“Nói ca mắc COVID-19 ở Hà Nội ủ bệnh 23 ngày là quá vội vàng, khiến nhiều người lo lắng”
Tiến sĩ Khanh cho rằng để khẳng định ca mắc COVID-19 ở Hà Nội vừa công bố có thời gian ủ bệnh 23 ngày thì phải dựa vào nhiều yếu tố, không thể chỉ nhìn vào thời gian.
Ngày 6/3, báo cáo tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Nhật Cảm – Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) cho biết, trên địa bàn thành phố mới ghi nhận thêm 1 trường hợp dương tính với COVID-19 ở huyện Mê Linh.
Trường hợp này trước đó có đến khám tại Khoa miễn dịch dị ứng của Bệnh viện Bạch Mai (ngày 12/3), đến ngày 4/4 được lấy mẫu xét nghiệm, đến tối 5/4 cho kết quả xét nghiệm cho dương tính với COVID-19.
Đánh giá về trường hợp này, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, đây là trường hợp cần phải hết sức chú ý, bởi bệnh nhân phát hiện ra bệnh sau 23 ngày từ khi vào khám ở Bệnh viện Bạch Mai mới cho kết quả xét nghiệm dương tính.
Trường hợp bệnh nhân dương tính với COVID-19 vừa được Hà Nội thông tin liên quan đến BV Bạch Mai.
Từ trường hợp bệnh nhân dương tính với COVID-19 sau 23 ngày trên, ông Chung lưu ý những trường hợp có thời gian ủ bệnh hơn 14 ngày đã được nêu tại nhiều cuộc giao ban phòng chống dịch.
“Cả tháng nay họp chúng ta đã nói về bài học có ca mắc COVID-19 ở Hàn Quốc sau 27 ngày mới dương tính, ở Mỹ tính trung bình là 22,5 ngày, dài nhất ở Vũ Hán là 39 ngày mới dương tính. Còn chúng ta, bây giờ tìm thấy bệnh nhân đến Bệnh viện Bạch Mai khám từ ngày 12/3, từ hôm đó về nhà không tiếp xúc với ai, thế nhưng 23 ngày sau dương tính với COVID-19″, ông Chung nói tại cuộc họp.
Ngay sau khi báo cáo ca bệnh trên, nhiều phương tiện truyền thông đã đưa tin, ca bệnh mới phát hiện này có thời gian ủ bệnh 23 ngày khiến không ít người hoang mang. Bởi hiện nay quy định cách ly của Việt Nam đang được áp dụng là 14 ngày.
Tiến sĩ Trương Hữu Khanh cho biết dựa vào thông tin hiện tại, chưa thể khẳng định thời gian ủ bệnh của bệnh nhân là 23 ngày.
Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, Tiến sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1- TP.HCM) cho biết, việc khẳng định thời gian ủ bệnh COVID-19 là 23 ngày là quá vội vàng, gây hoang mang dư luận, khiến nhiều người lo lắng.
Video đang HOT
TS Khanh phân tích, để có thể khẳng định bệnh nhân trên ủ bệnh 23 ngày thì phải đáp ứng đủ một số điều kiện sau:
- Trong khoảng thời gian từ ngày 12/3 đến 5/4 (23 ngày) bệnh nhân phải được lấy mẫu xét nghiệm liên tục. Các mẫu đó đều cho kết quả âm tính, nhưng đến mẫu ngày 5/4 có kết quả dương tính.
- Trong 23 ngày đó, bệnh nhân không đi đến vùng dịch tễ nơi đang có dịch bệnh COVID-19.
- Trong 23 ngày đó bệnh nhân không tiếp xúc với người bệnh được xác định dương tính với COVID-19.
“Tuy nhiên, theo như thông tin CDC Hà Nội thông báo thì đến ngày 4/4 mới lấy mẫu xét nghiệm, ngày 5/4 có kết quả dương tính. Nhưng vậy chưa thể khẳng định bệnh nhân ủ bệnh 23 ngày, vì chưa đủ các điều kiện đã nói trên”, BS Khanh nói.
Theo nhận định của bác sĩ Trương Hữu Khanh, rất có thể trường hợp này đã dương tính trước nhưng do không có biểu hiện lâm sàng (ho, sốt, đau mỏi cơ…) nên không được lấy mẫu xét nghiệm và không biết bắt đầu dương tính từ khi nào.
