Nội chiến quyền lực – mặt tối của các tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc
Những người thừa kế sáng giá “tương tàn”, giành quyền kiểm soát tập đoàn “khủng” không chỉ là chuyện trong kịch bản phim Hàn Quốc. Đó là thực tế hiện hữu khá lâu ở các tập đoàn gia đình trị hàng đầu nước này như Samsung, Hyundai, Kumho, Lotte, Hanjin…
Ông Shin Kyuk-ho, 92 tuổi – Ảnh chụp màn hình trang Koreajoongangdaily
Cuộc nội chiến trong tập đoàn khách sạn, bán lẻ Lotte Group với việc nhà sáng lập Shin Kyuk-ho, 92 tuổi, bị con trai thứ của ông là Shin Dong-bin đẩy khỏi vị trí lãnh đạo, đang là tiêu điểm của truyền thông Hàn Quốc tuần qua. Theo CNBC, tập đoàn Lotte đang chứng kiến sự tranh giành khốc liệt giữa 2 người con trai của ông Shin Kyuk-ho: Shin Dong-joo, 61 tuổi và Shin Dong-bin, 60 tuổi.
Tuy nhiên, The Korea Herald cho hay đây không phải là lần đầu tiên xảy ra chuyện thế hệ thứ hai, thứ ba kế nghiệp các chaebol (từ chỉ một tập đoàn gia đình trị lớn tại Hàn Quốc) “tương tàn” vì quyền lực và tài sản.
Theo trang Chaebul.com, 18 trong số 40 chaebol thống lĩnh Hàn Quốc đều đã hoặc đang trải qua những cuộc nội chiến khốc liệt. Dưới đây là một vài câu chuyện “huynh đệ tương tàn” đáng chú ý nhất của các tập đoàn gia đình trị hàng đầu xứ sở kim chi.
Chaebol “chia năm xẻ bảy”
Chung Mong-koo, Chủ tịch tập đoàn Hyundai Motor Group (trái) và người em trai đã qua đời, ông Chung Mong-hun – Ảnh: Reuters và The Korea Herald
Năm 2000, hai người con của nhà sáng lập hãng Hyundai Chung Ju-yung xích mích trên “tháp quyền lực” của Hyundai Group, trước khi tập đoàn này trở thành chaebol lớn nhất xứ Hàn.
Mong-koo, con trai thứ hai của ông Ju-yung (người vốn được xem là con trưởng sau khi người con đầu lòng của ông Ju-yung qua đời), gặp mâu thuẫn trên một số vấn đề với người em thứ năm của mình, ông Mong-hun.
Cuộc xung đột lên đến đỉnh điểm khi vào lúc Mong-hun không có ở Hàn Quốc, Mong-koo đơn phương sa thải Lee Ik-chi, Cựu chủ tịch công ty con Hyundai Securities. Biết chuyện, Mong-hun tức tốc đến gặp cha mình, bãi bỏ quyết định của anh trai và sa thải cả Mong-koo.
Video đang HOT
Vài tháng sau, nhà sáng lập Ju-yung, khi đó 84 tuổi, tuyên bố từ chức. Ông đưa Mong-hun làm người kế nhiệm. Một năm sau, ông qua đời.
Nội chiến của gia đình nắm giữ Hyundai dẫn đến việc “chia năm xẻ bảy” của tập đoàn này.
Mong-koo giành quyền kiểm soát mảng sản xuất ô tô và 9 mảng kinh doanh khác thuộc Hyundai Group. Ông thành lập Hyundai Motor Group. Người con út trong gia đình, ông Mong-joon thì nắm trong tay mảng công nghiệp nặng và kinh doanh đóng tàu, tách ra khỏi tập đoàn lớn.
Năm 2003, ông Mong-hun tự tử sau khi bị chỉ trích trước các cáo buộc về một vài sai phạm.
Một trường hợp khác tương tự là của tập đoàn Kumho Group.
Gần đây, hai người con của nhà sáng lập Kumho Group Park In-chon là Sam-koo và Chan-koo đã tách khỏi tập đoàn gia đình. Sam-koo dẫn dắt Kumho Asiana Group và Chan-koo giành hãng Kumho Petrochemical. Sự vụ bắt đầu vào năm 2009, khi Chan-koo thông báo rằng ông sẽ lấy 8 chi nhánh của Kumho Group và rời đi.
Cuộc chiến pháp lý dài kỳ
Ông Cho Yang-ho – Ảnh: Reuters
Tập đoàn vận tải biển và hàng không Hanjin Group, nổi tiếng với một trong những hãng bay lớn nhất châu Á Korean Air, cũng từng đi qua xung đột nội bộ hồi năm 2002.
Năm đó, nhà sáng lập Cho Joong-hoon qua đời và để con trai cả Yang-ho hưởng quyền kế nghiệp. Người con thứ hai, ông Nam-ho, được trao quyền quán xuyến mảng công nghiệp nặng và người con trai thứ tư, ông Jung-ho, thì thành lập hãng Meritz Securities và tách khỏi tập đoàn năm 2005.
Một năm sau khi Jung-ho tách khỏi tập đoàn, hai anh em Jung-ho và Nam-ho cùng đệ đơn kiện chống lại anh cả Yang-ho, cho rằng di nguyện của cha mình để lại là giả mạo. Tòa án Hàn Quốc sau đó xử lý vụ việc theo hướng có lợi cho người con cả Yang-ho.
