Nỗi buồn Tết của người làm mẹ đơn thân
Chị có cảm giác, họ chỉ muốn thốt ra câu &’em có con với ai, chồng em đâu, sao em không lấy chồng?’. Nhưng chị biết, chẳng ai dám hỏi vì có hỏi, chị cũng chỉ cười mà quay đi.
Đời tư của chị, chị không muốn ai bận tâm, vì chị đã lựa chọn con đường này là chị quyết định đi trên con đường ấy. Chỉ có chuyện bố mẹ là chị băn khoăn, cảm thấy có lỗi với sự kì vọng của mẹ cha.
Thật ra, trước giờ chị chưa bao giờ hối hận vì những việc mình đã làm. Ngày chị yêu người đàn ông ấy, chị đã nghĩ, sẽ rất tự hào khi đưa người ấy về ra mắt bố mẹ đây. Chị có được người yêu lịch lãm, đẹp trai, ga lăng và giàu có. Chị tin rằng anh yêu chị thật lòng. Vì so với chúng bạn, chị nổi trội hơn về nhan sắc, cũng có công việc ổn định, cũng là người phụ nữ được nhiều người mê…
Chị không hay, khi chị sa chân vào yêu người đàn ông ấy cũng chính là lúc, cuộc đời đen tối của chị bắt đầu. Chị đã quá ngây thơ khi cứ yêu mà không tìm hiểu để khi biết người ta có vợ thì thất vọng tràn trề. Nhưng chị vẫn không hề hối hận, sau hơn 1 tháng suy nghĩ, chị quyết định cứ yêu. Chị muốn làm điều mình thích, chị muốn sống, được ở bên cạnh người mình yêu, còn hơn là phải chia tay rồi sống vật vã đau khổ, chấp nhận chia tay. Chị cứ yêu đã, yêu đến khi nào cảm thấy không thể yêu nữa thì thôi.
Anh cũng nói yêu chị và xin lỗi chị. Chị hiểu, chẳng có một kết cục đẹp cho chị, cùng lắm là làm mẹ đơn thân nhưng chị không hề hối hận khi đi trên con đường này. Chị chấp nhận với lựa chọn của mình và sau hơn 2 năm yêu anh, chị đành lòng làm mẹ đơn thân vì chỉ muốn, con của chị phải là con của anh. Nghĩ đến việc bỏ anh để chạy theo tình yêu mới, chị sợ mình không sống được vì ngày ngày nhớ nhung anh rồi lại làm khổ người chồng hiện tại. Như thế, thật không công bằng với chồng của chị. Chị đành chọn làm mẹ đơn thân, coi như đó là cái giá chị phải trả khi đã trót yêu người có vợ.
Chị cứ yêu đã, yêu đến khi nào cảm thấy không thể yêu nữa thì thôi. (ảnh minh họa)
Hơn 1 năm, chị sống ở thành phố khác, không dám về nhà vì chỉ sợ thiên hạ dị nghị. Mẹ con chị cũng lén lút, giấu sự thật, chỉ có bố mẹ chị biết. Chị sinh xong, rồi đưa con về khi con đã cứng cáp, lúc này, hàng xóm láng giềng mới té ngửa. Bố mẹ chị sốc nặng, mẹ khóc lên khóc xuống vì đứa con gái xinh đẹp, có học có hành mà họ kì vọng. Nhưng làm sao được, sự đã rồi, giờ muốn trách mắng chị cũng chỉ làm chị đau lòng thêm mà thôi.
Video đang HOT
Chị đã trao cho anh tình yêu, sự ngọt ngào, giờ thì chị chọn cách ra đi, trả anh về với nơi anh vốn đã lựa chọn. Có con rồi, chị chỉ cần vậy thôi và sẽ cố gắng vững bước trên con đường này. Hàng xóm không hỏi nhưng cũng hiểu, chị đã làm mẹ đơn thân. Chỉ là, họ vẫn muốn xâm phạm vào đời tư của chị bằng cách bàn tán sau lưng. Ban đầu, chị thấy buồn lắm, tủi lắm, ái ngại lắm, chẳng dám nhìn ai vì ánh mắt của họ thật sắc lạnh và vô tình. Nhưng lâu dần thành quen, chuyện đó với chị chẳng quan trọng. Làm mẹ đơn thân chính là chọn lựa của chị. Chị không hối hận vì đó là con của chị và anh, người chị yêu thương thật lòng.
