Nơi chiến tranh chưa kết thúc
Những cựu binh mang trong mình vết thương chiến tranh vẫn hàng ngày chịu đựng cơn đau giằng xé về thể xác và tinh thần.
Gần 40 năm qua, Trung tâm Điều dưỡng thương binh Kim Bảng (Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) đã đón và điều trị hơn 500 lượt thương bệnh binh (TBB) nặng, trong đó 88 TBB đã ổn định, về an dưỡng tại gia đình. Hiện Trung tâm có 3 khoa điều trị đang nuôi dưỡng, điều trị liên tục và thường xuyên cho 111 TBB và thân nhân người có công của 20 tỉnh, thành phố, từ Quảng Ngãi trở ra. Trong đó, Khoa điều trị số 1 (khoa kích động) là khoa đặc biệt nhất, có tới 38 TBB đều thương tật từ 81 – 95%, bị tổn thương về tinh thần (bệnh tâm thần thực tổn) do vết thương chiến tranh.
Trước kia, trong khoa điều trị 1 thường xuyên có cảnh người la hét, hô to như đang chiến đấu… Tuy nhiên, sau một thời gian dài chăm sóc hình ảnh này đã giảm dần. Trong ảnh, bác Hà Hữu Sao (sinh 1960 tại Ý Yên, Nam Định), bị bệnh rối loạn tâm thần mãn tính, lúc nhớ lúc không, chưa vợ con.
Trung tâm giải trí của khoa là căn phòng hơn 30 mét vuông với 7 chiếc máy tập thể dục, vận động.
Ông Trần Văn Trọng, sinh năm 1946, Nam Định, đã tham gia kháng chiến chống Mỹ và chiến tranh biên giới phía Bắc, 2 lần bị thương. Ông Trọng vào Trung tâm trong tình trạng không biết gì, sau hơn 20 năm điều trị bệnh đã thuyển giảm, nói được và đi lại được. Một tháng về nhà từ 15-20 ngày, khi nào bệnh tái phát thì quay lại Trung tâm.
Video đang HOT
2 triệu đồng/1 tháng là chế độ ăn uống mà mỗi TBB được nhận, các món ăn được thay đổi khá đa dạng. Tất cả đều được nhà bếp của Trung tâm phục vụ.
Không phải bệnh nhân nào cũng có thể tự ăn. Nguyễn Xuân Tái (1949, Hà Nam, thương binh 81%) là một trong số những bệnh nhân khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt, luôn cần đến hai người chăm sóc. Điều dưỡng Nguyên Văn Huân chia sẻ:”Khẩu phần ăn của từng bác đều được đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định, đủ dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và theo tình hình sức khỏe. Bác nào không thể tự ăn sẽ được nhân viên bón từng thìa cháo, nếu khó khăn trong việc ăn đồ cứng sẽ có máy xay nhuyễn”.
Thời gian uống thuốc hàng ngày cố định vào lúc 10h và 19h30. Điều dưỡng Phan Thị Định cho biết:”Việc theo dõi các TBB uống thuốc hàng ngày và đúng giờ rất quan trọng. Mỗi người có một đơn thuốc riêng, nếu không theo sát có người sẽ dấu và bỏ thuốc”
Bác sỹ Chu Trung Dũng, trưởng khoa điều trị 1 cho biết hàng ngày 13 nhân viên thường xuyên phân công chăm chăm sóc từ bữa ăn, giấc ngủ, sinh hoạt từng TBB, công việc này đòi hỏi sự nhẫn nại, chịu đựng và có tâm bởi đây không phải căn bệnh chữa khỏi trong ngày một ngày hai mà phải sống chung suốt đời.
Trong số TBB, có người tỉnh táo, nhớ được gia đình người thân, nhưng nhiều người không thể nhớ nổi mình là ai, tại sao lại đến nơi này và ở đây bao lâu.
Ngọc Thành
Theo VNE
Trang trại bạc tỷ của người thương binh mang hàng chục vết thương chiến tranh
Trở về từ chiến trường, mang trên mình hàng chục vết bom đạn, người thương binh 1/4 mất sức đến 95%, hằng ngày di chuyển nhờ đôi nạng gỗ và chiếc xe lăn, đã quyết tâm đứng dậy, vượt mọi khó khăn, thành lập một trang trại chăn nuôi kiểu mẫu trên vùng "sa mạc" cát.
Người cựu binh có nghị lực "phi thường" ấy là ông Hoàng Trọng Cường (SN 1959), trú tại thôn Hòa Bình, xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Về xã Thịnh Lộc hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là những đồi cát triền miên chạy dài tít tắp, thấp thoáng những vạt đồi cát phi lao - loài cây đặc trưng chống chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết nơi đây.
Cuộc sống của người dân quanh năm tần tảo với ruộng đồng cát trắng, đánh bắt vùng lộng cũng chỉ dám nghĩ tới đủ ăn qua ngày. Thế nhưng với một suy nghĩ khác, phải làm thay đổi diện mạo cho quê nhà, làm giàu trên chính mảnh đất "chôn rau, cắt rốn", người cựu binh Hoàng Trọng Cường đã làm thay đổi cả suy nghĩ cũ kỹ của người dân nơi vùng quê nghèo này.
Ông Cường vốn sinh ra trong một gia đình nghèo, cha mẹ mất sớm. Năm 1977 ông tham gia tình nguyện lên đường nhập ngũ làm nhiệm vụ chiến đấu tại mặt trận phía Nam. Sau khi bị thương mất sức 95% do tham gia chiến tranh ở Campuchia, năm 1979 ông được đưa về trai thương binh tập trung ở quân khu 4. Đến năm 2007 ông xin được về quê và được đơn vị cấp cho 1 mảnh đất làm nhà ở xã Thịnh Lộc.