Cựu chủ tịch Samsung Group Lee Kun-hee cùng gia đình – Ảnh: Reuters
Gần đây, vào năm 2012, ông Maeng-hee, con trai cả của nhà sáng lập tập đoàn Samsung Group Lee Byung-chul, đã khiến tất cả mọi người bất ngờ khi ông đệ đơn kiện em trai Lee Kun-hee, người giữ ghế chủ tịch khi đó.
Ông Maeng-hee đòi quyền thừa kế 710 tỉ won, tương đương gần 610 triệu USD, trong di sản mà cha mình để lại.
Cùng với sự ủng hộ của em gái Sook-hee, Maeng-hee cáo buộc em trai Kun-hee bí mật kiểm soát hơn 4.000 tỉ won di sản của cha và họ có quyền hưởng một phần trong số đó. Đơn kiện trên bị bác bỏ vào năm ngoái.
Vừa qua, con trai cả của Kun-hee vừa có hành động đập tan “tảng băng” trong quan hệ dòng tộc mình.
Ông Jay-yong ký thỉnh nguyện thư đòi bảo lãnh cho người con trai đang ngồi tù của ông Maeng-hee và Chủ tịch tập đoàn CJ Jae-hyun. Tập đoàn dịch vụ CJ Group ban đầu là một phần của Samsung Group, hãng tách khỏi ông lớn này vào những năm 1990.
The Korea Herald cho hay lý do lớn nhất dẫn đến các vụ “huynh đệ tương tàn” vì gia sản là cơ cấu quản trị doanh nghiệp xưa cũ mà các tộc trưởng – những nhà sáng lập tập đoàn – vẫn dùng để chủ quan chọn lựa người kế nghiệp. Hiện vẫn có rất ít các chaebol sử dụng một hệ thống đánh giá năng lực quản lý và lãnh đạo của các ứng viên tiềm năng cho vị trí kế nhiệm.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Điều gì xảy ra sau cái chết của thủ lĩnh Taliban?
Cái chết của thủ lĩnh Taliban Mullah Omar có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh giành quyền lực nội bộ, đồng thời giúp IS tăng cường sức mạnh ở khu vực.
Cái chết của thủ lĩnh Taliban Mullah Omar có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh giành quyền lực nội bộ, đồng thời giúp IS tăng cường sức mạnh ở khu vực.
Omar Nessar - Giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu Afghanistan đương đại - nhận định, thông tin về cái chết của thủ lĩnh Taliban Mullah Omar có thể gây ra một "cú sốc" lớn đối với phong trào Hồi giáo cực đoan Taliban nhưng lại giúp tăng cường đáng kể sức mạnh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS trong khu vực.
Cái chết của thủ lĩnh tối cao Mullah Omar có thể dẫn đến tranh giành quyền lực trong nội bộ Taliban.
Được biết, thông tin về cái chết của thủ lĩnh Mullah Omar được người phát ngôn Abudul Hassib Seddiqui của cơ quan an ninh Afghan tiết lộ. Ông Seddiqui cho biết: "Mullah Omar đã chết vì bệnh tật tại một bệnh viện ở Pakistan".
Tuy nhiên, khi cái chết của thủ lĩnh Omar chưa chính thức được xác nhận, Nessar cho rằng, điều này có thể ảnh hưởng đến phong trào Hồi giáo Taliban.
Giám đốc Omar phân tích: "Dường như thông tin này được đưa ra nhằm làm giảm sút uy tín và sức mạnh của phong trào Taliban, bởi một trong những lý do ngăn cản các chiến binh gia nhập IS là lời thề trung thành với thủ lĩnh tinh thần tối cao Mullah Omar".
Chuyên gia này nói thêm, nếu Mullah Omar được xác nhận đã chết, khả năng con trai ông ta sẽ lên thay thế. Tuy nhiên, con trai của Omar mới chỉ 26 tuổi và có thể không đảm đương được "trọng trách" to lớn này.
Trong mọi trường hợp, Taliban đều bị tổn thất lớn và có thể nhiều chiến binh sẽ rời bỏ tổ chức này.
Trong khi đó, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu phương Đông Vladimir Sazhin nhận định, cái chết của Omar sẽ dẫn đến cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ Taliban.
Ông Sazhin: nói: "Phong trào Taliban không phải là tổ chức thuần nhất mà bao gồm nhiều phe phái khác nhau. Chính vì vậy mà nội bộ Taliban sẽ có nhiều thay đổi. Chỉ có điều, không ai biết được cuộc chiến tranh giành quyền lực này sẽ kéo dài bao lâu".
Thiên An (Theo Sputnik News)
Theo_Kiến Thức
Tổng thống Ukraine tung "đòn độc" vào quân ly khai Quân đội Ukraine không còn dám công khai tấn công khu vực lãnh thổ Donbass đang nằm trong quyền kiểm soát của quân ly khai. Tuy nhiên, Kiev lại đang tăng cường thực hiện chính sách cô lập đối với các khu vực miền đông cùng với những vụ bắn phá và các hành động bao vây, phong tỏa, tờ Sdwest-Presse của Đức...