Nội các Lebanon đã thông qua dự luật bầu cử mới
Hãng Thông tấn Quốc gia Lebanon (NNA) đưa tin Nội các nước này ngày 7/8 đã thông qua dự luật bầu cử mới dựa trên thể thức đại diện tỷ lệ, và trình lên quốc hội để xem xét phê chuẩn.
Hãng NNA dẫn lời quyền Bộ trưởng Thông tin Lebanon Wael Abou Faour cho biết dự luật đã nhận được sự ủng hộ của hầu hết các bộ trưởng trong chính phủ của Tổng thống Michel Suleiman, ngoại trừ ba bộ trưởng thuộc Mặt trận Đấu tranh Dân tộc.
Nếu dự luật được quốc hội thông qua, Lebanon sẽ có 13 khu vực bầu cử cho cuộc bầu cử lập pháp vào năm 2013, giảm một nửa so với 26 khu vực hiện tại.
Theo Hiến pháp Lebanon, cuộc bầu cử lập pháp được tổ chức 4 năm một lần để bầu ra 128 ghế trong quốc hội, được chia đều giữa người Cơ đốc giáo và Hồi giáo.
Video đang HOT
Lãnh đạo phe đối lập, cựu Thủ tướng Lebanon Saad Hariri đã phản đối dự luật nói trên, cho rằng dự luật “chống lại hơn một nửa người dân Lebanon, nên không thể chấp được và sẽ không được thông qua.”
Theo ông Hariri, việc dự luật được nội các thông qua là vì lợi ích của phong trào Hezbollah, và kết quả của cuộc bầu cử là hình thức chuyển giao đất nước một cách chính thức cho tổ chức này./.
Theo TTXVN
Israel ước tính thiệt hại nếu nổ ra chiến tranh với Iran
Xung đột chống lại Hezbollah và Iran, Israel có thể mất khoảng 200 dân thường. Trong trường hợp Israel tham chiến tại Syria, con số thương vong sẽ tăng lên 300 người.
Bộ Quốc phòng Israel đã tính toán tới các thiệt hại trong tình huống tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại phong trào Hồi giáo Hezbollah của Lebanon, Syria và Iran - tờ Haaretz tiết lộ.
Binh sĩ Israel. Ảnh Reuters
Theo các dữ liệu này, trong một cuộc xung đột chống lại Hezbollah và Iran, Israel có thể mất khoảng 200 dân thường. Trong trường hợp Israel tham chiến tại Syria, con số thương vong sẽ tăng lên 300 người.Con số thiệt hại trên được đưa ra dựa trên các ước tính về số lượng tên lửa mà đối phương đang sở hữu cũng như mức độ đối phó của quân đội Israel và các tính toán sai lầm có thể xảy ra trong quá trình diễn ra cuộc chiến.
Tính tới thời điểm này, tên lửa tầm xa của Iran vẫn không được coi là mối đe dọa đặc biệt nghiêm trọng đối với Israel. Các chuyên gia Israel tin rằng, một số trong chúng không thể bay được hoặc có thể bị rơi giữa chừng do lỗi kỹ thuật, một số có thể bị phá hủy ngay trên mặt đất bởi Không quân Israel và số khác được tin là không có đủ độ chính xác để gây ra thiệt hại lớn.
Tuy nhiên, họ không loại trừ khả năng một vài chục quả tên lửa vẫn có thể làm nổ tung các khu dân cư và gây ra thiệt hại ở mức độ hạn chế.
Về trường hợp này, các chuyên gia Israel lưu ý rằng trong cuộc chiến tranh với Lebanon năm 2006, nhiều người dân nước này thiệt mạng trong các cuộc tấn công của tên lửa vì không có thời gian để đến nơi trú ẩn. Kể từ đó, Israel đã chú ý tới việc tăng mức độ tự vệ dân sự, do đó, có thể làm giảm số người chết và bị thương trong trường hợp xuất hiện một cuộc chiến tranh mới.
Tính tới thời điểm này, tên lửa tầm xa của Iran không được coi là mối đe dọa đặc biệt nghiêm trọng đối với Israel.
Ngoài ra, các radar tiên tiến sẽ cho phép Israel tìm hiểu về tên lửa của Iran trong 15 phút trước khi nó chạm tới mục tiêu. Điều này sẽ cho Israel thêm thời gian để sơ tán người dân đến nơi trú ẩn an toàn.
Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự của Tel Aviv thừa nhận rằng cuộc chiến tranh chống lại Hezbollah sẽ hoàn toàn khác. Thời gian để tên lửa tầm ngắn, tầm trung chạm tới mục tiêu sẽ nhanh hơn nhiều và điều đó đồng nghĩa với việc thời gian dành cho hoạt động sơ tán chỉ còn có vài phút.
Theo Israel, tình huống này phần lớn sẽ phụ thuộc vào trí thông minh và các phi công quân sự. Bởi thứ nhất, Israel cần thời gian chuẩn bị để khởi động tên lửa. Thứ hai là xác định và tiêu diệt chúng.
Israel đã nhiều lần nhắc tới khả năng sẽ dùng vũ lực để chống lại các cơ sở hạt nhân của Iran nếu Tehran không ngừng ngay lập tức các chương trình nghiên cứu của mình ở lĩnh vực này.
Đáp lại, Iran cho rằng tuyên bố trên là một "mối đe dọa trống rỗng" và từ chối dừng chương trình hạt nhân vì mục đích hòa bình của mình. Bên cạnh đó, giới chức Tehran khẳng định sẽ đáp trả mạnh mẽ mọi cuộc tấn công quân sự từ bên ngoài.
Trong khi đó, phong trào Hezbollah có trụ sở tại Lebanon, gần biên giới Israel, được coi là một đồng minh trung thành của Iran.
Theo GDVN
Hezbollah đứng đâu trong cuộc khủng hoảng Syria? Từ lâu, Phong trào Hồi giáo vũ trang Hezbollah đầy quyền lực của Lebanon đã công khai gắn kết tương lai của họ với Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Tuy nhiên, khi chế độ cầm quyền của vị Tổng thống này lung lay, Hezbollah lại im lặng và không nói gì. Nhiều người đang đặt câu hỏi, liệu Hezbollah có tham gia cuộc...