Nơi chiến tranh chưa lùi xa
Chiến tranh đã đi qua mấy chục năm nhưng di chứng của nó vẫn còn đó. Những thương bệnh binh đang điều trị tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Kim Bảng vẫn đang ngày ngày phải chiến đấu với bệnh tật. Nơi đây, chiến tranh vẫn chưa chịu lùi xa.
Một buổi chiều cuối năm, chúng tôi tìm đến Trung tâm Điều dưỡng thương binh Kim Bảng nằm tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Cách thành phố Phủ Lý hơn 15km về phía Tây, Trung tâm Điều dưỡng thương binh Kim Bảng đang nuôi dưỡng 108 thương bệnh binh. Trong đó có 41 thương binh nặng tất cả đều thương tật từ 81 – 95%, bị tổn thương về tinh thần (bệnh tâm thần thực tổn) do vết thương chiến tranh, chủ yếu là kháng chiến chống Mỹ và một số người bị tâm thần phân liệt do gặp tai nạn hoặc phát bệnh trong quá trình công tác trong quân ngũ không thuộc thời chiến.
Các thương bệnh binh người thì chăm chú xem tivi, người đi lại loanh quanh.
Năm 1976, Trung tâm điều dưỡng thương binh huyện Kim Bảng được thành lập, trung tâm được chia ra làm 3 khoa gồm: Kích động, Xã hội và Thuyên giảm. Kể từ ngày thành lập cho đến nay, trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng đã đón hơn 500 lượt thương bệnh binh nặng vào điều trị.
Trong 3 khoa của trung tâm, Kích động là khoa được quản lý và chăm sóc chặt chẽ nhất, vì hầu hết bệnh nhân trong khoa đều là người có bệnh nặng nhất (chủ yếu là bệnh tâm thần mãn tính, sa sút trí tuệ). Bác sĩ Vũ Thế Anh, Trưởng khoa 1 (khoa Kích động) cho biết: “Hiện nay tại khoa Kích động có 38 thương bệnh binh độ tuổi chủ yếu của các chú, các bác là 60 đến 65 tuổi, đa phần đều tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Có người thì có gia đình, người thì không, có người chưa vợ, chưa con lại không biết mình là ai và ở đâu. Tội lắm!”.
Bác sĩ Vũ Thế Anh và y sĩ Nguyễn Thị Thu Hà chia sẻ về cuộc sống những thương bệnh binh.
Khoa 1 chỉ có 13 y bác sĩ chia làm 2 kíp thay nhau chăm sóc, điều trị các thương bệnh binh, trong đó chỉ có 3 y sĩ chuyên điều trị về tâm thần. Việc chăm sóc các bệnh nhân cũng gặp vô vàn khó khăn, ngoài cái tâm của nghề còn phải kể đến sự kính trọng, nhẫn nại của tập thể y bác sĩ nơi đây mới có thể vượt qua được vô vàn khó khăn để chăm sóc các thương bệnh binh. Chuyện các y bác sĩ bị các thương bệnh binh phát bệnh hành hung cũng chẳng lấy gì làm xa lạ ở nơi đây.
Chiến tranh đã đi qua hàng chục năm, nhưng những thương bệnh binh ở đây vẫn hàng ngày phải chiến đấu với bệnh tật và di chứng từ mảnh bom đạn. Trong 38 thương bệnh binh nằm ở khoa kích động, với họ “tinh thần” chính là liều thuốc tốt nhất, còn thuốc điều trị chỉ có tác dụng giảm đau cho một số bệnh binh cực nặng.
Video đang HOT
Bệnh binh Lê Trung Thủy luôn nghĩ rằng mình vẫn là chỉ huy nên tất cả mọi người phải nghe lời mình.
Những ký ức đôi lúc hiện về, khiến họ trở nên điên loạn, có người la hét, hô to như đang chiến đấu, có người ngồi bất động, người thì đột ngột chào cờ và hát quốc ca…Dù không nhớ họ là ai, quê ở đâu nhưng họ lại nhớ rất rõ những ký ức trong chiến tranh, những lúc tỉnh táo họ xem đồng đội của mình chính là những người thân trong gia đình.