“Bệnh nhân có thể đã dương tính trong khoảng thời gian 14 ngày (từ ngày 12/3 đến 26/3) và hiện vẫn chưa hồi phục, vì thế mẫu xét nghiệm lấy ngày 4/4 cho kết quả dương tính cũng là điều dễ hiểu. Bởi vậy, tôi khẳng định lại một lần nữa rằng, để khẳng định bệnh nhân này ủ bệnh 23 ngày thì cần xét nghiệm liên tục, trong 23 ngày đó không đi đến vùng dịch, không tiếp xúc với ca bệnh dương tính nào”, TS Khanh nhấn mạnh.
Cũng theo vị chuyên gia này, nhiều ca dù trong cơ thể đang mang virus SARS-CoV-2 nhưng không có biểu hiện lâm sàng ra ngoài như ho, sốt, mệt mỏi, đau cơ… vì thế rất khó phát hiện và đây chính là những mầm bệnh lây lan ra cộng đồng rất nguy hiểm.
Cuối cùng, TS Khanh cho rằng để đưa ra một kết luận về thời gian ủ bệnh quá 14 ngày thì cần phải được đánh giá cẩn trọng, chặt chẽ, chính xác và dựa trên bằng chứng khoa học. Bởi nếu đưa ra kết luận quá vội vã sẽ khiến người dân hoang mang, lo lắng.
PV
Sai số test nhanh Covid- 19, có cần thiết tiếp tục triển khai trên diện rộng?
"Phương pháp xét nghiệm nhanh (xác định một người có mắc Covid-19 hay không- PV) hay xét nghiệm khẳng định đều có những thuận lợi và hạn chế nhất định. Trong thời điểm hiện tại, chúng ta cần phải áp dụng nhiều biện pháp", ông Trần Đắc Phu nói.
Có nên triển khai trên diện rộng test nhanh Covid- 19 ?
Hôm trước xét nghiệm dương tính, hôm sau âm tính Covid- 19 là điều dễ hiểu
Giải thích lại vì sao có 3 mẫu được thực hiện bằng phương pháp test nhanh tại Quận Đống Đa hôm 31/3 cho kết quả dương tính, nhưng sau khi xét nghiệm khẳng định bằng RT- PCR lại cho kết quả âm tính, ông Nguyễn Nhật Cảm GĐ TT kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) cho rằng, kháng thể là chất cơ thể sinh ra để chống lại các tác nhân vi rút. Phải có thời gian nhất định thì mới có kháng thể.
Khi có kháng thể, có nghĩa rằng cơ thể mình có thể đã xuất hiện vi rút xâm nhập, lúc đó máu mới kích thích để sản sinh ra kháng thể và là dấu hiệu cảnh báo để chúng ta sàng lọc.
Khi nồng độ kháng thể đủ lớn thì test mới phát hiện được nhiễm bệnh, còn nếu thấp quá thì cũng chưa phát hiện được nhiễm bệnh. Chính vì vậy, nếu test nhanh có kết quả là dương tính thì cần tiếp tục xét nghiệm khẳng định bằng RT- PCR.
Đồng tình với quan điểm này, BS Trương Hữu Khanh, BV Nhi đồng TP Hồ Chí Minh cho rằng đó là "điều dễ hiểu".
Nguyên nhân của tình trạng này theo BS Khanh là do khi sàng lọc, bản thân người đó có thể mắc bệnh mà không hề biết, có thể mới nhiễm, đang trong thời gian ủ bệnh, cơ thể chưa sinh ra kháng thể; cũng có thể có liên quan tới nồng độ virus trong máu.
Kháng thể lấy ra dương tính có thể bệnh nhân đã khỏi bệnh từ rất lâu và đã có kháng thể (IgG) trong cơ thể. Nguyên tắc khi lấy máu xét nghiệm nhanh, virus phải ảnh hưởng tới hệ thống huyết học, hệ thống miễn dịch mới tạo ra kháng thể chống con virus. Còn xét nghiệm khẳng định bằng RT-PCR thì lấy mẫu bệnh phẩm từ vùng dịch hầu họng để tìm virus, độ nhạy hơn, đặc hiệu cao hơn.
Trả lời VietNamNet câu hỏi, với những sai số như vậy, có nên tiếp tục thực hiện việc test nhanh trên diện rộng hay không, TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, test nhanh là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực phòng, chống dịch Covid-19 do đó, nên triển khai để xác định mức lây nhiễm cộng động và sàng lọc người nghi ngờ.
