Nối cánh tay đứt lìa cho nạn nhân vụ xe lao vực đèo Hải Vân
Cánh tay của Ngô Thị Su Sal, 20 tuổi, bị rời khỏi cơ thể khi chiếc xe chở cô và bạn học lao xuống vực đèo Hải Vân.
Khi Sal được đưa vào bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng cấp cứu, cánh tay trái của cô vẫn đâu đó ngoài hiện trường vụ tai nạn, nơi chiếc xe chở 22 sinh viên lao xuống vực khiến một người chết và 21 người bị thương.
Bác sĩ Lê Đức Nhân, giám đốc bệnh viện, cho biết tiếp nhận Su Sal lúc 14h ngày 8/1. Vết thương nơi cánh tay trái đứt lìa đã tự cầm máu, song bị tổn thương nặng mạch máu, thần kinh, gân cơ, xương… Các bác sĩ nhiều chuyên khoa vào phòng phẫu thuật ngay cho cô, nhưng cánh tay đứt không có để nối.
Bệnh viện đã khẩn thiết yêu cầu đội cấp cứu tại hiện trường phải tìm bằng được cánh tay đứt của Su Sal và chuyển về bệnh viện gấp, mới kịp thời gian vàng ghép lại.
Tại đèo Hải Vân, các chiến sĩ biên phòng tham gia cứu hộ được huy động và tìm được cánh tay cho Su Sal. Cánh tay bị kẹt lại trong chiếc xe lật ngửa. Ngay lập tức các bác sĩ cấp cứu 115 ướp lạnh phần cơ thể này, tức tốc đưa về bệnh viện Đà Nẵng, cách hiện trường khoảng 30 km.
Ở bệnh viện, ê kíp bác sĩ đã làm sạch vết thương, bóc lộ các động mạch, tĩnh mạch thần kinh, chờ sẵn. Lúc 15h, cánh tay được đưa về đến nơi. Su Sal vẫn tỉnh táo. Cô được các bác sĩ gây mê để thực hiện phẫu thuật nối cánh tay.
20h, ca phẫu thuật hoàn tất.
Video đang HOT
Bệnh viện Đà Nẵng từng thực hiện thành công nhiều ca ghép chi cho bệnh nhân. Tuy nhiên với Su Sal, vết thương ở cánh tay phức tạp, lại thêm phải chờ hơn một tiếng đồng hồ mới tìm được cánh tay bị đứt để ghép nối. Do đó hiện chưa thể đánh giá được khả năng phục hồi vận động.
“Sau ghép nối, cánh tay đã hồng lại. Tuy nhiên do bị dập nát quá nhiều nên cần có thời gian để đánh giá khả năng hồi phục chức năng”, bác sĩ Nhân nói. Bệnh nhân sẽ còn trải qua các lần tiểu phẫu nữa cho cánh tay được ghép nối này.
Các nạn nhân vụ lật xe được giới chức tới bệnh viện thăm hỏi. Ảnh: Nguyễn Đông.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Cảnh báo khi sử dụng An cung ngưu hoàng hoàn không đúng cách
Tùy tiện uống An cung ngưu hoàng hoàn khi bị đột quỵ là hết sức nguy hiểm. Đó là cảnh báo của các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh nhân đột quỵ đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Hằng Đỗ
TS. Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nhiều người Việt Nam khi thấy người thân trong gia đình nghi ngờ có dấu hiệu đột quỵ thường cho uống ngay viên An Cung ngưu hoàng hoàn. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm cho người bệnh. Bởi lẽ, khi bệnh nhân bị đột quỵ thường rơi vào trạng thái rối loạn nuốt.
"Việc uống nước còn khó đối với bệnh nhân chứ chưa kể đến việc nuốt viên thuốc, có thể gây sặc và viên thuốc sẽ trở thành dị vật đường thở cho người bệnh khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn", TS Chi nói.
TS. Chi khuyến cáo, khi phát hiện người có biểu hiện nghi ngờ đột quỵ, tuyệt đối không cho họ uống bất cứ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sỹ.
Được biết, thời gian vừa qua Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nhiều ca đột quỵ, đặc biệt trong số đó có nhiều ca nặng, không còn khả năng cứu chữa do để lỡ thời gian vàng điều trị. Do vậy chuyên gia khuyến cáo người dân cần trang bị kiến thức về bệnh này để có ứng xử hợp lý.
PGS.TS. Mai Duy Tôn, Khoa Cấp cứu chia sẻ, có 3 dấu hiệu chính để nhận biết cơn đột quỵ. Thứ nhất, người bệnh đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội.
Thứ hai, bệnh nhân đột ngột nói khó hoặc không nói được, mồm méo. Thứ ba, đột ngột mất hoặc giảm thị lực 1 trong 2 mắt.
Khi có dấu hiệu trên, việc đầu tiên người nhà cần làm là gọi cấp cứu 115. Trong khi đợi xe cấp cứu, người nhà sơ cứu cho bệnh nhân bằng cách để phần đầu và lưng bệnh nhân nằm nghiêng 45 độ so với cơ thể (để nếu bệnh nhân bị nôn đờm dãi, thức ăn sẽ không chui vào mũi, miệng và vào phổi người bệnh); mặc quần áo thoáng, mở phần cổ áo để kiểm tra hô hấp. Nếu bệnh nhân ngừng tim phải xoa bóp tim ngoài lồng ngực và gọi trợ giúp của người xung quanh.
Bệnh nhân bị đột quỵ thường ảnh hưởng nhiều tới hô hấp. Do đó việc tiếp theo, người nhà phải dùng chiếc khăn tay quấn vào ngón tay trỏ để lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh ra ngoài.
Nếu người bệnh bị co giật, người nhà phải lập tức lấy chiếc đũa đã được quấn lớp vải để chắn ngang miệng bệnh nhân. Việc quấn vải quanh đũa để người bệnh khỏi bị cắn vào lưỡi.
PGS. Tôn lưu ý, các biện pháp lấy máu ở đầu ngón tay, sau tai đều không có tác dụng trong sơ cứu đột quỵ.
Theo baohaiquan
Cô bé 9 tuổi phải cưa ngón tay vì cách sơ cứu sai lầm của bà nội sau khi bị kẹt tay vào cửa Thấy vết thương ở tay cháu ra máu không ngừng, bà nội đã sơ cứu bằng cách dùng ớt bột rắc vào với hy vọng giúp bé cầm máu. Tiểu Vân (9 tuổi) sống tại Hắc Long Giang, Trung Quốc. Cách đây vài ngày, Tiểu Vân dập ngón tay do kẹt tay vào cửa và ra máu không ngừng. Bà nội của Tiểu...