Nỗi buồn cuối năm của một nàng công sở: Thân làm bạt mạng cả ngày không xong, sếp nữ lại thong dong đi du lịch 2 tuần!
“Đợt vừa rồi, nước sôi lửa bỏng, làm sấp mặt chạy doanh số cuối năm thì sếp nghỉ 2 tuần đi du lịch Thái Lan với chồng con” – nàng công sở khóc lóc kể.
Những ngày cuối năm đối với nhiều dân công sở mà nói thật sự ám ảnh, việc chất cao như núi, doanh số phải chạy thục mạng để hoàn thành chỉ tiêu,… Tuy nhiên, mọi việc sẽ dễ dàng biết mấy nếu cả team đồng lòng “có phúc cùng hưởng có họa cùng chia”, bận thì bận nhưng chỉ cần chung tay phấn đấu đảm bảo ai cũng sẽ thấy vui trong lòng.
Đáng tiếc, “đồng cam cộng khổ” giai đoạn cuối năm là một thứ gì đó rất xa xỉ đối với nàng công sở trong câu chuyện dưới đây. Bởi trong lúc bản thân làm “sấp mặt” theo đúng nghĩa đen thì vị sếp nữ “đáng quý” của cô lại xin off 2 tuần để đưa chồng con đi du lịch nước ngoài. Vâng, có nỗi đau nào lớn lao hơn tình cảnh người làm bù đầu kẻ lại thảnh thơi? Cụ thể, cô kể:
“Sếp không cho nghỉ phép vì nhiều việc, không làm kịp (không chịu bỏ tiền thuê thêm người), vị trí có mình mình làm nên rất bị động, không ai back up.
Mình làm từ 8h sáng đến 8h tối cũng không xong, bây giờ mình không làm bạt mạng vậy nữa (không có lương tăng ca) vì tháng trước đi khám bị mất ngủ và suy nhược. Nhiều lúc khách hàng gọi hối mà không làm kịp, vừa muốn buông xuôi vừa muốn gắng làm tiếp vì trách nhiệm công việc.
Lâu lâu mệt quá chỉ muốn ở nhà nghỉ ngơi một bữa nhưng sếp cũng không cho, hiếm lắm được một bữa cho nghỉ nửa buổi thì cũng gọi điện thoại, nhắn tin hỏi đủ thứ. Đợt vừa rồi, nước sôi lửa bỏng, làm sấp mặt chạy doanh số cuối năm thì sếp nghỉ 2 tuần đi du lịch Thái Lan với chồng con. Mình chỉ biết thông tin đó khi thấy sếp đăng hình check in trên facebook.
Sao có những người lạ lùng như thế, mình nghỉ thì được mà không cho người khác nghỉ. Hay cứ là sếp thì muốn làm gì thì làm?”.
Với tính chất bi ai đúng trong giai đoạn cuối năm lắm người đồng cảnh ngộ, câu chuyện của nàng công sở nhân vật chính sau khi đăng đàn ít lâu vào trong một hội nhóm chuyên “tám” chuyện văn phòng trên MXH đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Tất nhiên, hàng loạt ý kiến cũng đã nhanh chóng được nêu ra bên dưới phần bình luận:
“Mình thấy sếp nữ ấy, đa phần vẫn còn tư duy “vừa cho con bú, vừa cho lợn ăn”, kiểu nghĩ rằng 1 người có thể làm tốt được tất cả mọi việc. Xong lại thích lựa chọn, muốn nhân viên làm càng nhiều options càng tốt, lựa tới lựa lui rồi lại chọn alpha version. Đã thế cái gì cũng thích ngon – bổ – đẹp – nhanh nhưng lại deal càng rẻ càng tốt”.
Video đang HOT
“Mình đã từng rơi vào trường hợp này. Bạn hãy nói chuyện thẳng thắn với sếp rồi hãy ra quyết định nhé. Tránh trường hợp sếp nghĩ ‘nó vẫn lo tốt mà’ trong khi rất khó khăn”.
“Đây gọi là vắt kiệt sức của người lao động, bạn kêu gào thật nhiều để tuyển thêm người hỗ trợ cho bạn, còn nếu không thì thiết tha gì cái công việc này nữa”.
“Như mình nè bạn, nghỉ phép thì bật chế độ máy bay, dù sao cũng nghe chửi thì dại gì ngày nghỉ cũng phải nghe chửi và bực mỗi mình mình thôi à. Cứ bất chấp như sếp đi bạn”.
