Nỗi buồn tết năm nay của Ông đồ Văn Miếu
“Mình thấy vỉa hè Văn Miếu rất đẹp và hình ảnh Ông đồ viết chữ bên vỉa hè tạo nên không khí Tết cổ truyền. Một hình ảnh đẹp như vậy, nên có phương án quản lý chứ đừng dẹp như dẹp loạn.” Lê lephuong@yahoo.com
Nhiều Ông đồ vẫn ngồi viết chữ ở địa điểm cũ là dọc bờ tường Văn Miếu và bị lực lượng chức năng xua đuổi
Những năm trước, có khoảng trăm Ông đồ thường mặc áo the, đầu đội khăn xếp, viết chữ bán tại Văn Miếu, vừa viết những nét chữ vuông vắn vừa giảng giải nội dung, giới thiệu lịch của chữ Nho. Du khách tới đây, nếu là người già thường hay thuê viết chữ Hiếu, chữ Đức về cho con, người trẻ có hiếu thường muốn viết chữ Phúc cho bố mẹ, ông bà. Người đi làm công sở thường thường muốn viết Nhẫn, du khách nước ngoài thường muốn viết chữ Hạnh Phúc. Những người buôn bán thường xin chữ Phát, chữ Lộc.
Nhưng năm nay, Hà Nội di dời địa điểm viết chữ vào khu vực Hồ Văn và chỉ cho khoảng 50 – 60 Ông đồ được vào ngồi viết.
Thiếu chỗ ngồi, nhiều Ông đồ “chậm chân” đành vẫn ngồi viết chữ ở địa điểm cũ là dọc bờ tường Văn Miếu và chấp nhận việc tìm cách “đối phó” với lực lượng chức năng. Trước cảnh các Ông đồ này bị xua đuổi, bạn đọc có nhiều trăn trở:
“Thể hiện sự yếu kém trong quản lý.” Hà oanhhaoanh.668@gmail.com
Có nhiều bạn đọc thông cảm với các Ông đồ :
“Thật tội nghiệp cho các “Ông đồ “cũng bị bắt …. vì bán hàng rong!!!” Lê Xuân Thủy lexuanthuy1962@yahoo.com
“5 triệu/chỗ ở trong khu quy hoạch kia. Tết đến rồi khổ Ông đồ già.” Thuậnthuanpm@gmail.com
“Một năm chỉ có Ba ngày Tết, cho người nghèo làm ăn chứ!” Hothuhathu@yahoo.com
Và bày tỏ quan niệm riêng:
“Tôi thấy che bạt đẹp như vậy chắc là thu tiền không ít đâu , các Ông đồ thì nghèo lấy tiền đâu mà đóng.” Nguyễn Hoànghong.nguyenhoang@gmail.com
“Mình thấy vỉa hè Văn Miếu rất đẹp và hình ảnh Ông đồ viết chữ bên vỉa hè tạo nên không khí Tết cổ truyền. Một hình ảnh đẹp như vậy, nên có phương án quản lý chứ đừng dẹp như dẹp loạn.” Lê lephuong@yahoo.com
Video đang HOT
“Văn hóa vỉa hè gắn liền với người Việt từ ngàn năm nay rồi! Tây thích sang Việt Nam bây giờ cũng vì cái vỉa hè Việt Nam nó thoải mái phóng khoáng. Các cơ quan chức năng các giáo sư tiến sỹ nên nghiên cứu lại công trình Vỉa Hè này giữ lại chút gì đó rất hồn Việt. Cá nhân tôi thích ngày tết cổ truyền, ai bỏ cứ bỏ, ai chê cứ chê. Nếu mà bỏ tết thì không còn bản sắc. Mất bản sắc chính là mất đi niềm tự hào Việt!” Hiếu usb1g@yahoo.com
“Trong rất nhiều thứ không hiểu nổi?! Mỹ quan cái gì, một năm có một lần và chỉ có vài ngày thì tắc đường và mỹ quan có ảnh hưởng gì đâu” Không Hiểu khonghieu@gmail.com
Trước cảnh các Ông đồ viết chữ ở Văn Miếu dịp tết này bị xua đuổi, có bạn đọc bất giác ngậm ngùi liên hệ lại bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên năm1936 đăng trên báo Tinh Hoa.:
“Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy Ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua . . .” Ngày xưa các Ông đồ có thể ngồi ở “bên phố đông người qua” mà không phải lo nơm nớp khi thấy bóng quan!!! chả hiểu giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phải làm như thế nào nữa. Tội nghiệp các Ông đồ… Năm nay đào lại nở Không thấy Ông đồ xưa Người của muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ.” Quan vquánlh@gmail.com
Một số bạn đọc lo lắng:
“Hà Nội lại mất đi một nét xưa….” Phạm Văn Đạt tinhhoalong@gmail.com
“Coi như Phố Ông đồ đã bị xóa sổ? Tại sao phải đưa các Ông đồ vào một khuôn viên bé tý tẹo, lều vải trông chẳng ra làm sao? Theo tôi, tất cả chắc cũng vì các vị ở Phường, ở Quận muốn thu thêm tiền của các Ông đồ, của khách vào (gửi xe, lệ phí…)? Không lẽ vì vậy mà xóa đi một nét văn hóa rất Việt Nam…??? Phố Ông đồ có từ xa xưa, vài năm nay hoạt động khá nhộn nhịp và đầy tính văn hóa. Nhà tôi ở ngay gần Văn Miếu, hàng năm nhìn thấy các Ông đồ, thấy bút nghiên là thấy Tết. Năm nay thì chẳng còn gì. Đi ra hồ Văn, nhìn qua hàng rào sắt thấy mới thê thảm làm sao…!!! Thật là lạ cho cái tầm nhìn… của các sếp bây giờ quá!” Lê Hải stickerit03@yahoo.co.uk
Những nhà ở ngay gần Văn Miếu, hàng năm nhìn thấy các Ông đồ, thấy bút nghiên là thấy Tết.
“Nhìn mà đau đớn thay. Nét văn hóa dân tộc như đang bị xua đuổi vậy. Chẳng qua đưa phố vào trong chắc cũng chỉ vì chút lợi ích thôi. Mấy ông đưa ra chính sách đã bao giờ tham khảo ý kiến những Ông đồ, những người dân đâu. Thử hỏi sao. Phố Ông đồ ngoài vỉa hè thì tấp nập mà trong thì đìu hiu vắng lạnh thế?” Nguyễn Hải Minh lt12dzee0912k47dp@gmail.com
“Chuẩn không cần chỉnh! rất trúng và đúng! Nhất trí 100%! Văn hóa vỉa hè gắn liền với người Việt từ ngàn năm nay rồi! Tây thích sang Việt Nam bây giờ cũng vì cái vỉa hè VN nó thoải mái phóng khoáng. Các cơ quan chức năng các giáo sư tiến sỹ nên nghiên cứu lại công trình Vỉa Hè này giữ lại chút gì đó rất hồn Việt. Cá nhân tôi thích ngày tết cổ truyền, ai bỏ cứ bỏ ai chê cứ chê nếu mà bỏ tết, không còn bản sắc, mất bản sắc chính mất đi niềm tự hào Việt! mà chỉ có mấy ngày thôi! đó là Văn hóa Bản sắc!” TheVinhthevinh@yahoo.com
“Đang phá bỏ nét cổ truyền của tết Việt.” Trần Kiêntrungkienttmc@gmail.com
“Thể hiện sự yếu kém của những người quản lý và tổ chức, một năm có mấy ngày để phố phường nhộn nhịp, thế mà cũng rượt đuổi thì còn gì là TẾT.” Nguyễn ntphutni@gmail.com
“Các Ông đồ viết chữ bên vỉa hè của Quốc Tử Giám là nét văn hóa hay khi mọi người đi qua đây có thể cảm nhận được văn hóa cổ xưa. Nên để các Ông đồ ngồi đó nhưng có sự quản lý để tránh tắc nghẽn giao thông, nên để phố đó là phố đi bộ trong thời gian gần tết như những ngày này.” Tuấn Khang anhvanchoem200440@yahoo.com