Cũng như những trường hợp ảnh hưởng của di chứng chiến tranh, những thương bệnh binh bị tâm thần phân liệt do tai nạn, ốm đau trong lúc công tác khi vào trung tâm có trí nhớ sa sút, không phân biệt đúng sai, dễ bị kích động, sống cách ly, có khi bỏ trốn khỏi trung tâm đi lang thang.
Bệnh binh Lê Trung Thủy (50 tuổi), quê gốc ở Hải Phòng, là một ví dụ điển hình, anh Thủy vốn là lính biển, sau một lần bị tai nạn trong lúc công tác, tinh thần và trí nhớ của anh không còn được như bình thường, lúc tỉnh, lúc mê, lúc vào trung tâm thi thoảng anh hô hào, hét toáng lên chạy khắp cả khoa.
Đôi lúc anh Thủy còn viết lên tay những ký tự mà anh cho rằng đó là bí mật.
Đấy là còn chưa kể đến những lúc lên cơn hoang tưởng anh Thủy luôn cho mình là chỉ huy nên tất cả mọi người phải nghe lời mình. Những lúc này chỉ có các y bác sỹ mới có thể “tuân thủ” yêu cầu của “vị chỉ huy” kia. Cứ mỗi lần cho anh Thủy uống thuốc là mỗi lần khổ sở của các y bác sĩ nơi đây, anh luôn tìm mọi cách nhả thuốc ra ngoài…
Hay như trường hợp của bác Cao Đăng Hà, vốn là một quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ, bác vốn hát rất hay, trong thời chiến bác luôn là “ca sỹ” hát cho đồng đội mình nghe mỗi lúc nghỉ ngơi, nhưng cũng do di chứng của bom đạn nên trí lực, sức khỏe của bác giảm sút, nhiều lúc bác la hét, rồi đột nhiên đứng dậy chào cờ, hát quốc ca…Nhiều lần lên cơn bấn loạn, bác đập phá, hành hung các y bác sĩ.
Những thương bệnh binh ở đây có những người chưa kịp có một mảnh tình vắt vai, cũng có người quên cả lối về.
Chính vì vậy mà rất hiếm các bác sĩ, y tá lại muốn đến đây công tác, như lời tâm sự của y sĩ Nguyễn Thị Thu Hà – Phó khoa Kích động: “Bản thân bố tôi là thương binh cũng bị bom đạn làm ảnh hưởng đến tâm thần, mẹ tôi la y sĩ, từ Phú Thọ về đây chăm sóc bố, lớn lên xin vào đây làm việc tôi cũng rất sợ, bởi một mình bố tôi đã thấy vất vả rồi, đằng này chăm sóc cả một tập thể như vậy, thực sự rất khó khăn. Nhưng sau này tôi mới cảm thấy thật tự hào khi được chăm sóc bố và các chú các bác, những y bác sĩ ở đây ngoài làm việc bằng tình yêu thương, đó còn là sự kính trọng đối với thế hệ cha anh đã dâng hiến tuổi thanh xuân và cuộc đời mình để giữ được hòa bình, thống nhất đất nước”.
Trong số 38 thương bệnh binh đang điều trị ở khoa Kích động, có người đôi lúc còn tỉnh táo, còn nhớ được gia đình người thân, nhưng nhiều người trong số họ không thể nhớ nổi mình là ai, tại sao lại đến nơi này và đã sống ở đây bao lâu. Có những người đã dâng hiến cả tuổi xuân để đánh đổi lấy hòa bình, khi vào đây điều trị họ chưa kịp có một mảnh tình vắt vai, cũng có người quên cả lối về…
Đức Văn
Theo Dantri
"Tranh cãi" phương án nghỉ Tết 7 ngày hay 9 ngày?
Nhiều người chọn phương án nghỉ 9 ngày để có thời gian thực hiện các kế hoạch cá nhân , nhưng một số người đề xuất áp dụng phương án nghỉ 7 ngày.rn
Mới đây, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc hoán đổi ngày nghỉ dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi. Trong đó, phương án 1, nghỉ 9 ngày (từ 15/2 - 23/2/2015) và phương án 2, nghỉ 7 ngày (từ 18/2 - 24/2/2015).
Theo tin tức, với mong muốn có một kỳ nghỉ dài để sum họp gia đình, gặp mặt người thân, phương án nghỉ 9 ngày được nhiều người lựa chọn hơn cả.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ, bạn đọc Tuấn Vinh (An Giang) cho biết: "Chọn phương án nghỉ 9 ngày là hợp lý. Đây là phương án tối ưu làm giảm áp lực tàu xe cho người lao động và người lao động có thời gian dọn dẹp nhà cửa, về quê phụ ông bà chuẩn bị đón Tết".