Chỉ là, mỗi năm, Tết đến xuân về, cảm giác cô đơn trống trải lại ùa vào trong lòng chị. Người ta có vợ, có chồng, có gia đình đưa nhau về quê ngoại ăn Tết, chị vẫn một mình dắt tay con trên con đường quen thuộc. Người ta có mái ấm riêng, có chồng để dựa vào, để lo toan, còn chị, chỉ có chị với con, vẫn mãi là như vậy…
Tết rồi, lại một năm nữa trôi qua, chị cũng lại mang nặng tâm trạng trong lòng. Vẫn cảm giác cũ, vẫn nỗi trống trải khi xưa, năm nào cũng lặp đi lặp lại. (Ảnh minh họa)
Tết của người làm mẹ đơn thân nhiều khi cô độc lắm. Chị cũng thấy cô độc, trống trải. Chị muốn được chồng đưa con đi chơi, được đi du xuân, được tới nơi này, nơi nọ và chị thèm cảm giác được làm dâu, được về nhà nội ăn Tết. Nhưng tất cả chỉ là viển vông, vĩnh viễn anh và chị sẽ không có được cơ hội làm vợ chồng và bây giờ thì mọi thứ càng xa vời.
Anh đã có tổ ấm riêng, cũng không còn nhớ đến chị và con nữa. Còn chị vẫn ở đây, nhớ anh… Bao nhiêu người đàn ông theo chị, chị đều không màng tới. Chị đã xác định đi trên con đường này, chị sẽ không đi bước nữa. Con chị rồi sẽ ra sao nếu chị lại lấy chồng, lại sinh đứa con nữa. Chị sợ, con sẽ tủi thân khi không có cha, khi nhìn em có cả cha, cả mẹ. Nên chị không thể nào sinh đứa thứ hai.
Tết rồi, lại một năm nữa trôi qua, chị cũng lại mang nặng tâm trạng trong lòng. Vẫn cảm giác cũ, vẫn nỗi trống trải khi xưa, năm nào cũng lặp đi lặp lại. Nhìn tóc mẹ bạc thêm, bố già yếu thêm, chị chẳng biết nói gì. Chị chỉ cảm thấy buồn vì không biết đời mình sẽ trôi về đâu. Chỉ mong dùng sức lực của mình để yêu thương con, quan tâm con, lo cho con có được cuộc sống hạnh phúc. Chẳng biết còn bao nhiêu cái Tết qua đi như thế này nữa, và cũng không biết bao nhiêu cái Tết phải buồn, phải tủi vì đã yêu một người không nên yêu. Làm mẹ đơn thân thật chẳng dễ dàng gì, nhưng phải cố gắng thôi, cố gắng bằng mọi giá, rồi mọi thứ sẽ đến từ từ, ra sao thì ra. Cứ chấp nhận và bằng lòng vì con đường đó là do mình chọn…
Theo Khampha
Con đường nào dành cho em tôi?
Tôi cũng rất mong nỗi đau của gia đình tôi được mọi người chia sẻ. Liệu có còn con đường nào cho em tôi?
Tôi là con đầu trong gia đình có 3 gái và 1 trai út. Bố mẹ tôi xuất thân từ một làng quê nghèo khổ Bắc Trung bộ. 16 tuổi cả hai đã tham gia kháng chiến và mẹ về làm dâu nhà nội tôi, vốn nghèo nhất làng thời bấy giờ, năm đó mẹ 25 tuổi. Sau khi cưới, bố hành quân vào Nam, mẹ ở quê sinh tôi và chờ đợi bố.
Năm 1979, bố về quê đón mẹ và tôi vào Nam nhận công tác mới. Bố chuyển ngành từ bộ đội sang cảnh sát điều tra, mẹ xin vào làm ở xí nghiệp may gần nhà. Hai em gái tôi lần lượt ra đời. Bố chiều chiều đi làm về, đứng tựa cửa nhìn trời, thở dài vì chưa có con trai. Thế rồi bố mẹ cũng đạt được mong ước khi em út tôi chào đời. Bố đặt tên em là Đạt vì đã đạt được mong ước cháy bỏng có con trai.
Cuộc sống của gia đình tôi đầy khó khăn trong suốt những năm tháng chúng tôi còn nhỏ do tình hình chung của đất nước trong giai đoạn sau chiến tranh và do tính thanh liêm của bố tôi. Bố nghiêm khắc đến khắc nghiệt. Tôi là đứa con thường xuyên nhận được những trận đòn từ bà nội và bố mẹ do những lỗi lầm mà có lẽ bất kỳ đứa trẻ 10 tuổi ham chơi nào cũng gặp phải: trông em để em té, để em tè dầm, để em khóc...