“Mình thấy việc Ông đồ cho chữ đâu có ảnh hưởng gì mấy đâu mà phải dẹp chứ . Cái cần phải làm thì không làm cái không cần thiết thì cứ làm. Như ở chợ gần nhà mình người buôn bán không vào chợ buôn bán mà ra thuê ở bên hông chợ rồi chiếm lấn đường đi mà không thấy ai dẹp cả mà Ủy ban ở ngay đó chứ có ở xa đâu mà không biết . Mỗi lần đi dẹp giống như là đi cho có lệ vậy: bà chủ cho thuê đi trước để kêu người thuê chỗ dọn cho gọn lại rồi người đi kiểm tra theo sau.” Q uyen quyen.tran.96995238@facebook.com
“Nhân danh “trật tự” người ta đang đi đuổi, bắt VĂN HÓA, BẢN SẮC!” LÊ HOÀNG leduc11144@yahoo.com.vn
Nghịch lý là ngay cả những thầy đồ có chỗ trong khu vực Hồ Văn cũng đang hoang mang không kém. Bởi lẽ hiện tại, mặc dù đã mở cửa được gần một tuần, nhưng khu vực viết chữ vẫn vắng lặng người qua lại. Nhiều Ông đồ ngán ngẩm chỉ biết căng lều ra ngủ cho hết ngày. Có bạn đọc nhận xét:
“Nên phân biệt bán hàng rong, lấn chiếm lòng lề đường gây mất trật tự an ninh và “văn hóa” xã hội với các nét văn hóa dân tộc đã có từ thời xa xưa, đặc biệt là trong dịp Tết. Nếu cần thiết thì ủy ban có thể “quy hoạch” cái con đường mà các thầy đồ đang ngồi thành con đường văn hóa … Việc đó không khó và cũng hợp tình hợp lý hơn, dẫu sao thì cũng chỉ gói gọn trong vài ba ngày trước Tết! Nhìn cái chợ được “quy hoạch” và cái chợ tự ngày xưa không lẽ các vị chức sắc không thấu hiểu được lòng dân hay sao? Cứ xây chợ rồi “lùa” người vào là thành chợ à? Phong trào xây chợ kiểu đó đã chết ở biết bao nhiêu tỉnh thành rồi ???” Drake drakevulcano@yahoo.com
Trong khu vực mới chuyển là Hồ Văn, mặc dù đã mở cửa được gần một tuần, vẫn vắng lặng người vào thuê viết.
“Lại cái kiểu “Không quản lý được thì cấm cho xong” đây mà.” Lê Đứcleduchn@yahoo.com
Nhưng một số bạn đọc lại có quan niệm khác trong việc này:
“Khi chúng tôi đến các ÔNG ĐỒ ĐỀU NÓI LÀ CHO CHỮ VÀ KHÔNG BÁN CHỮ THẾ NHƯNG CHO CHỮ THÌ SIÊU ĐẮT.Bán chữ chứ có cho đâu…” Pha Son Lua phasonlua@yahoo.com
“Các Ông đồ bán chữ, chứ không cho chữ, vì thế cần phải thuê là đúng. Còn lều tập trung nắng nôi thì đúng là ban tổ chức chưa đánh giá hết tình hình thời tiết.” Hoàng Nam hoangnam@yahoo.com
“Hay nhin nhân văn hoa cho văn minh, dân tri kem cư đô cho chinh quyên không xem xet thâu đao , Văn hoa thây Đô ve chư kiêm tiên , ngươi mua chư cung vây cân phai co trât tư , quy cu , không thê tư phat manh ai nây lam.” HongTung hongtunghcm@yahoo.com
“Thầy Đồ ý thức ” kém ” haizzz” Đoàn Hà Manutd343434@gmail.com
Nhìn cả 2 chiều, cũng có bạn đọc bày tỏ quan niệm trung dung:
“Đứng trên phương diện quản lí một xã hội hiện đại thì đúng, còn xét trên phương diện văn hóa truyền thống thì sai hoàn toàn. Nhưng dù sao vẫn phải chấp nhận chứ biết sao.” Tuấn Trần tuanhn@holo.vn
Trong cuộc sống, văn hóa và truyền thống đều thấm lắng ở mỗi con người một cách đa chiều và sâu sắc. Bởi thế không có gì ngạc nhiên khi thấy mới chạm nhẹ đến lĩnh vực văn hóa và truyền thống như trên, đã thấy những ý kiến khác nhau đến vậy.
