Nối cầu Nguyễn Tri Phương với đại lộ hiện đại nhất TP HCM
Ba nhánh cầu được xây để giảm ùn tắc cho nút giao thông Nguyễn Tri Phương – Trần Hưng Đạo và tăng hiệu quả khai thác đại lộ Võ Văn Kiệt.
Ngày 29/12, Sở Giao thông Vận tải TP HCM khởi công xây cầu nối cầu Nguyễn Tri Phương (nối quận 5 và 8) và đường Võ Văn Kiệt. Tổng mức đầu tư hơn 194 tỷ đồng, công trình do Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) làm chủ đầu tư, dự kiến hoàn thành sau một năm.
Động thái này của thành phố nhằm kéo giảm tình trạng ùn tắc tại các tuyến đường trong khu vực, nhất là nút giao thông Trần Hưng Đạo – Nguyễn Tri Phương, đồng thời tăng hiệu quả khai thác đại lộ Võ Văn Kiệt.
Lãnh đạo TP HCM thực hiện nghi thức khởi công. Ảnh: Hữu Công
Đều rộng 6,5 m, nhánh cầu N1 dài 122 m từ đường Võ Văn Kiệt – phía huyện Bình Chánh đi lên cầu Nguyễn Tri Phương; nhánh N2 từ cầu Nguyễn Tri Phương xuống đường Võ Văn Kiệt – phía quận 1 dài gần 150 m; nhánh N3 kết nối nhánh N1 và cầu Nguyễn Tri Phương hiện hữu (phía bên phải hướng từ quận 5 sang 8), vượt qua kênh Tàu Hủ và nối vào đường Ba Đình dài 176 m.
Video đang HOT
Ngoài ra, dự án cũng làm đoạn đường dài 600 m, rộng 6m phía ngoài dọc kênh Tàu Hủ cho xe máy; hệ thống cống thoát nước, cây xanh trên vỉa hè sát bờ kênh, thảm cỏ dưới da cầu…
Phát biểu tại lễ khởi công, Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Văn Khoa nới rằng, việc thi công dự án trong điều kiện mặt bằng chật hẹp, các tuyến đường khác vẫn lưu thông là rất khó khăn. Vì vậy, Sở GTVT cùng chủ đầu tư phải phối hợp để có phương án tổ chức thi công tốt, không gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân. “Sở GTVT cũng phải sớm hoàn thành công tác nghiên cứu, thiết kế để mở rộng cầu Kênh Tẻ, Chữ Y, Nhị Thiên Đường 1 để kéo giảm ùn tắc”, ông Khoa yêu cầu.
Cầu Nguyễn Tri Phương là trục giao thông kết nối khu trung tâm thành phố với các đô thị phía Nam. Tuy nhiên, do không có đường nối nên các loại xe từ cầu này muốn vào đường Võ Văn Kiệt và từ đường Võ Văn Kiệt muốn lên cầu phải chạy đến giao lộ Trần Hưng Đạo để quay đầu xe – là một trong những nguyên nhân khiến nút giao thông này thường xuyên ùn tắc.
Cũng nhằm giảm ùn tắc và nâng cao hiệu quả khai thác đại lộ Võ Văn Kiệt, tháng trước, Sở GTVT TP HCM đã khởi công dự án nối cầu Nguyễn Văn Cừ với tuyến đại lộ này với tổng kinh phí gần 170 tỷ đồng.
Hữu Công
Theo VNE
TP HCM bàn chuyện thu phí ôtô vào trung tâm
Để giảm ùn tắc khu nội đô Sài Gòn, cổng thu phí tự động sẽ được xây trên các tuyến đường ở quận 1, 3, 5, 10 và ôtô phải nộp 30-50.000 đồng khi vào trung tâm.
Sở Giao thông Vận tải TP HCM vừa làm việc với Công ty Cổ phần Công nghệ Tiên Phong (ITD) - đơn vị đề xuất thu phí ôtô vào nội đô - để tái khởi động đề án này. Đây là một trong những giải pháp cấp bách để kéo giảm ùn tắc trên địa bàn thành phố năm 2017.
"Do đề án đã thực hiện cách nay nhiều năm nên lãnh đạo thành phố yêu cầu phải bổ sung, hoàn chỉnh lại để sớm trình UBND TP HCM xem xét", đại diện Sở GTVT TP HCM cho biết.
Trong khi đó, trao đổi với VnExpress, Tổng giám đốc ITD Lâm Thiếu Quân cho biết so với đề án cũ, đề án mới cũng không có nhiều thay đổi. Có 2 vấn đề cần phải giải quyết nếu muốn triển khai đề án này là quy định pháp lý thu phí và hình thức chế tài như thế nào.
"Chính phủ chưa có quy định cụ thể về việc thu phí ôtô vào nội đô nên muốn triển khai thành phố phải báo cáo Trung ương. Ngoài ra, biện pháp chế tài người vi phạm cũng phải được bàn bạc kỹ lưỡng để tạo sự công bằng và tính nghiêm minh của pháp luật", ông Quân nói.
Khu vực thu phí được ITD đề xuất (bên trong đường màu đỏ).
Trước đó, hồi năm 2010 UBND TP HCM chấp thuận đề xuất của ITD về dự án tổ chức thu phí ôtô vào khu trung tâm. Hai năm sau đề án chính thức được trình UBND TP HCM nhưng sau nhiều cuộc họp nó bị ngưng.
Theo đề án lúc đó, 36 cổng thu phí tự động sẽ được xây xung quanh khu vực hạn chế trên các tuyến đường bao quanh quận 1, 3 và vùng giáp ranh với quận 5, 10. Các tuyến đường này bao gồm: đường 3/2, Lê Hồng Phong, Lý Thái Tổ, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Kiệt, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Phúc Nguyên (giao với đường CMT8) và tuyến đường Hoàng Sa dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Tại cổng sẽ lắp các thiết bị tính phí và camera chuyên dụng để nhận dạng các loại xe. Tổng mức đầu tư của toàn dự án khoảng 1.200 tỷ đồng, trong đó mua sắm thiết bị là hơn 1.000 tỷ.
Theo tờ trình, ITD đề xuất mức thu phí ôtô vào nội ô là 30.000 đồng một lượt đối với xe du lịch, 50.000 đồng với các loại xe còn lại và sẽ điều chỉnh tùy vào giờ cao điểm hay thấp điểm. Việc thu phí sẽ được thực hiện từ 6h đến 20h hàng ngày, trong vòng hai năm sẽ có thể hoàn vốn đầu tư.
Cũng theo đơn vị này, xe máy hiện là phương tiện đi lại chính của người dân thành phố với hơn 80% nên các giải pháp để hạn chế xe và thu phí xe máy trong thời điểm hiện nay là rất khó khả thi. Vì vậy, dự án thu phí ôtô vào trung tâm thành phố theo mô hình của Singapore là hoàn toàn hợp lý.
Hữu Công
Theo VNE
Nhiều đường ở Sài Gòn có thể thành một chiều Để giảm ùn tắc vào giờ cao điểm, Sở Giao thông Vận tải TP HCM đề xuất tổ chức lại một số tuyến đường thành một chiều. Kẹt xe trên đường Trường Chinh (quận 12), Ảnh: Hữu Công Tại buổi làm việc với Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng mới đây, Sở Giao thông Vận tải đề xuất các tuyên...