Nội các Nhật Bản thông qua ngân sách bổ sung lớn nhất lịch sử
Nội các Nhật Bản ngày 27/5 đã thông qua dự thảo ngân sách bổ sung thứ hai cho tài khóa 2020 trị giá 31.910 tỷ yen (296 tỷ USD) để cung cấp nguồn tài chính cho việc triển khai các biện pháp nhằm giảm bớt ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Màn hình điện tử ở thủ đô Tokyo phát hình ảnh Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc họp báo công bố quyết định dỡ bỏ lệnh tình trạng khẩn cấp nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan, ngày 25/5/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Ngân sách bổ sung nói trên có quy mô lớn nhất lịch sử Nhật Bản sẽ giúp cung cấp nguồn tài chính cho một gói các dự án trị giá 117.000 tỷ yen, tập trung vào hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn do dịch COVID-19 và đội ngũ nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch.
Động thái trên của Nội các Nhật Bản diễn ra chưa đầy một tháng sau khi thông qua dự thảo ngân sách bổ sung đầu tiên cho tài khóa 2020 với giá trị 25.690 tỷ yen.
Trước đó cùng ngày, phát biểu tại một cuộc họp của các quan chức chính phủ và các nghị sỹ, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho hay gói kinh tế của Nhật Bản sẽ có giá trị lên tới hơn 230.000 tỷ yen, khi kết hợp với các biện pháp được hỗ trợ tài chính từ ngân sách bổ sung đầu tiên.
Với ngân sách bổ sung thứ hai, Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ tiền thuê mặt bằng và tư liệu sản xuất cho 60% số doanh nghiệp nhỏ và cá nhân gặp khó khăn trong 6 tháng với mức trần hỗ trợ là 6 triệu yen.
Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng cung cấp 200.000 yen/người cho các nhân viên y tế làm việc ở tuyến đầu chống dịch và 100.000 yen/người cho đội ngũ nhân viên ở các cơ sở y tế.
Trong 31.910 tỷ yen nói trên, 10.000 tỷ yen được cung cấp cho một quỹ dự trữ dành cho việc triển khai các biện pháp ứng phó dịch bệnh trong tương lai.
Những quyết định lớn nhất trong sự kiện chính trị quan trọng nhất năm ở TQ
Trong kỳ họp Quốc hội được tổ chức vào ngày 22.5, lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc không đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại quyết định tăng 6,6% ngân sách chi cho quốc phòng.
Phiên họp Quốc hội Trung Quốc khai mạc (ảnh: Xinhua)
Tại sự kiện chính trị quan trọng nhất năm, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho rằng, cần phải thiết lập hệ thống pháp lý và cơ chế thực thi nhằm bảo vệ an ninh quốc gia tại Hồng Kông. Cùng với đó, tư tưởng độc lập của Đài Loan phải bị kiên quyết phản đối.
Trong cuộc họp, Quốc hội Trung Quốc cũng thảo luận và đưa ra nhiều quyết định quan trọng.
Video đang HOT
Chi tiêu quốc phòng
Quân đội Trung Quốc sẽ được phân bổ ngân sách 1.268 tỷ nhân dân tệ (khoảng 178,16 tỷ USD) trong năm 2020, tăng 6,6% so với năm ngoái, bất chấp tăng trưởng kinh tế quý đầu năm nay sụt giảm.
Theo Reuters, đây là mức tăng chi tiêu quốc phòng thấp nhất trong khoảng 3 thập kỷ trở lại đây của Trung Quốc.
Trung Quốc cho biết nước này luôn giữ mức chi tiêu quân sự dưới 2% tổng GDP. Tuy nhiên, số liệu nói trên của Bắc Kinh thường bị cáo buộc là thiếu minh bạch.
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) ước tính, chi tiêu thực tế cho quốc phòng năm 2019 của Trung Quốc là 261 tỷ USD, thay vì 178 tỷ USD như thông báo.
Trung Quốc vẫn quyết định tăng ngân sách cho quốc phòng, bất chấp suy giảm kinh tế do dịch bệnh (ảnh: SCMP)
Không đặt mục tiêu tăng trưởng GDP
Lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc không đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2020.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường giải thích, nguyên nhân của quyết định này là do kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức và bất ổn xuất phát từ đại dịch và tình hình quốc tế.
Siết chặt hệ thống pháp luật Hồng Kông
Trong báo cáo công việc của chính phủ, Thủ tướng Lý cho biết, chính quyền Bắc Kinh sẽ hướng tới thực hiện "Một quốc gia, hai chế độ" và nguyên tắc "Người Hồng Kông làm chủ Hồng Kông".
Theo ông Lý, Trung Quốc sẽ xây dựng một hệ thống pháp lý và cơ chế mới để bảo vệ an ninh quốc gia tại Hồng Kông trong năm nay.
