Nỗi buồn vịnh maya …
Một trong những bãi biển nổi tiếng nhất thế giới, nổi tiếng từ bộ phim The Beach năm 2000, với sự tham gia của Leonardo DiCaprio, bị đóng cửa vô thời hạn để phục hồi sau thiệt hại do hàng triệu khách du lịch gây ra đã gióng lên hồi chuông về ý thức giữ gìn danh lam thắng cảnh.
CHUYỆN RIÊNG CỦA THÁI LAN…
Những bãi cát vàng và làn nước trong xanh của vịnh Maya được bao quanh bởi những núi đá trên đảo Ko Phi Phi Leh đã trở thành một trong những điểm du lịch được ghé thăm nhiều nhất của Thái Lan kể từ khi nó trở nên nổi tiếng sau bộ phim của Leonardo DiCaprio.
Bãi biển nhỏ đã bị tác động ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên diện rộng khi tiếp nhận tới 5.000 khách du lịch và 200 tàu thuyền qua lại mỗi ngày.
Chính quyền Thái Lan đã phải tuyên bố họ tạm thời đóng cửa vịnh từ ngày 1/6/2018, nhưng đã kéo dài thời gian đóng cửa thêm 8 tháng (từ 4 tháng theo kế hoạch lên hơn một năm), do mức độ tàn phá khủng khiếp bởi hàng ngàn khách du lịch.
Do ô nhiễm từ rác, thuyền bè và kem chống nắng, ước tính hơn 80% rạn san hô quanh vịnh Maya đã bị phá hủy. Songtam Suksawang – Giám đốc sở công viên quốc gia Thái Lan cho biết: mỗi tháng họ đã đánh giá và phát hiện ra rằng hệ thống sinh thái đã bị phá hủy nghiêm trọng do lượng khách du lịch lên tới 5.000 người mỗi ngày. Theo ông Songtam Suksawang, rất khó để khắc phục và phục hồi vì bãi biển đã bị phá hủy hoàn toàn.
Mặc dù vịnh Maya tạo ra doanh thu khoảng 400 triệu Baht (9,5 triệu bảng) mỗi năm nhưng chính quyền Thái Lan đã phải bắt buộc đóng cửa do những thiệt hại quá lớn về môi trường. Theo đó, kế hoạch ban đầu là đóng cửa vịnh 4 tháng nhưng một công bố hoàng gia ngày 1/10/2018 phát ra bởi Bộ công viên quốc gia, bảo tồn động vật hoang dã và thực vật của Thái Lan thông tin rằng, lệnh cấm du lịch sẽ không được dỡ bỏ cho đến khi hệ sinh thái hồi phục hoàn toàn và trở lại bình thường.
Các nhà vận động môi trường địa phương đã rất vui mừng với thông tin này. San hô chỉ phát triển khoảng nửa cm một năm, vì vậy sẽ mất nhiều năm để các rạn san hô được phục hồi hoàn toàn.
Người đứng đầu công viên Maya Bay – Worapoj Lomlim, cho biết cơ quan công viên và các tổ chức khác đã phục hồi các rạn san hô trong vịnh bằng cách trồng hơn 1.000 san hô và sẽ tiếp tục mở rộng dự án.
…ĐẾN VẤN ĐỀ CHUNG CỦA CHÂU Á
Không chỉ có Thái Lan, các quốc gia trong khu vực châu Á từ Philippines đến Indonesia cũng đang phải đối mặt với những vấn đề tiêu cực gây ra bởi du lịch quá tải.
Vào tháng 4/2018, Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte, đã tuyên bố đóng cửa 6 tháng đối với khu nghỉ mát ở bãi biển Boracay – một điểm du lịch hái ra tiền và mới được mở lại vào tháng 10/2018.
Còn Indonesia đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp rác thải dọc theo một dải của đảo Bali, ô nhiễm ven biển sau khi một video lan truyền cho thấy một thợ lặn bơi qua nước đầy rác. Gần đây nhất, theo truyền thông địa phương, các quan chức chính phủ đang đóng cửa hòn đảo Komodo nổi tiếng của Indonesia với khách du lịch trong một năm. Tin tức về lệnh cấm du lịch tới đảo Komodo là thông tin mới nhất và cũng là câu chuyện buồn mới nhất trong một loạt các vụ đóng cửa các điểm du lịch lớn ở Đông Nam Á dưới “danh nghĩa” phục hồi.
Video đang HOT
DẤU CHÂN DU LỊCH ĐỂ LẠI GÌ TRÊN BIỂN?