TS Nguyễn Huy Nga cũng lưu ý, vì độ chính xác không cao do đó với những trường hợp được xác định dương tính bằng phương pháp test nhanh nên cách ly tại nhà hoặc cơ quan. Các đối tượng tiếp xúc gần cũng được thông báo để tự cách ly ngay.
"Chờ kết quả chính xác, đối chiếu với xét nghiệm RT-PCR để xác định độ tin cậy của nó, thì xử lý theo ổ dịch. Như vậy thì đỡ xáo trộn xã hội và tiết kiệm được tiền bạc", TS Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh.
Hà Nội tiến hành test nhanh trên diện rộng
Theo Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Nhật Cảm, hiện nay, Trung tâm đã triển khai xét nghiệm chẩn đoán xác định kỹ thuật sinh học phân tử trên máy Realtime RT-PCR. Đây được xem là kỹ thuật hiện đại, chẩn đoán chính xác có mắc dịch bệnh Covid-19 hay không.
Tuy nhiên, để tổ chức sàng lọc phát hiện sớm những người nghi ngờ nhiễm dịch bệnh Covid-19 thì thành phố Hà Nội đã chỉ đạo triển khai xét nghiệm sàng lọc bằng test nhanh (nhập khẩu từ Hàn Quốc) cho kết quả sau 10 phút.
Việc thực hiện test nhanh góp phần phát hiện sớm những trường hợp nhiễm bệnh để thực hiện các biện pháp phòng dịch kịp thời như: cách ly, điều trị, xét nghiệm khẳng định, khoanh vùng, xử lý ổ dịch... không để dịch lây lan rộng ra cộng đồng.
Hà Nội đã thực hiện triển khai ở những điểm liên quan đến các trường hợp có tiền sử dịch tễ đi/đến/ở khu vực có ổ dịch, cụ thể ở đây là khu vực Bệnh viện Bạch Mai, trong thời gian từ ngày 10/3/2020.
Đến thời điểm này, Hà Nội đã triển khai lắp đặt các trạm test nhanh trên diện rộng, phục vụ tất cả người dân ở các quận, huyện: Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai...
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho biết, đối với việc chẩn đoán dịch bệnh Covid-19, để khẳng định phải dùng xét nghiệm Realtime RT-PCR theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Và toàn thế giới hiện nay đều áp dụng phương pháp này.
Tuy nhiên, để sàng lọc phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ để cách ly y tế và xét nghiệm khẳng định thì việc xét nghiệm nhanh tại cộng đồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Test nhanh có 2 loại, 1 loại là phân loại kháng nguyên, 1 loại là phân loại kháng thể.
Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội khuyến cáo, khi test nhanh có kết quả âm tính, nếu trường hợp tiếp xúc nguồn nhiễm bệnh dưới 7 ngày mà kết quả âm tính thì chưa khẳng định được là có nhiễm bệnh hay không và cần tiếp tục cách ly tại nhà, khoảng 5-7 ngày sau tiến hành xét nghiệm lại.
Trường hợp tiếp xúc nguồn nhiễm bệnh từ 7 ngày trở lên rồi, mà xét nghiệm âm tính về cơ bản có thể yên tâm, nhưng nguyên tắc vẫn phải tiếp tục cách ly 14 ngày theo quy định và khi có biểu hiện ho, sốt cần báo cho nhân viên y tế tại địa phương để thực hiện xét nghiệm.
PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế) nhấn mạnh, phương pháp xét nghiệm nhanh hay xét nghiệm khẳng định đều có những thuận lợi và hạn chế nhất định. Mỗi phương pháp sẽ có những tính ưu việt riêng. Trong thời điểm hiện tại, chúng ta cần phải áp dụng nhiều biện pháp. Ngay cả các nước tiên tiến trên thế giới cũng làm như vậy với mục đích tìm ra phương pháp ngăn chặn dịch Covid-19 một cách kịp thời nhất.
N. Huyền
Hướng dẫn việc xét nghiệm COVID-19 tại các cơ sở có phòng xét nghiệm Các phòng xét nghiệm phải tuân thủ quy trình, phương pháp xét nghiệm theo hướng dẫn của nhà sản xuất sinh phẩm chẩn đoán, khuyến cáo của WHO/USCDC; đảm bảo chất lượng xét nghiệm và an toàn sinh học. Tiến hành xét nghiệm xác định virus SARS-CoV-2 bằng máy sinh học phân tử Realtime PCR tự động tại thành phố Hải Phòng. (Ảnh:...