Theo tờ Nhân dân Nhật báo của Trung quốc, Bắc Kinh coi việc xây dựng hệ thống pháp lý mới tại Hồng Kông là "vấn đề quốc gia" thay vì chỉ là vấn đề nội bộ của Hồng Kông.
Chứng khoán Hồng Kông đã giảm mạnh sau thông tin nói trên. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, Washington sẽ có "phản ứng mạnh mẽ" nếu Bắc Kinh áp dụng luật mới về an ninh Hồng Kông.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong cuộc họp (ảnh: Xinhua)
Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 vẫn sẽ tiếp tục được thực hiện
Thủ tướng Lý tuyên bố thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 của nước này với Mỹ vẫn sẽ tiếp tục được thực hiện.
"Chúng ta cần phải tiếp tục thực hiện thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Mỹ", ông Lý Khắc Cường phát biểu và nói thêm rằng, Trung Quốc cam kết sẽ trở thành một hệ thống thương mại đa phương.
Theo thỏa thuận giai đoạn một đã ký, Trung Quốc đã cam kết sẽ mua ít nhất 200 tỷ USD hàng hóa Mỹ trong 2 năm.
Đầu tháng này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa chấm dứt thỏa thuận nói trên nếu Trung Quốc không thực hiện đúng cam kết. Giới quan sát bày tỏ hoài nghi về khả năng thực hiện đúng cam kết của Trung Quốc do kinh tế bị ảnh hưởng không nhỏ do dịch bệnh.
Đầu tư nước ngoài
Trung Quốc cho biết sẽ đưa ra một danh sách về các lĩnh vực mà người nước ngoài sẽ không được phép tham gia đầu tư. Tuy nhiên, Thủ tướng Lý nói thêm rằng, Trung Quốc sẽ vẫn đảm bảo một thị trường "bình đẳng và cạnh tranh công bằng".
Kiên quyết phản đối tư tưởng độc lập của Đài Loan
Thủ tướng Lý cho biết, Trung Quốc kiên quyết phản đối tư tưởng tìm kiếm độc lập của Đài Loan. Trung Quốc trong năm nay sẽ đẩy mạnh "mối quan hệ sâu rộng với Đài Loan để hướng tới mục tiêu thống nhất bằng hòa bình".
Trước đó, trong buổi lễ nhậm chức, lãnh đạo Đài Loan - bà Thái Anh Văn - tuyên bố không chấp nhận chính sách "Một quốc gia hai chế độ" và muốn đàm phán ở vị thế ngang hàng với Trung Quốc.
Trung Quốc vẫn phải đối mặt với mối nguy từ Covid-19
Thủ tướng Lý cho rằng, dịch Covid-19 trên thế giới vẫn chưa đi đến hồi kết và Trung Quốc vẫn phải đối mặt với nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, song song với phục hồi kinh tế.
Theo ông Lý Khắc Cường, Trung Quốc đã luôn ưu tiên bảo vệ sức khỏe cho người dân kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại Vũ Hán vào tháng 12 năm ngoái.
Vấn đề Đài Loan, Hồng Kông luôn khiến Trung Quốc "đau đầu" (ảnh: Reuters)
Biện pháp giảm tình trạng thất nghiệp
Ông Lý nhấn mạnh, Trung Quốc cần phải tăng hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người dân và 8,74 triệu sinh viên mới tốt nghiệp trong năm nay. Tình trạng thất nghiệp đang tăng vọt tại Trung Quốc với hàng chục triệu người không có việc làm.
Tháng 4 vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc đã tăng 6% so với với cùng kỳ năm ngoái
Sáng kiến Vành đai và Con đường
Trung Quốc khẳng định sẽ tập trung vào chất lượng của những công trình đang được xây dựng tại các nước vay vốn từ Sáng kiến Vành đai và Con đường của nước này.
Trung Quốc không nhắc gì đến đề xuất xóa nợ, giảm nợ hay tái cơ cấu các khoản nợ của các quốc gia châu Phi, Pakistan và Sri Lanka.
Nhiều nước phương tây đã chỉ trích chính sách cho vay của Trung Quốc tại các nước nghèo là "ngoại giao bẫy nợ". Trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, nhiều nước vay tiền của Trung Quốc đã đề nghị được xóa nợ, giảm nợ, đẩy Bắc Kinh vào thế khó.
Khai thác mỏ gây động đất lớn chưa từng có tại Thụy Điển Ngày 18/5, Thụy Điển ghi nhận trận động đất lớn chưa từng có trong lịch sử, mà nguyên nhân là do hoạt động khai thác mỏ. Ảnh minh họa Khoa Khoa học Trái Đất tại Đại học Uppsala cho biết trận động đất trên có độ lớn 4,1. Nguyên nhân của hiện tượng địa chấn này là xuất phát từ hoạt động khai...