Dấu chân Carbon:
Một thành viên của nhóm Facebook dành cho nữ du khách độc thân BMTM đã lên tiếng về vấn đề nan giải của cô là muốn đi du lịch xa để xem những địa điểm tuyệt vời và trải nghiệm các nền văn hóa khác nhau, nhưng cảm thấy có lỗi với dấu chân carbon mà cô đóng góp, đặc biệt là vì cô thường chỉ có một tuần để đi du lịch ở điểm đến, đó là trường hợp của nhiều người Mỹ chỉ với 15 ngày nghỉ mỗi năm. Nhiều người hơn bao giờ hết đang đi du lịch – hơn 4 tỷ hành khách đã bay trên các dịch vụ hàng không theo lịch trình trong năm 2017, một kỷ lục và tăng đáng kể 7,3% mỗi năm. Đây là tin tuyệt vời cho ngành du lịch nhưng là tin xấu cho môi trường.
Rác thải nhựa
Nếu bạn đã đến Bali, Ấn Độ hoặc Bangladesh, thật khó để không cảm thấy bị làm phiền bởi lượng rác thải nhựa chất đống bên lề đường. Ở những nơi mà nước máy được coi là không an toàn để uống, nhiều khách du lịch đã chọn nước đóng chai bằng nhựa và vứt bỏ chai ngay khi uống xong. Theo Forbes, một triệu chai nhựa được mua mỗi phút, trong đó, dưới 10% được tái chế. Người ta cũng ước tính rằng hơn nửa nghìn tỷ chai nhựa sẽ được bán vào năm 2020. Và như vậy, trái đất sẽ được bao phủ trong các chai nhựa phải mất hàng trăm năm để mục rứa.
Đồ dùng vệ sinh cỡ du lịch
Dựa trên một nghiên cứu được thực hiện ở Anh, 980 tấn chai có kích cỡ du lịch đã bị du khách Anh vứt bỏ chỉ trong vòng 1 năm. Các khách sạn cung cấp đồ dùng vệ sinh trong chai có kích thước du lịch cũng góp phần vào con số đó, vì hầu hết các đồ dùng vệ sinh hầu như không được sử dụng đều bị vứt đi hàng ngày. Nhiều người lầm tưởng những chai nhỏ không gây vấn đề to tát đến du lịch nhưng với hơn 1.300 triệu khách du lịch quốc tế trong năm 2017, đồ vệ sinh cỡ du lịch lại là con số không hề nhỏ.
Rác
Ngoại trừ một số quốc gia như Iceland và Singapore, hầu hết các quốc gia đều phải đối mặt với các vấn đề rác bằng cách này hay cách khác. Tại các ngôi làng ở các vùng Đông Nam Á và Trung Mỹ bạn có thể dễ dàng thấy những đứa trẻ chơi bên cạnh núi rác.
Chất thải thực phẩm
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, chất thải thực phẩm là một đóng góp đáng kể cho sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Nếu bạn nghĩ rằng du lịch ít liên quan đến điều này, hãy nghĩ lại.
Một nghiên cứu của Wrap.org cho thấy các khách sạn ở Anh vứt đi hơn 20% thực phẩm họ mua. Một nghiên cứu khác cho thấy hơn 46% chất thải rắn do các khách sạn ở Sri Lanka tạo ra là thực phẩm và không thể tái chế. Trên hết, các điểm thực phẩm tự phục vụ như nhà hàng tự chọn, phổ biến tại các khách sạn, cho phép khách của họ lấy nhiều hơn những gì họ có thể ăn. Kết quả là chỉ có một nửa số thực ph ẩm thực sự tiêu thụ.
Năng lượng & Nước
Nước thường chiếm 10% hóa đơn tiện ích của khách sạn. Ở một số nơi như Koh Phi Phi Don ở Quần đảo Phi Phi, chỉ có 2 ao nước ngọt đóng vai trò là nguồn cung cấp nước máy trên đảo nhưng có hơn 200 khách sạn và hàng ngàn khách du lịch trên chính hòn đảo đó. Việc cung cấp nước cần phải cân đối để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là trong mùa cao điểm.
LÀM GÌ ĐỂ GIẢM THIỂU RÁC THẢI?
- Muốn bớt lượng carbon thải vào môi trường, bạn có thể chọn phương tiện giao thông công cộng thay vì taxi tư nhân bất cứ khi nào có thể, và cố gắng khám phá khu phố địa phương bằng cách đi bộ hoặc đi xe đạp…
Ngoài ra nếu bạn có thể, đi du lịch lâu hơn. Nếu bạn có thể dành thời gian lâu hơn ở một quốc gia, việc đi lại liên tỉnh có thể được thực hiện trên phương tiện giao thông công cộng trên đất liền để bạn có thể giảm thiểu lượng khí thải carbon trong nước (tức là đi các chuyến bay nội địa).