Từ khi trở về địa phương sức khỏe của ông suy kiệt, mang trong mình nhiều thương tích của chiến tranh, mỗi tuần ông phải đi chạy thận ở bệnh viện ĐK Hà Tĩnh 3 lần, kinh tế gia đình khó khăn. Chính vì thế ông luôn trăn trở, đau đáu trong lòng phải làm cái gì đó kiếm thêm thu nhập cho gia đình và góp phần giúp đỡ xã hội. "Nếu chúng tôi không làm và có mệnh hệ gì thì xã hội cũng phải lo, nhưng chúng tôi không muốn là gánh nặng của xã hội vì chúng tôi nghĩ chiến trường ác liệt như vậy chúng tôi còn chẳng sợ thì không có lý gì việc chung tay xây dựng quê hương đất nước chúng tôi lại không thể làm được" - ông Cường tâm sự.
Nghĩ là làm, chiến thắng những cơn đau đang dày vò cơ thể, ông mạnh dạn đứng ra thành lập HTX 27-7 (HTX của những người thương bệnh binh) với quy mô 2 hecta, số vốn ban đầu là 3,5 tỷ đồng. Sau 3 năm đi vào hoạt động, trang trại HTX đã giải quyết được việc làm cho 12 thương bệnh binh và 7 công nhân là con em của thương bệnh binh và con liệt sỹ. Thương, bệnh binh mỗi tháng nhận lương 8 - 9 triệu đồng/người, công nhân có mức lương 3 - 3,5 triệu đồng/người.
Chia sẻ về những khó khăn khi mới thành lập HTX 27-7, cựu binh Hoàng Trọng Cường nói: "Để nói về khó khăn khi thành lập được trang trại này thì thật đếm không xuể. Với người bình thường làm được việc này đã khó, với tôi là thương binh hạng , việc đi lại hàng ngày cũng khó khăn chứ nói gì đến việc thành lập HTX. Khó khăn lớn nhất đối với tôi như về đồng vốn, việc giải phóng mặt bằng đến vấn đề vận động anh em tham gia vào HTX, nhiều anh em họ chưa hiểu như thế nào là HTX kiểu mới".
Ông Cường tâm sự về ý tưởng và những khó khăn khi thành lập HTX 27-7
Những ngày đó không ai dám tin sẽ có ngày ông Cường sở hữu trang trại chăn nuôi tập trung công nghệ cao với hàng nghìn con lợn.
"Vào giữa năm 2013, trang trại của HTX đã đi vào hoạt động, cuối năm chúng tôi xuất được lứa lợn đầu tiên là 1.200 con. Trừ chi phí chúng tôi thu về 120 triệu đồng. Cầm đồng tiền trên tay một số anh em trong HTX đã không giấu được niềm vui, xúc động rơi nước mắt. Từ đó chúng tôi quyết định hàng năm sẽ tham gia vào công việc từ thiện, giúp những đồng đội khó khăn trên địa bàn, những hoàn cảnh éo le của địa phương", ông Cường chia sẻ.
"Tôi giờ sức khỏe đã yếu, một tuần chạy thận đến 3 lần, không biết sống được bao lâu nữa. Thế nhưng tôi vẫn muốn mở rộng quy mô trang trại để có thêm thu nhập cho anh em. Còn việc nữa tôi muốn thực hiện được ước muốn của mình bấy lâu và có được một nguồn quỹ tình thương, xây được vài căn nhà cho đồng đội ở địa phương, nhưng rồi không biết thực hiện được không nữa...", ông trăn trở.
Ông Nguyễn Công Trình - Chủ tịch xã Thịnh Lộc - cho biết: "Anh Cường là tấm gương về nghị lực sống, một bản lĩnh thép của người lính Cụ Hồ, thương binh tàn mà không phế. Anh không chỉ phát triển kinh tế gia đình mà còn tham gia tích cực các hoạt động xã hội trên địa phương, luôn sẵn lòng giúp đỡ, sẻ chia với những gia đình có hoàn cảnh neo đơn, khó khăn, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn với các hội viên nông dân nên được bà con hết sức yêu quý, khâm phục".
Sau 3 năm đi vào hoạt động, mô hình trang trại HTX 27-7 đã trở thành mô hình kiểu mẫu của huyện Lộc Hà
Được biết trong nhiều năm qua ông Cường vinh dự được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên minh HTX Việt Nam, và nhiều bằng khen của trung ương và địa phương. Trong nhiều năm liền ông Cường được bình xét là mô hình chăn nuôi giỏi và được địa phương cử đi báo cáo điển hình tại Hội nghị điển hình tiêu biểu "Người có công toàn quốc"...
Chia tay ông Cường, ra về sải bước trên đồi cát trắng, chúng tôi lại nhớ về bài hát "Vết chân tròn trên cát", viết về người lính đã mất đi đôi chân trong cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc, trở về với cuộc sống đời thường, "vẫn ôm đàn dạy các em thơ...". Dường như trong bài hát đó có thấp thoáng hình bóng người cựu binh Hoàng Trọng Cường. Mong ông có thật nhiều sức khỏe để thực hiện những ý nguyện cao đẹp của mình.
Anh Tấn - Tiến Hiệp
Theo Dantri
Miền Nam Việt Nam năm 1970 trong ảnh cựu binh Mỹ Những bức ảnh sống động về miền Nam Việt Nam năm 1970 được đăng tải trên website của cựu binh Mỹ Fred J. Freketic Freketic.smugmug.com. Trên Quốc lộ 19 nối Quy Nhơn với Bình Định, miền Nam Việt Nam năm 1970 . Một con đường làng ở Bình Định. Cậu bé và chú sóc ở ngoại ôPleiku. Trẻ em Pleiku. Những đứa trẻ...