Quả thật, môi trường công sở thật lắm trái ngang khi tồn tại không ít những cá nhân thân là sếp này sếp nọ nhưng chẳng bao giờ biết nghĩ cho nhân viên. Thậm chí còn thường xuyên giữ cái tư duy “lính lác là kẻ bề tôi, gánh hết mọi chuyện cũng đúng thôi mà”. Nhân viên cũng là con người, cũng sẽ có những lúc bị quá tải công việc và cần phải được nghỉ ngơi hồi sức. Áp bức bóc lột cả máy móc còn chịu không nổi huống gì người ta.
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, đôi lúc dân công sở phải nên đối thoại thẳng thắn và trực tiếp với sếp một khi cảm thấy áp lực công việc đè nặng lên vai, đồng thời giải trình hướng giải quyết xin nghỉ ít hôm hoặc yêu cầu tuyển thêm người hỗ trợ. Chẳng ai có thể “tự động” hiểu thấu mình, kể cả người thân huống gì một người ngoài như các sếp. Đó là quyền lợi phải biết tận dụng nếu không muốn cam chịu bán rẻ sức lao động của mình.
Chứ còn ngày nào cũng stress đến mức không thở được mà không chịu nói ra, đêm đến lại than thở trên MXH thì ai mà biết để giải quyết cho?
Theo Helino
Bị trừ lương 4 triệu chỉ vì... không đi du lịch cùng công ty, nàng công sở khiến cộng đồng mạng tranh cãi gay gắt
Và sau quá trình tìm cách đòi lại số tiền ấy trong vô vọng, nàng công sở đã quyết định nghỉ việc. Bất ngờ hơn ngày dứt áo ra đi, công ty chỉ thanh toán cho cô 800k tiền lương.
Được đi du lịch thường niên miễn phí chính là một trong những đãi ngộ cực kỳ "xịn" của nhiều công ty mà bất kỳ dân công sở nào cũng mong muốn. Cứ hễ mỗi lần dịp này sắp đến là ai ai cũng vui vẻ háo hức đón chờ. Tuy nhiên, cô nàng trong câu chuyện dưới đây lại khác, không những không vui mà còn rơi vào bi kịch.
Cô cho biết cô vừa bị trừ hết 4 triệu tiền lương chỉ vì không đi du lịch cùng công ty. Và sau quá trình tìm cách đòi lại số tiền ấy trong vô vọng, cô nàng đã quyết định nghỉ việc. Bất ngờ hơn ngày dứt áo ra đi, công ty chỉ thanh toán cho cô 800k tiền lương.
Quá uất ức, cô nàng đăng đàn kể trong một hội nhóm rất lớn trên MXH như sau:
"Có ai đã từng rơi vào hoàn cảnh bất lực như em không? Em bị công ty trừ lương gần 4 triệu vì không đi du lịch (báo sát ngày đi), trong khi công ty miễn phí trọn gói cho tất cả nhân viên. Sau gần nửa tháng, khóc lóc, van xin, viết thư trình bày hoàn cảnh, nhờ vả sếp thì công ty vẫn nhất quyết không hoàn trả số tiền đó cho em.
Nhiều ngày phải nhịn ăn để có tiền đổ xăng đi công việc; đi làm phải mang theo máy tính cũng sắp hư, rụng rời linh kiện; làm thêm giờ dù là ngày cuối tuần, sáng sớm hay đêm khuya nhưng vẫn không hề nhận được 1 đồng bồi dưỡng.
Bây giờ lại bị trừ lương 1 cách vô lý như thế! Lương thử việc của em chỉ 4 triệu, đến lúc nhận thì chỉ còn 800k, em chảy cả nước mắt. Kết thúc thời gian thử việc là 2 tháng. Công ty tiếp tục thử việc 3 tháng với mức lương chưa đến 4 triệu tiền thưởng mỗi tháng (tổng cộng khoảng 6 triệu).
Trong thời gian làm việc, em đã cố gắng hết sức. Nhiều lúc bị mang ra so sánh với đồng nghiệp khác, em lấy đó làm động lực để tiến lên nhưng càng ngày sếp càng mắng nhiếc thậm tệ.
Môi trường làm việc cũng không có cơ hội thăng tiến; sếp và đồng nghiệp đấu đá như cuộc chiến chốn thâm cung; thời gian thử việc cố gắng học hỏi để có nền tảng nhưng vẫn dậm chân tại chỗ, chỉ làm việc theo bản năng. Sinh viên mới ra trường, làm trái ngành. Tưởng vào được công ty tốt, ai ngờ.....