Muốn bớt lượng carbon thải vào môi trường, bạn có thể chọn phương tiện giao thông công cộng thay vì taxi tư nhân bất cứ khi nào có thể, và cố gắng khám phá khu phố địa phương bằng cách đi bộ hoặc đi xe đạp…
Ngoài ra nếu bạn có thể, đi du lịch lâu hơn. Nếu bạn có thể dành thời gian lâu hơn ở một quốc gia, việc đi lại liên tỉnh có thể được thực hiện trên phương tiện giao thông công cộng trên đất liền để bạn có thể giảm thiểu lượng khí thải carbon trong nước (tức là đi các chuyến bay nội địa).
- Mang theo dao, kéo, cốc và các vattj dụng cá nhân. Đi mua sắm mang theo một cái túi gấp. Nếu bạn đang có kế hoạch đến thăm nhiều chợ thực phẩm đường phố trong chuyến du lịch của mình, hãy cân nhắc mang theo hộp đựng và dao kéo của riêng bạn. Dù sao, an toàn hơn nhiều khi sử dụng hộp đựng thay vì nhựa để mang theo thức ăn nóng! Cuối cùng, hãy kiếm cho mình một ống hút bằng tre hoặc thép không gỉ – chỉ cần đảm bảo nói rõ với người phục vụ rằng bạn không cần ống hút cho đồ uống của mình.
- Khi ăn ở những khu du lịch biển, chỉ lấy những gì bạn cần. Hãy chú ý khi lựa thức ăn vào đĩa tại bữa ăn tự chọn của khách sạn.
Và cuối cùng, đừng làm những gì bạn sẽ không làm tại nhà riêng của bạn – nếu bạn không bật điện khi bạn khi bạn đi vắng, đừng để nó khi bạn không ở trong phòng khách sạn của bạn. Nếu bạn không thay thế khăn tắm ở nhà mỗi ngày, bạn không cần phải làm điều đó tại khách sạn. Và nhớ bỏ rác đúng nơi quy định!.
Thiết kế: Thúy Hà
Minh Hoàng
Theo ngaynay.vn
Phòng ốc mất vệ sinh - điểm trừ của ngành du lịch
Vệ sinh không đạt chuẩn là vấn đề không hiếm gặp trong lĩnh vực lưu trú; kể cả các cơ sở đã được công nhận, phong sao vẫn tồn tại một tỉ lệ không nhỏ phòng ốc không đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
Sạch sẽ hay không tạo ấn tượng đầu tiên mỗi du khách đặt chân vào phòng khách sạn.
Mới đây, clip nhân viên dọn phòng tại một khách sạn TP.HCM dùng khăn tắm để lau bồn vệ sinh, lau sàn và các vật dụng khác trong phòng tắm đã dấy lên mối lo ngại lớn đối với nhiều khách du lịch.
Công tác thanh tra kiểm tra đã triệt để?
Ngày nay, khách đi du lịch Việt Nam thường phải mang theo đồ của mình như khăn tắm, khăn mặt chứ không dám sử dụng tại các khách sạn, nhà nghỉ vì sợ ... dơ, gây nên các bệnh về da như nấm, ngứa.
Mối lo này đến từ những phàn nàn của nhiều khách du lịch về vấn đề vệ sinh môi trường không đảm bảo ở nhiều cơ sở lưu trú, thậm chí cả những cơ sở đã được Tổng cục du lịch công nhận, phong sao, phải tuân theo những tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, chịu sự giám sát, kiểm tra của các đoàn thanh tra du lịch theo định kì.
Sau khi clip nữ nhân viên dùng khăn tắm lau bồn cầu được báo Tuổi trẻ công bố, dư luận không khỏi đặt nghi vấn lớn về quy trình kiểm tra của các đoàn thanh tra du lịch tại các khách sạn được gắn sao đã khách quan, hiệu quả, đảm bảo nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về vệ sinh phòng ốc hay chưa?
Trao đổi với truyền thông, ông Vũ Văn Thanh - Vụ trưởng Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch cho rằng hiện tượng mà báo chí nêu có thể có tồn tại ở một vài nơi nhưng chắc chắn không thể là chuyện phổ biến.
Bởi các khách sạn hiện nay không chỉ phải chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật, mà còn chịu sự chi phối mạnh mẽ của bàn tay thị trường. Nếu phát hiện có sai phạm như trên thì trách nhiệm lớn nhất nằm ở người quản lý khách sạn, sẽ bị xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật, nếu không cải thiện phải gỡ hạng sao.
Song, dư luận dường như vẫn chưa hài lòng với câu trả lời của các cơ quan chức năng. Đơn cử, một bạn đọc nêu bình luận: "Tôi từng làm khách sạn từ tạp vụ dọn phòng đến lễ tân khách sạn 3 sao ở trung tâm Sài Gòn và từng chứng kiến các đoàn thanh tra kiểm tra "cưỡi ngựa xem hoa" khách sạn tôi như thế nào và chính tôi từng được yêu cầu dùng khăn tắm lau bồn cầu như thế nào".