Năm 1991, khi tôi 17 tuổi, một biến cố cực lớn xảy ra với gia đình tôi: bố và chú - người em trai duy nhất của bố tôi cùng nhau phát bệnh tâm thần hoang tưởng khi chú từ quê vào Nam sau khi mất việc. Mất gần 2 tháng chữa trị tại bệnh viện 175, cả bố và chú đều đỡ bệnh và chú trở về quê. Sau đó, cứ hai năm một lần, bố tôi lại phát bệnh từ 1 đến 2 tháng phải chữa trị trong bệnh viện. Ngoài thời gian bố phát bệnh, cơ quan của bố vẫn để bố làm việc cho đến khi ông về hưu non năm 1997.
Có lẽ do bệnh tật nên bố tôi ít chia sẻ, quan tâm và dạy dỗ em trai tôi, mẹ tôi thì lại quá nuông chiều, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của em. Chúng tôi những chị gái với tuổi đời không nhiều hơn em bao nhiêu cũng chưa đủ hiểu biết, nhận thức để có thể gần gũi, hướng dẫn em trai của mình trước những cạm bẫy của cuộc sống. Khu vực nhà tôi ở, những đứa con trai bằng hoặc lớn hơn em tôi đều lêu lổng và vướng vào ma túy. 13 tuổi, em tôi bắt đầu đi theo đám bạn xấu mà gia đình tôi không hề hay biết vì chúng tôi không có thói quen chia sẻ cùng nhau những vui buồn trong cuộc sống như những gia đình khác. 16 tuổi em bị bắt và đi tù vì tội cướp giật tài sản. Do đang tuổi vị thành niên, em được tha sau hơn một năm bị giam ở Chí Hòa.
Về nhà, bố mẹ xin cho em đi học bổ túc tại một trường dân lập. Yên ổn được hai năm em lại bị bắt vì tội cướp giật, có lẽ do thói quen ăn xài, hưởng thụ mà gia đình tôi không đủ khả năng đáp ứng và cũng do em vướng vào ma túy. Lần phạm tội này em đã hơn 18 tuổi và là lần phạm tội thứ hai nên em bị tuyên 7 năm tù giam. Tội nghiệp bố mẹ tôi đằng đẵng suốt 5 năm trời, cứ mỗi 2 tuần lại đèo nhau bằng xe máy đi gần 180 cây số để thăm nuôi em với hy vọng được nhìn thấy em khỏe mạnh và động viên em cải tạo tốt để sớm được trở về. Thụ án được 5 năm em được về nhà.
Tôi rất mong em tôi đọc được những dòng chữ tôi viết (Ảnh minh họa)
Rồi em lấy vợ và có con. Vợ chồng em còn trẻ quá và không cùng quan niệm sống nên thường xuyên cãi vã. Tôi lập gia đình và ra riêng nên không chứng kiến những trận cãi nhau của hai vợ chồng em nhưng vẫn luôn khuyên nhủ và hỗ trợ hai em vốn liếng để làm ăn sinh sống. Lần đầu tiên tôi bỏ tiền cho vợ chồng em sang một tiệm điện thoại, kinh doanh mà 10 giờ sáng mới mở cửa, một tháng thì đánh chửi nhau hết 20 ngày. Được ba tháng thì dẹp tiệm. Em xin đi làm bảo vệ tại một công ty ở Bình Dương, lương không nhiều và đi làm xa nhưng em vẫn cần mẫn làm việc suốt hơn một năm. Vợ em ghen và em nghỉ làm. Thương vợ chồng em con nhỏ, không công ăn việc làm, thương cha mẹ đã về hưu vẫn phải nuôi cả gia đình em, tôi lại cho tiền em sang một quán cà phê ở Thủ Đức để kiếm kế sinh nhai. Bán cà phê thường lượng khách buổi sáng rất sớm nhưng vợ chồng em cũng 9-10 giờ mới mở cửa. Ly chén để cả tuần không rửa, quần áo con ị dơ vứt luôn chứ không giặt. Được ba tháng, lại đóng cửa quán.
