Nỗi buồn lớn nhất của tuổi già
Câu chuyện của một người con: “Tôi mua cho mẹ một chiếc điện thoại thông minh. Mẹ nhờ tôi hướng dẫn cách sử dụng. Tôi đã chỉ cho mẹ những chức năng cơ bản, rồi bật máy tính lên để chuẩn bị làm việc.
Lát sau mẹ vào, hỏi lại về một tính năng của điện thoại, tôi chỉ lại cho mẹ. Thế rồi khi tôi đang xoay xở với một đống việc, mẹ tôi lại vào hỏi tiếp…
Sau cùng, bà than rằng điện thoại mới phức tạp quá, không thể dùng được. Dòng ý tưởng công việc bị cắt ngang mấy lần khiến tôi bực dọc. Tôi gắt lên với mẹ.
Bà ngước lên nhìn tôi khổ sở: “Hay là thôi, mẹ vẫn dùng điện thoại cũ”.
“Tùy mẹ, mẹ muốn thế nào cũng được”, tôi sốt ruột đáp.
Ảnh mang tính minh hoạ.
Khuya hôm ấy, khi chuẩn bị đi ngủ, tôi nhận được tin nhắn của mẹ: “Con à, mẹ đã già mau quên. Đôi khi mẹ cũng không nhớ cả điều mẹ đã nói. Con đừng trách mẹ.”
Video đang HOT
Nỗi buồn lớn nhất của cha mẹ khi già yếu, chính là buộc phải trở nên “thận trọng” hơn với con mình. Thủa ấu thơ, trong mắt trẻ, mẹ cha là người biết mọi thứ, mạnh hơn tất cả.
Cha mẹ là hai ngọn núi, che chở, mang lại bình yên cho đứa con. Nhưng đến một ngày, những “ngọn núi” ấy không còn sừng sững nữa. Đó là khi bố mẹ về già. Họ có nhiều điều không dám hỏi, không dám đề cập với con.
Lý do đơn giản, tuổi tác khiến họ dễ tổn thương; trong khi con cái tự cho mình nhiều kiến thức hơn và dần xem thường cha mẹ. Đó là một trong những nỗi buồn và cô đơn lớn nhất của tuổi già.
Nguyễn Văn
Theo nguoidothi.net.vn
Xem phim "Về nhà đi con", tôi khóc òa cay đắng cho cuộc đời chết mòn của mình
Lời của ông Sơn nói với con gái Thư: "Bố có tình yêu và một ngôi nhà, để bất cứ lúc nào các con cũng có thể trở về! Về nhà đi con! Về nhà với Bố" trong phim Về nhà đi con khiến tôi bật khóc. Suốt mười mấy năm sống trong địa ngục, chồng đánh đập, ngoại tình, phỉ bang nhưng tôi vẫn cố chịu đựng.
Tôi lấy chồng được 14 năm thì có đến 13 năm chịu cảnh chồng đánh đập. Lúc yêu thì chồng tôi cũng ngọt ngào, quan tâm, tôi chỉ thấy anh ta có tật xấu là hay la cà uống rượu. Nhưng lúc 18 tuổi, nào có ai nghĩ được sâu xa, cứ liếc mắt ưng nhau là cưới.
Nhưng về nhà chồng được 2-3 tháng, tôi đã bị chồng đạp lăn từ giường xuống đất chỉ vì "thấy chồng say mà không dậy lấy nước, chăm sóc". Tôi đau khổ, giận dỗi, ôm quần áo về nhà mẹ đẻ thì mẹ tôi khuyên "phụ nữ cố nhịn, nó đánh có mấy cái có sao".
Rồi cuộc đời tôi cứ vậy, hai ngày một trận đòn nhỏ, 5 ngày một trận đòn lớn vì bất cứ lý do gì. Tôi làm quần quật ngoài ruộng, về nhà lại vất vả chăm hơn chục con lợn, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc hai con, hầu hạ bố mẹ chồng, cơm nước cho cả đại gia đình.
Tôi ước có người cha nói với tôi "Về nhà đi con" như trong phim Về nhà đi con này.
Nhưng chồng tôi chiều chiều đi làm về, uống vài ba chén rượu là chửi mắng, đá thúng đụng nia, gặp chuyện không vừa ý là giơ tay đánh vợ. Lúc anh ta chê nước nóng khiến anh ta bỏng, lúc chê canh mặn, khi lại dằn hắt cơm chỉ có đậu rán.