Trên thực tế, chuyện vệ sinh phòng không đạt chuẩn là có thật; phần lớn đến từ nguyên nhân không kịp thời gian lau dọn, chuẩn bị phòng cho khách mới vào nên nhân viên phải làm nhanh, ẩu, cốt để đẹp phần hình thức.
Chị Lan, nhân viên buồng phòng tại một khách sạn 3 sao ở Hà Nội cho hay: "Nếu dọn đúng tiêu chuẩn phải mất từ 45 phút đến một tiếng cho một phòng. Trong một ca 8 tiếng tôi thường được yêu cầu phải dọn từ 10 - 15 phòng. Có những lúc thời gian dọn phòng rất gấp gáp do khách đến đột xuất, có lúc đoàn khách rất đông người, chỉ có khoảng 15 - 30 phút để dọn một phòng, nên việc phải nhanh trí, cắt bớt các thao tác cũng là điều nhân viên như chúng tôi phải lựa mà làm".
Bẩn, ẩu vì thiếu nhân lực?
Bên cạnh đó, nhiều chủ khách sạn cho rằng những "con sâu làm rầu nồi canh" như trên đang làm ảnh hưởng đến rất nhiều cơ sở kinh doanh lưu trú khác. Có rất nhiều cách để kiểm soát chất lượng vệ sinh trong các khách sạn, nhưng người chủ hay nhân viên có ý thức, có đạo đức làm nghề để làm tốt nhất nhiệm vụ, bổn phận của mình hay không.
Trước sự hoang mang của dư luận về tình trạng vệ sinh không sạch sẽ ở nhiều khách sạn đã từ lâu, nhiều ý kiến vẫn phân bua với lý do "khách còn lấy khăn tắm lau giầy thì việc nhân viên lấy khăn đó lau bồn cầu là chuyện bình thường" hay "khách sạn trên thế giới đều như vậy chứ không riêng gì Việt Nam", hoặc "trong quá trình dọn dẹp có sót một hai phòng cũng là vì thiếu thời gian".
Quả thực, đây là một lối suy nghĩ làm du lịch đáng chê trách, bởi lối quy chụp, đem sự hậm hực từ khách này sang khách khác. Trong khi đó, cốt lõi của ngành dịch vụ du lịch là tâm huyết của nhân viên, chất lượng của dịch vụ, đem đến sự hài lòng cho khách hàng.
Trong quản lý vệ sinh phòng buồng đều có quy trình rõ ràng như đầu tiên nhân viên sẽ thu hết đồ bẩn; sau đó đến thu gom khăn, vỏ gối... Dù quy trình này mỗi đơn vị có thể có nhiều điểm khác nhau; nhưng nếu được giám sát, quản lý chặt chẽ, sẽ hạn chế được tình trạng nhân viên làm ẩu, làm sai.
Một thực tế khác, nghề buồng phòng hiện nay cần một lượng nhân viên rất lớn, hầu như đông nhất tại các khách sạn, nhưng nguồn nhân sự chất lượng cho vị trí này lại khan hiếm hơn cả. Hơn nữa, hầu hết các trường lớp đào tạo nghề, đơn vị kinh doanh lưu trú mới chú trọng vào đào tạo nghiệp vụ; còn về đạo đức làm nghề, ý thức trách nhiệm trong công việc của nhân viên ít được chú trọng hơn.
Dù là lý do gì, vệ sinh không sạch sẽ để lại một ấn tượng xấu, một nỗi ám ảnh đối với du khách. Không chỉ thế, phòng ốc không đạt chuẩn còn ảnh hưởng đến uy tín của các công ty lữ hành dẫn đoàn đến lưu trú tại khách sạn.
Không biết từ bao giờ, chính du khách trong nước còn mang tâm lý e ngại sử dụng đồ dùng tại khách sạn, chứ chưa nói đến khách nước ngoài. Chính vì thực trạng này, dư luận mong muốn các cơ quan chức năng sẽ có phương án thanh, kiểm tra đột xuất, khách quan cũng như sát sao hơn đối với các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú trên các địa bàn, đặc biệt những điểm du lịch nóng, xử lý nặng các hành vi vi phạm, nhằm đảm bảo uy tín cho thương hiệu du lịch Việt.
Đỗ Trang
Theo baophapluat
Sunshine City Sài Gòn nối dài "đại lộ quốc tế" tại khu vực Nam Sài Gòn Quận 7 sở hữu ưu thế đồng bộ về môi trường sống, nhiều sông nước và cây xanh, mật độ cư dân thấp phù hợp với nhu cầu thư giãn, nghỉ ngơi của người nước ngoài. Khối cư dân ngoại tại khu vực Quận 7, TP. HCM đã hình thành nên cộng đồng quốc tế lớn tại Việt Nam. Từ khu phố nhà...