Vợ chồng em ăn bám cha mẹ gần một năm nữa thì tôi lại cho hai em quản lý và làm việc tại một tiệm uốn tóc đang có nhiều khách quen mà tôi vừa sang lại của một người bạn. Hai vợ chồng em vẫn mở cửa trễ, đánh chửi nhau, tụ tập nhậu nhẹt mỗi tuần một lần làm mất khách và hàng xóm phàn nàn liên tục. Rồi vợ em chuyển sang ghi đề, trả lại tiệm cho tôi.
Hai vợ chồng em phất lên nhanh chóng nhờ ghi đề, sắm xe xịn, tiêu xài xả láng và rồi kéo nhau ra tòa ly hôn. Em nhận nuôi con (mà thật ra là cha mẹ tôi nuôi cả hai cha con). Rồi em kế tôi xin cho em vào làm tại một nhà hàng Nhật. Em có khiếu làm bếp và chăm chỉ nên được giao cho quản lý tổ bếp và phụ trách việc đi chợ cho nhà hàng. Thu nhập của em mỗi tháng gần 7 triệu đồng. Khỏi phải nói cả gia đình tôi vui và hạnh phúc như thế nào khi thấy em chăm chỉ đi làm mỗi ngày. Được 7 tháng thì sóng gió lại xảy ra. Chẳng biết em đi đâu làm gì mà thiếu nợ người ta gần cả 100 triệu đồng. Hỏi thì em không nói. Rồi em bỏ việc, đi suốt không về nhà. Xe em cầm cố. Tôi cương quyết không giúp em chuộc ra để em không ỷ lại gia đình nhưng cha mẹ và em gái kế của tôi vẫn giúp tiền để em chuộc xe; phải không dưới 5 lần, mỗi lần 20 triệu và cuối cùng em mất luôn xe mà bố mẹ tôi vẫn phải trả tiền góp hàng tháng cho công ty bán xe tổng cộng gần 30 triệu đồng. Tôi hỏi vì sao lại như thế, em trả lời do ly dị vợ nên em chán đời, em còn thương vợ em nhiều lắm nhưng vợ em đã ở với người khác mất rồi.
Em ở nhà suốt ngày, tối thức chơi game, ban ngày ngủ. Cha mẹ và chúng tôi bất lực vì đã khuyên bảo em hết lời nhưng em lấy lý do không có xe nên không chịu đi làm. Em xin tiền cha mẹ, anh chị để nạp từng thẻ điện thoại, mua từng điếu thuốc lá. Rồi em lần lượt dẫn về nhà 3 cô gái, giới thiệu cho cha mẹ tôi là người yêu của em. Một cô đã có một đứa con gái, một cô đang có bầu mà em không biết chắc có phải là con em không và một cô chưa đến 17 tuổi.
Cô gái có bầu ở nhà cha mẹ tôi được 2 tháng, lương hưu của cha mẹ tôi ngoài gánh nặng nuôi hai cha con em, trả nợ cho em, còn nuôi thêm một bà bầu sắp sinh. Rồi cô gái ấy cũng hiểu nỗi khổ của cha mẹ tôi và về quê ở với mẹ ruột để sinh con. Em nói không yêu thương hay tin tưởng gì cô ấy nên phó mặc cô ấy ở luôn bên ngoại, tự mình nuôi con.
Trong gia đình, tôi là người được em vị nể nhiều nhất. Tôi khuyên bảo em hết lời nhưng hình như em không cảm thấu. Rồi tôi lại nghe em gom tiền cho người ta buôn hàng trắng. Cả gia đình tôi choáng váng khi nghe em nói mà em cứ tỉnh bơ như không. Tôi biết làm thế nào đây để em có thể nhận thức được rằng: không có đồng tiền phi pháp nào mà không bị trả giá. Nếu em bị bắt vì việc này thì cuộc đời em xem như chấm hết. Tôi rất mong em tôi đọc được những dòng chữ tôi viết từ trái tim yêu thương em, cũng là trái tim đau đớn rất nhiều khi em vẫn trượt dài trong tăm tối.
Tôi cũng rất mong nỗi đau của gia đình tôi được mọi người chia sẻ. Liệu có còn con đường nào cho em tôi?
Theo VNE
Dám đứng lên, Dám bước đi! Tôi chưa bao giờ rời bỏ một con đường nào vì vài cú ngã. Cho dù khi về đến đích, tôi có mang trên người bao nhiêu vết thương đi chăng nữa thì thành quả đạt được luôn xứng đáng với sự hi sinh đó. Hôm nay, tôi nghe được câu chuyện của một người bạn. Dù chỉ mới quen nhau vừa tròn...