Anh ta làm phu hồ trên thị trấn, cũng đầu tắt mặt tối. Nhưng luôn khoe quen cô ở quán nước này xinh, chị ở quán gội đầu đẹp. Nằm ngủ với tôi, anh ta chê tôi mồ hôi chua, tóc khét nắng. Miệng miệt thị tôi nhưng tay chân anh ta vẫn quờ quạng, rồi ép tôi phục vụ tình dục như gái bán hoa. Không làm theo là anh ta la hét, chửi rủa. Không ít lần anh ta công khai nói với tôi ngủ với gái thích thú như thế nào.
Tôi mệt mỏi, ê chề, đau đớn lắm, nhưng đã nhiều lần tôi phản kháng thì tôi bị đánh đau hơn. Có lúc tôi đã nghĩ đến ly hôn nhưng tôi chẳng biết đi đâu, về đâu. Vì tôi ở trên mảnh đất của bố mẹ chồng.
Ngôi nhà là tôi dùng tiền buôn bán, tích cóp từ thời con gái để dựng lên nhưng vẫn đứng tên bố mẹ chồng. Tôi đưa tiền cho chồng tôi đi mua bán, xây dựng nên chả có bằng chứng gì nói rằng đó là tiền của tôi.
Một tay tôi cấy hái ở 10 sào ruộng, nuôi lợn gà, mọi tiền sinh hoạt, tiền học phí của con, viện phí của cha mẹ chồng đều do bán lúa, bán lợn mà có. Chồng tôi mỗi tháng đưa tôi hơn 1-2 triệu nhưng tháng có, tháng không hoặc đưa xong anh ta lại lấy hết đi nhậu nhẹt. Chi phí sinh hoạt ngày càng lớn, tôi chẳng dành dụm được chút tiền nào.
Nhiều lúc đau đớn, tôi muốn ly hôn thì chồng tôi cười khẩy: " Ôm quần áo rách mà đi, chứ nhà này chả có cái gì thuộc về cô". Khi tôi về nhà khóc lóc, xin sự giúp đỡ thì bố mẹ tôi bảo: "Con gái lấy chồng như bát nước đổ đi. Khổ cũng cố mà chịu".
Nhà đất của bố mẹ tôi cũng đã cắt làm 3 mảnh cho 3 anh trai, không có phần của tôi. Mấy anh trai, chị dâu mỗi lần thấy tôi về đều rất cảnh giác, vì sợ tôi về tá túc.
Vậy là tôi không dám ly hôn, vì nếu đi thì mẹ con tôi sống ở đâu?
Ảnh minh họa
Ở xóm tôi có vài chị không chịu nổi cảnh đánh đập của chồng, thậm chí chồng vừa đánh vừa đưa gái về nhà ngủ, không ly hôn không được. Nhưng các chị ấy cũng không có nhà để về. Nên có chị ly hôn xong thì đi làm Osin trên thành phố suốt năm suốt tháng, lễ Tết chỉ về thắp hương bố mẹ rồi lại đi ngay, vì không muốn tá túc ở nhà anh trai, nhìn chị dâu lườm nguýt.
Lại có cô ly hôn xong nhờ người mai mối lấy chồng Trung Quốc, không về nữa. Nghe đâu bên đó cũng khổ lắm nhưng cũng không thể về.
Vì thế, xem phim Về nhà đi con đến đoạn bố Sơn nói với con gái lời nói ấm áp như vậy, tôi đã khóc thật lớn. Nếu như mỗi phụ nữ đều có nơi để về, có người yêu thương, che chở cho mình thì đã có thể dám đấu tranh cho hạnh phúc, dám từ bỏ cuộc hôn nhân tệ hại... Như tôi...
Theo Nguyễn Thị Hoa (Dân Việt)
3 điều đàn ông không bao giờ nói ra, nhưng vợ nhất định phải biết để nắm giữ trái tim chồng Là phụ nữ hãy tích cực làm 3 điều dưới đây thì dễ dàng nắm giữ được trái tim người đàn ông. Người xưa có câu "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm", hôn nhân muốn bền vững phụ thuộc rất lớn vào người vợ. Phụ nữ rất hay có ý tốt nhưng lại không biết cách thể hiện, thành ra...