Nỗi buồn rơi nước mắt trong vụ ‘cướp con’ của đôi vợ chồng người Nam kẻ Bắc
Cha mẹ chia tay nhau, đứa trẻ được mẹ nuôi dưỡng. Vì quá thương con nên người cha lặn lội vào nam “ cướp con” mang về quê cho thỏa nỗi nhớ mong, nào ngờ bị vợ cũ đâm đơn kiện.
Cuộc chia ly không hẹn trước
Ngày giao trả lại con, người cha rơi nước mắt vì thương, nhưng không thể làm khác được vì tòa đã quyết định. Nhưng trong sâu thẳm tâm hồn của người làm cha làm mẹ ấy, lúc nào cũng mong muốn một cái kết có hậu cho đứa con của mình.
Có lẽ với bất kỳ ai, chuyện chia ly trong gia đình là điều không ai có thể đoán trước được, và với vợ chồng anh Lê Thanh L. (Quảng Bình) cũng vậy. Ngay để cả vụ việc “cướp con” hy hữu gây xôn xao dư luận địa phương cách đây không lâu của anh cũng chưa bao giờ nghĩ mình có thể làm như thế, tựu chung lại cũng chỉ vì thương con. Nhưng sau chuyện “cướp con”, vì quá buồn thương nên cha mẹ già đã cùng anh vào trang trại cách nhà hơn 2km cho khuây khỏa. Anh L. lặng lẽ pha nước. Đến tận bây giờ, những nỗi buồn trong anh vẫn chưa nguôi ngoai. Trải lòng mình với chúng tôi, mỗi khi nhắc đến đứa con gái của mình là mắt anh lại sáng lên, đầy hy vọng.
Ảnh minh họa.
Cách đây hơn 8 năm, vì hoàn cảnh nghèo khó nên anh vào nam làm công nhân tại khu công nghiệp trong Bình Tân (TPHCM). Tại đây anh L. đã có một cuộc gặp gỡ định mệnh. Tình yêu đã nhen nhóm sau lần gặp gỡ bất ngờ ấy với cô gái quê Dầu Tiếng (Bình Dương) là Đặng Thị B. Sau một thời gian thư đi tin lại thì chị B. đã có tình cảm với anh, đây cùng là lần đầu tiên anh cảm nhận được tình cảm chân thành của một người con gái. Mẹ của anh L. cũng không cầm được nước mắt, vì thương cô gái và cũng thương con mình nên bà ra sức khuyên cô gái đẹp nên tìm kiếm một người khác bởi cuộc sống của anh L. rất khốn khó. Đáp lại ý kiến đó, chị B. lại càng yêu say đắm hơn và mong ước về một đám cưới.
Thế rồi hai người làm đám cưới. Những ngày đầu về chung sống, hai vợ chồng không một đồng xu giắt túi. Gian khổ nhưng sống cũng không được yên ổn. Còn anh thì làm bảo vệ cho một công ty xuất nhập khẩu với đồng lương ít ỏi lo cho gia đình. Hai vợ chồng son thì không sao, nhưng bắt đầu từ khi chị B. có thai và sinh nở không làm lụng được thì mọi chuyện bắt đầu đổ vỡ. Những thiếu thốn của gia đình cứ đổ lên đầu anh, cùng với đó là những lần cãi vã lẫn nhau của đôi vợ chồng, kèm với đó là những lần xô xát của cả hai vợ chồng. Không ở được với nhau nữa, hai vợ chồng dắt nhau ra tòa ly hôn. Vì đứa con lúc đó mới được hơn 2 tuổi nên theo quy định của pháp luật, người vợ được quyền nuôi con và người cha phải chu cấp nuôi dưỡng. Thế nhưng vì quá thương con, nên anh L. đã quyết định “cướp con” rồi quay về quê nhà sinh sống và nuôi con.
Bi kịch cướp con và nỗi lòng người làm cha mẹ
Video đang HOT
Mẹ anh L. thì kể, cứ mỗi lần nghe nhắc đến con, có khi đang đứng giữa đồng anh L. cũng chống cuốc đứng sững người giữa những vồng mướp đắng vừa thu hoạch xong, mặt ỉu xìu, rồi bữa cơm đó coi như bỏ vì nuốt không nổi. “Trong lúc Tòa án giao cho vợ nó quyền nuôi con thì con bé lại được gửi cho ông bà ngoại cháu sống tại Bình Dương nuôi dưỡng, còn con dâu tôi thì lên làm việc ở TP Hồ Chí Minh. Con còn cha còn mẹ đầy đủ, nhưng không được cha mẹ ở bên chăm sóc, phải sống với “người khác” thì sao chịu được! Vì lý do đó mà thằng L. bỏ ngang công việc đang ổn định ở TP Hồ Chí Minh, lặng lẽ đưa con gái về quê chăm sóc. Nhưng nó dại quá vì lúc đưa con đi không thông báo cho bên kia biết để họ khỏi lo lắng. Đằng này nó lại âm thầm bế con đi, làm họ tưởng con bị bắt cóc nên báo công an. Cuối cùng sự việc mới vỡ lở ra như thế này!”, bà mẹ ngậm ngùi cho biết.