Bạn đọc Trường Giang đồng tình: "Cả năm làm việc vất vả thì Tết là cơ hội để mình về với gia đình, tranh thủ đi thăm ông bà, hàng xóm và tổng kết lại năm qua mình đã làm được gì và chưa làm được gì?".
Chị Trần Thị Trang (quê Thanh Hóa) chia sẻ: "Mỗi năm tôi chỉ về quê một lần, tốn từ 2 - 3 triệu đồng. Nghỉ 9 ngày thì người lao động có thêm thời gian để thăm gia đình, người thân". Giải thích thêm, chị Trang cho biết những năm trước đây lịch nghỉ Tếtvẫn là 9 ngày nên nhìn chung các doanh nghiệp, cơ sở đã quen với thời gian như vậy, nếu năm nay vẫn nghỉ 9 ngày cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến hoạt động sản xuất của họ.
Tuy nhiên, theo báo Tuổi trẻ, không ít người lại ủng hộ đề xuất phương án nghỉ 7 ngày. Anh Dương Anh Khoa (Thủ Đức, TP.HCM) cho rằng: "Nghỉ lâu quá sẽ làm công việc đình trệ, nhất là các công ty có giao dịch với nước ngoài, công ty xuất nhập khẩu. Nghỉ càng lâu thì con người càng dễ lười, khi bắt tay trở lại, tiến độ công việc sẽ bị ảnh hưởng".
Ảnh minh hoạ.
Tuy nhiên, do phương án thứ nhất nghỉ trước Tết Nguyên đán quá nhiều (từ 27 tháng Chạp năm Giáp Ngọ đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Mùi) so với phương án 2, nghỉ dài ngày sau Tết (từ 30 tháng Chạp năm Giáp Ngọ đến hết mùng 6 tháng Giêng năm Ất Mùi), nhiều người cho rằng nên hòa trộn cả hai phương án: Nghỉ 9 ngày và thời gian nghỉ sau Tết Nguyên đán nhiều hơn.
Độc giả Dương Hoài Nam lựa chọn phương án thứ nhất nhưng lại ủng hộ việc hoán đổi nghỉ của phương án 2. "Nghỉ nhiều ngày sau Tết sẽ tạo khoảng thời gian dài dễ chịu, kích thích người dân đi du lịch và tham gia các hoạt động lễ hội, du xuân".
Chia sẻ trên tờ Tri thức trực tuyến, anh Nam phân tích thêm, nếu chọn cách tính nghỉ của phương án 1 thì kế hoạch của mỗi người sẽ khó hơn khi phần lớn việc thăm hỏi gia đình, du xuân thường vào đầu năm. Bên cạnh đó, các công ty du lịch sẽ "khóc ròng" vì ngày nghỉ sau Tết quá ít, nhiều gia đình sẽ phải cân nhắc việc đi du lịch, nhất là các tour quốc tế do thời gian ngắn.
Trong khi đó, theo quan điểm của bạn Nguyên Trường, nghỉ dài ngày hay ngắn ngày đều có ưu và nhược điểm riêng. Nếu nghỉ trước Tết dài, những người làm công ăn lương xa quê có đủ thời gian để sắp xếp về nhà sum họp, hạn chế ùn tắc giao thông dịp Tết, tránh tình trạng o ép giá xe của các hãng vận tải.
Theo ông Nguyễn Anh Thơ, Phó cục trưởng Cục An toàn Lao động (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), khoảng 1 tháng trước Tết, Thủ tướng sẽ chốt phương án hoán đổi ngày nghỉ lễ, Tết năm 2015.
Theo_Người Đưa Tin
Thầy giáo dạy Hóa và trận đánh không thể nào quên! Công sự vừa đào xong thì bị lộ, máy bay địch tới, ném bom như vãi trấu nhưng buộc phải rút lui trước lưới lửa phòng không của các thầy giáo. Dứt trận đánh, cả đơn vị lăn ra ngủ, sáng mai tỉnh dậy tá hỏa khi đêm qua mình... ngủ cùng với địch. Thầy Đặng Danh Lưu kể lại quãng thời gian...