Nội chiến khốc liệt giữa các “ông trùm” Ukraine
Cuộc chiến nội bộ khốc liệt nhất kể từ khi Tổng thống Petro Poroshenko lên nắm quyền dự báo một tương lai không mấy tốt đẹp với Ukraine.
Trước khi cuộc xung đột xảy ra vào tuần trước, thống đốc vùng Dnipropetrovsk Igor V. Kolomoisky từng là một trong những đồng minh trung thành của chính phủ Kiev. Lực lượng dân quân của ông đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn quân Nga tiến hành chiến tranh ở phía đông tiến vào trung tâm của Ukraine.
Dnipropetrovsk được coi là khu vực công nghiệp quan trọng nhất của Ukraine, nằm khoảng 300 dặm về phía đông nam Kiev, là thành phố lớn thứ tư của đất nước. Trong khi đó, ông Kolomoisky là một trong những người có quyền lực chính trị, vô vùng giàu có và ông được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo với mục đich ổn định Ukraine.
Tuy nhiên, mối quan hệ này đã có dấu hiệu rạn nứt khi Tổng thống Poroghenkho và ông Kolomoisky xảy ra xung đột trong những ngày gần đây về vấn đề tương lai của hai tập đoàn vận hành đường ống dầu khí Ukraine, Ukrtransnafta và Ukrnafta.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.
Nguyên nhân chính dẫn đến cuộc nội chiến là do một đạo luật được thông qua tại Quốc hội Ukraine tuần trước. Theo đó, ông Kolomoisky không có quyền nắm giữ kiểm soát tại Ukrnafta.
Sự việc diễn ra khi ông Poroshenko vẫn đang chịu áp lực rất lớn để ổn định đất nước khi chiến tranh vẫn diễn ra và nền kinh tế vẫn chưa được phục hồi.
Video đang HOT
Tình trạng căng thắng càng gia tăng khi hôm thứ Hai, ông Poroshenko đã ra lệnh bắt giữ một tay súng được cho là người của ông Kolomoisky, người đã ra lệnh tấn công nhằm chiếm giữ hai tập đoàn Ukrtransnafta và Ukrnafta tại Kiev vào cuối tuần qua.
Vào đêm thứ năm tuần trước, một tay súng bịt mặt đã tấn công vào tập đoàn Ukrtransnafta dưới sự hỗ trợ của các giám đốc điều hành Oleksandr Lazorko, một đồng minh của ông Kolomoisky.
Ngay sau đó, ông Kolomoisky nói rằng người đàn ông này chỉ cản trở nỗ lực của “kẻ phá hoại Nga” để kiểm soát Ukrtransnafta.
Tuy nhiên, điều đáng báo động hơn là các tranh chấp đã cho thấy các mối đe dọa mà lực lượng quân sự của ông Kolomoisky đang gây ra cho chính phủ.
Nhấn mạnh về những nguy cơ đó, ông Kolomoisky nói với các phóng viên rằng nếu cần, 2.000 tay súng có thể được đưa đến Kiev trong vòng vài giờ để ngăn chặn việc tước đoạt các nhà máy. Tuy nhiên, Dnepro-1, chỉ huy của nhóm bán quân sự chính của ông Kolomoisky đã từ chối.
Trùm tài phiệt Igor Kolomoisky.
Hôm thứ hai, không còn tay súng nào bên ngoài tập đoàn, mặc dù các nhóm trung thành với ông Kolomoisky dường như vẫn còn chiếm đóng nơi đây. Valentin Nalivaichenko, giám đốc bảo vệ, nói với các phóng viên rằng cơ quan của ông sẽ giúp cảnh sát bắt giữ những kẻ bịt mặt cố gắng chiếm giữ các tập đoàn.
Trong dấu hiệu của sự căng thẳng gia tăng, ông Nalivaichenko cũng đã tra hỏi hai kẻ bịt mặt bị bắt giữ, đều là tay sai của ông Kolomoisky về việc có liên quan đến vụ giết một nhân viên an ninh Ukraina và một số vụ bắt cóc khác.
Trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình 1 1, nằm dưới quyền sở hữu của ông Kolomoisky, ông cho biết ông đã có cuộc nói chuyện với Tổng thống Poroshenko và họ đồng tình rằng: “Sự việc không nên xảy ra theo cách này”.
Tuy nhiên, giới phân tích nhận định hành động của ông Kolomoisky cho thấy mối quan tâm hơn cả của ông vẫn là tiền bạc. Mustafa Nayem, một đại biểu trẻ của Quốc hội nói rằng Tổng thống Poroshenko và Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk cần phải có chính sách lật đổ ông Kolomoisky.
Trần Hoa (Theo The New York Times)
Theo_Người Đưa Tin
Liên Hiệp Quốc: Yemen trên bờ vực nội chiến
Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Yemen Jamal Benomar ngày 22.3 cảnh báo trước cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng bảo an LHQ rằng Yemen "đang trên bờ vực nội chiến" và kêu gọi các bên giải quyết xung đột trong hòa bình.
Xe tăng của lực lượng trung thành với Tổng thống Yemen Mansour Hadi ở tỉnh Lahej, Yemen ngày 22.3.2015 - Ảnh: Reuters
Yemen chìm trong hỗn loạn trong những tháng gần đây. Phiến quân Hồi giáo dòng Shiite Houthis (hay Huthis) chiếm thủ đô Sana'a (Sanaa) buộc Tổng thống Yemen Mansour Hadi phải rời khỏi thủ đô đến thành phố Aden và ông Hadi tuyên bố Aden là "thủ đô tạm thời" của nước này, theo AFP.
Bất ổn leo thang ở Yemen sau những vụ đánh bom liều chết do tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) thực hiện khiến 142 người chết ở Sana'a vào ngày 20.3. Washington cũng đã rút hết toàn bộ nhân viên, bao gồm 100 lính Mỹ, ra khỏi Yemen do tình hình an ninh ngày càng xấu đi.
"Những sự kiện gần đây có thể đưa Yemen vào bờ vực nội chiến", AFP dẫn lời ông Benomar, đặc phái viên LHQ về Yemen, cho biết.
"Tôi kêu gọi tất cả các bên thay vì làm leo thang căng thẳng hãy loại bỏ tất cả những sự thù địch, tránh gây hấn và tránh sử dụng bạo lực", ông Benomar cho hay.
Phiến quân Houthis ngày 22.3 đã chiếm sân bay và một số khu vực ở Taez, thành phố chiến lược lớn thứ ba ở Yemen. Phiến quân Houthis cũng đối đầu với tổ chức khủng bố al-Qaeda và IS ở Yemen.
Thủ lĩnh Houthis, ông Abdulmalik al-Huthi kêu gọi tiến hành tổng công kích miền nam Yemen. Ông Abdulmalik còn gọi ông Hadi là "con rối nằm trong tay của các thế lực xấu xa dẫn đầu là Mỹ" và đe dọa rút khỏi đối thỏa giữa các phe ở Yemen do LHQ làm trung gian hòa giải.
Yemen rơi vào tình trạng bất ổn chính trị và bạo lực hoành hành kể từ năm 2012, khi tổng thống Yemen lúc bấy giờ là ông Ali Abdullah Saleh bị lật đổ và đến nay các phiến quân lăm le lật đổ chính phủ để nắm quyền điều hành đất nước này.
Hội đồng bảo an LHQ ngày 22.3 ra thông cáo chung tuyên bố ủng hộ Tổng thống Hadi, chủ quyền, đoàn kết ở Yemen.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Thái Lan bắt trùm buôn lậu ngà voi quốc tế Cảnh sát Thái Lan bắt giữ hai kẻ được cho là đứng sau mạng lưới buôn ngà voi xuyên quốc gia trong nỗ lực ngăn chặn buôn lậu ngà voi qua Thái Lan. Số tang vật trưng bày tại trụ sở cảnh sát Thái Lan. Ảnh: AP. Theo AP, trong buổi họp báo hôm qua tại trụ sở cảnh sát Thái Lan ở...