Ảnh minh họa.
Trò chuyện với tôi, anh L. tâm sự rất thật lòng: “Để đưa được con đi, em phải lừa cha mẹ vợ. Ban đầu, họ rất cảnh giác. Cứ mỗi lần em đến thăm, xin phép đưa con ra quán gần nhà mua bánh, sữa thì họ đồng ý nhưng đi theo kiểm tra sát rạt. nên em phải trả con về. Nhưng nhiều lần thấy em đến thăm con rồi “trả” lại đàng hoàng mà không có biểu hiện gì khác nên họ yên tâm. Hôm ấy đến, sau rất nhiều lần tạo niềm tin, em giả vờ dặn mẹ vợ nấu cả phần cơm trưa của em rồi xin phép đưa con đi chơi để chờ đến giờ cơm. Khi họ mất cảnh giác, em vội vã dắt con đi luôn ra bến xe rồi cứ thế hai cha con không đồ đạc nhảy đại lên một chiếc xe ra bắc. em biết nếu sống ở TP Hồ Chí Minh, thuận tiện cho công việc của em, nhưng bên ngoại sẽ dễ dàng tìm cách “bắt lại” con bé, nên em quyết về tây nguyên. Dù vất vả, nhưng vì tương lai của con, em tự hứa phải làm trang trại 7 ha đất này thật tốt. Em cùng gia đình gầy dựng được nào heo thịt, heo rừng giống, cá, vịt, các loại rau quả để nuôi con rồi lấy tiền chữa bệnh cho con. Vậy mà giờ con không còn!”, nói đến đây, mặt người cha thờ thẫn đầy thương cảm.
Bà mẹ anh L. cho biết thực ra, ngay trong buổi sáng tòa tuyên bố cho hai vợ chồng ly hôn, anh L. phải thi hành việc giao đứa con gái cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Nhưng vì quá thương con nên lúc ấy anh L. đã có ý định và chuẩn bị mọi thứ để đưa con đi giấu. Nhưng nhờ sự giải thích pháp luật, vận động thuyết phục hợp tình hợp lý của cán bộ cơ quan thi hành án, chính quyền địa phương, nên L. mới tự nguyện giao bé P cho vợ cũ. Anh L. nghẹn ngào nhớ lại: “Lúc tòa tuyên xong, mẹ nó bế nó đi thì nó cứ khóc mãi. Chắc con bé cứ tưởng cha cũng cùng đi với nó. Nhưng khi xe ô tô bắt đầu chuyển bánh, nó khóc, với tay gọi “ba ơi, ba ơi” khiến em không cầm được nước mắt. Em không chấp hành theo quyết định của tòa mà làm những việc ấy cũng chỉ vì thương con. Mong sau này con khôn lớn, nó hiểu được lòng cha nó!”. Lời nói của L. khiến nhiều người phải nghẹn ngào.
Sau khi đưa con gái về quê, anh L. cố gắng làm lụng mọi thứ, gom góp tiền bạc để lo cho con. Thiếu vắng hơi mẹ nên nhiều lúc con bé cũng khóc lóc. Thương con nhớ mẹ, anh lấy tấm ảnh cũ của vợ đưa cho con xem rồi nựng nịu. Nhưng anh cũng không hề biết rằng, trong lúc anh cùng con gái ở quê nhà, thì trong miền Nam, bên nhà vợ cũ đã báo công an việc cháu bé mất tích. Và chẳng mấy lâu sau, mọi người đã tìm ra địa chỉ nhà anh ở quê. Đến lúc ấy, anh mới giật mình khi biết việc mình làm là sai. Và rồi, khi cơ quan chức năng cùng bên vợ đến nhà L. ở để “đòi” con, thì L. kiên quyết không chịu giao trả.
Suốt cả buổi sáng, bằng những biện pháp nghiệp vụ, giải thích quyền và nghĩa vụ của các bên, kiên trì vận động thuyết phục, mãi đến hơn 11 giờ trưa, anh L mới tự nguyện giao lại con gái cho chị B. Khi chiếc xe chở đứa con chuẩn bị lăn bánh thì người cha cuống quýt, như muốn níu lại chiếc xe ô tô đang chở đứa con nhỏ bé xa dần rồi mất hút. Lúc ấy trên tay anh là con búp bê nhỏ vừa mua chưa kịp đưa cho con. Nhìn cảnh ấy, nhiều người dân khi có mặt đều rơi nước mắt. Sau buổi sáng hôm ấy, ngôi nhà của anh L. sống cùng cha mẹ cửa luôn đóng im ỉm. Những người cùng thôn cho biết, kể từ ngày vợ L. lên đây đưa con vào Nam, không chỉ mình L. mà cha mẹ anh lúc nào cũng buồn rười rượi. Để khuây khỏa phần nào nỗi buồn của anh, cả gia đình đã vào hẳn trong trang trại, vùi đầu với công việc.