Nguyễn Đoàn (tổng hợp)
Theo Dantri
Hà Nội: Ông đồ "cắp chữ" bỏ chạy tán loạn khi gặp công an
Đã thành phản xạ thuần thục, chỉ cần thấp thoáng thấy bóng dáng các lực lượng chức năng, ngay lập tức các ông đồ thu dọn đồ nghề, nghiên bút, "cắp chữ" bỏ chạy, tạo nên một cảnh tượng vô cùng nhốn nháo và hỗn loạn.
Theo quyết định của UBND TP Hà Nội, năm nay "phố ông đồ" ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ được di chuyển vào Hồ Văn, nằm ngay đối diện với cổng Văn Miếu. Đây là một quyết định mang tính quyết liệt của thành phố nhằm tránh tình trạng nhốn nháo.
Tuy nhiên, trong khi khu vực chính của "phố ông đồ" đìu hiu, vắng tanh "như chùa bà Đanh", thì ngay trên vỉa hè Văn Miếu, hàng chục thầy đồ vẫn bất chấp lệnh cấm, nhộn nhịp xếp hàng, dọn lều viết chữ cho khách.
Khi bị lực lượng chức năng xuất hiện, nhiều thầy đồ vì quá hoảng hốt còn bỏ quên bút lông, nghiên mực ngay dưới gốc cây ven đường. Bi hài đến nỗi, một số tờ giấy cho chữ ngày xuân vừa được khai bút cũng rơi lả tả ngay dưới lòng đường.
Một số thầy đồ ở đây cho biết, việc chạy công an đã trở thành thói quen và phản xạ mỗi ngày. Thông thường, để không bị tịch thu đồ nghề, các thầy đồ thường xuyên cắt cử người, nghe ngóng thông báo mỗi khi lực lượng cơ quan chức năng chuẩn bị ra quân...
Thấp thoáng thấy bóng dáng công an, các "ông đồ" bỏ chạy tán loạn
Theo quyết định và sự lựa chọn của UNESCO Thư Pháp Việt Nam, sẽ chỉ giới hạn khoảng 50 - 60 ông đồ được vào viết ở khu vực Hồ Văn. Trong khi đó, trên thực tế, số lượng ông đồ cho chữ ở phố Văn Miếu lên tới gần trăm người. Thiếu địa điểm, nhiều thầy đồ "chậm chân" đành ngậm ngùi chấp nhận việc tìm cách "đối phó" với lực lượng chức năng để có một chỗ ngồi cho chữ.
Tuy nhiên, ngay cả những thầy đồ có chỗ trong khu vực Hồ Văn cũng cảm thấy hoang mang không kém. Bởi lẽ hiện tại, mặc dù đã mở cửa được gần một tuần, nhưng khu vực cho chữ vẫn vắng lặng người qua lại. Nhiều ông đồ ngán ngẩm chỉ biết căng lều ra ngủ cho hết ngày...
Theo nhiều người, không gian trong Hồ Văn quá chật hẹp, chưa tạo được một không gian văn hóa thích hợp với việc cho chữ ngày xuân. Hơn nữa, việc quy hoạch phố ông đồ ở địa điểm mới, cũng chưa được nhiều người biết tới.
Xuân Ngọc - Hà Trang
Theo Dantri
Chùm ảnh: Công an phường đi tuần, ông đồ ôm chữ chạy Không được cấp thẻ hoạt động trong hồ Văn (Hà Nội), nhiều ông đồ đành viết chữ trên vỉa hè. Thấy bóng dáng công an phường đi tuần, họ lại ôm đồ nghề bỏ chạy. Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp Tết Nguyên Đán là "phố ông đồ" trên vỉa hè quanh Văn miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) lại tấp...