồng nên em làm gì hay nói gì cũng bị mẹ chồng...