Ảnh minh họa.
Sau mỗi cuộc hôn nhân tan vỡ, hơn lúc nào hết những đứa trẻ phải chịu nhiều đau đớn thiệt thòi nhất khi không có được sự yêu thương chăm sóc của cả cha lẫn mẹ. Hơn lúc nào hết, hãy nghĩ đến những đứa con khi cuộc sống có quá nhiều mâu thuẫn.
Tiêu Dao
Lấy phải 7 kiểu đàn ông này, phụ nữ chẳng sớm thì muộn cũng "dứt áo ra đi" mà thôi!
Dưới đây là những kiểu đàn ông mà phụ nữ không nên cưới, dù người đó có đẹp trai, phong độ cỡ nào.
Anh chàng gia trưởng
Đàn ông thành đạt, giàu có hay đi kèm với tính gia trưởng. Người đàn ông gia trưởng sẽ khiến vợ rất khổ, bởi nhất nhất mọi quyết định trong gia đình đều do anh ta tự quyết, vợ sẽ không có tiếng nói, không có vị thế gì trong chính căn nhà của mình cả.
Anh chàng luôn làm bạn rơi nước mắt
Nếu nửa kia của bạn luôn làm bạn rơi nước mắt và không bao giờ quan tâm đến cảm nhận của bạn thì chắn chắn đó không phải là một người đàn ông tốt để lấy làm chồng. Một chàng trai tốt sẽ luôn cố gắng mang tiếng cười đến cho người mình yêu thay vì những tiếng khóc ỉ ôi. Bạn nên tỉnh táo hiểu rằng anh ta không yêu bạn nên mới dễ dàng khiến bạn chịu nhiều buồn tủi như vậy.
Anh chàng bị ám ảnh về mẹ
Anh ta yêu mẹ, luôn làm theo ý bà, hỏi ý kiến bà về mọi việc và bạn sẽ không bao giờ sánh với mẹ chàng được. Ngược lại, anh ta ghét mẹ, thường xuyên trách móc bà và hy vọng bạn sẽ hoàn toàn khác mẹ mình. Trong cả hai trường hợp, bạn đều nên cân nhắc bởi bạn sẽ khó có thể có mối quan hệ lâu bền, vui vẻ với người đàn ông kiểu này.
Thích so sánh
Cảm giác bị so sánh với ai đó, nhất là tình cũ của người yêu chắc chắn không phải cảm giác dễ chịu gì. Điều đó lặp đi lặp lại bạn sẽ thấy mình bị coi thường và không được tôn trọng.
Anh chàng hay nói dối
Một người đàn ông thường xuyên nói dối là người không hề đáng tin, anh ta chí trá trong mọi thứ, đến mức bạn còn không biết khi nào anh ta thật, khi nào đùa, Nếu lấy một người mà bạn hoàn toàn không kiểm soát được mức độ chân thật qua mỗi lời nói của anh ta sẽ khiến bạn luôn phải sống trong nghi ngờ và chắc chắn sẽ không bao giờ có thể hạnh phúc được.
Anh chàng lúc nào cũng thích tiệc tùng, nhậu nhẹt
Anh ta hầu như luôn trong tình trạng say sưa trong các cuộc tụ tụ và bạn không thể làm cách nào ngừng lại được. Đối với chàng, những lời rủ rê tiệc tùng có sức hấp dẫn ghê gớm. Anh chàng này sẽ không có thời gian dành cho bạn đâu.
Không thích lắng nghe
Anh ta đang sống rất ích kỷ, lúc nào cũng bắt mọi người nghe mình nhưng bản thân lại không làm được điều đó. Và chính vì không nghe bạn nên anh ta mãi mãi chẳng bao giờ hiểu bạn. Bạn có thể sống cả đời với một người chỉ biết ra lệnh, nhất nhất theo ý mình?
Theo Phunutoday
Bố đuổi đi, con trai 10 tuổi ra đường bán rau thuê tìm mẹ và cái kết rơi nước mắt Nó ra khỏi mái nhà nó đã sống suốt 10 năm qua lúc có mẹ. Nó lang thang khắp mọi nơi, mọi người hỏi nó đi đâu, nó bảo nó đi tìm mẹ. Mẹ xoa đầu nó, ôm chặt lấy nó, rơi nước mắt. (Ảnh minh họa) - Cô cút ra khỏi nhà tôi ngay! Nó chỉ nhìn thấy bố ném quần áo...