Em cũng đã xin nghỉ việc. Lúc em nhận được lương 800k, em khóc lóc, mất hết động lực tìm kiếm công việc mới. Em tức lắm vì đã nghe lời ngon ngọt, chịu bao nhiêu uất ức để cố gắng làm việc. Vậy mà công ty đối xử với em như thế. Xem như đây là bài học đầu đời, đi làm làm 1 cuộc chiến".
Câu chuyện nghe qua khá buồn bã, cứ tưởng dân mạng sẽ rất đồng cảm và ra sức an ủi cô nàng công sở nhân vật chính, nhưng không, bất ngờ thay bên dưới phần bình luận của bài viết một cuộc chiến đã nổ ra với sự góp lời tranh cãi qua lại của hai phe.
Phe đồng tình với hành động trừ lương của công ty chia sẻ rằng, mỗi công ty có một chính sách riêng trong việc đi du lịch tập thể thường niên. Quy định là phải đăng ký hoặc xin không đi trong thời hạn cho phép, nếu báo quá sát ngày thì bị trừ lương là đúng.
"Bạn giải thích chuyện không đi quá đơn giản, có cái gì không tiện nói hay không quan trọng thì tùy. Nhưng chi phí công ty đầu tư cho bạn trong chuyến đi này bị lãng phí do bạn không đi. Còn nữa, hỗ trợ mỗi người kể cả nhân viên mới 4 triệu để du lịch chứng tỏ công ty không phải kiểu nhôm nhựa lắt nhắt, tức là họ có văn hóa và nguyên tắc rồi, không theo được hoặc không thể tự nắm thông tin hoặc suy nghĩ đơn giản chứng tỏ bạn cần review lại".
"Mình biết trừ hết 4 triệu là rất xót nhưng nếu bạn đã xác định không đi thì nên báo luôn chứ không đi cũng không nói 1 lời. Mọi người cũng nghĩ bạn đi thôi. Người ta đã đặt tour trả tiền xong xuôi đến cận ngày mới báo thì chắc chắn bạn phải mất, công ty không có trách nhiệm hoàn trả cho bạn. Bạn thấy cty đó không ok thì nên nghỉ sớm, và thực ra thì cty nào cũng vậy đó bạn à.".
Tuy nhiên, phe còn lại lại cho rằng, việc công ty trừ lương nhân viên với số tiền lớn như vậy chỉ vì không đi du lịch là quá vô lý. Thậm chí, nếu nhân viên không đi thì còn được bù thêm ít tiền. Lời khuyên của những người thuộc phe này là nàng công sở nên nghỉ ngay và luôn.
"Đây là công ty xàm rồi, công ty tôi cũng cho đi du lịch nhưng ai không đi được báo hủy cho nhân sự thì họ cũng đồng ý ok vui vẻ, nếu gấp quá thì gặp trưởng phòng interview vậy thôi, không bao giờ có chuyện trừ lương. Chẳng có lý do gì mà ở lại nữa cả".
"Thật sự buồn cho bạn vì va phải cái công ty vớ vẩn như này. Bình thường nhân viên không đi du lịch chung còn bồi dưỡng cho nhân viên ngược lại ít tiền cơ. Vậy nên nếu báo sát hay gì đó thì hợp lý là không trừ gì cả, xem như mất suất đi chơi thôi. Người có lý do đột xuất xin không đi thì thôi chứ".
Quả thật, chuyện đăng ký đi du lịch là một dịp vui của toàn thể anh chị em công sở, nhưng mỗi công ty có một văn hóa và quy định khác nhau về việc này, để tránh lâm vào tình cảnh tương tự như trên buộc mỗi cá nhân phải chủ động "hỏi cho ra lẽ" trước khi đưa ra quyết định đi hay không đi, đăng ký hay không đăng ký. À còn phải chú ý cả thời gian đăng ký các kiểu nữa nhé!
Còn riêng chị em, chị em nghĩ sao về việc này?
Theo Helino
Đi du lịch sợ lạc đoàn, nam idol xứ Hàn làm một hành động khiến dân mạng cười muốn xỉu: Ăn chắc mặc bền dễ sợ! Một idea bảo toàn nhân sự rất táo bạo khi đi du lịch! Yoo Byung Jae là một nam nghệ sĩ người Hàn Quốc. Anh được biết đến là "cây hài" của Kbiz. Từ trong showbiz cho đến ngoài đời thực, tính cách vui vẻ, hài hước của anh chàng khiến netizens khắp châu Á phải nghiêng ngả. Mới đây, "cú twist" trong...