Nỗi buồn của những người làm du lịch Đà Nẵng
“Mọi người xôn xao Đà Nẵng toang rồi. Xin hãy tiếp thêm động lực thay vì thốt lên những lời như vậy”, nhân viên một đại lý du lịch nói.
21h ngày 26/7, Lê Nhung, chủ homestay ở Đà Nẵng, lái xe qua Nguyễn Văn Thoại, một trong những con phố sầm uất nhất khu vực biển. Nơi đây tập trung nhiều nhà hàng, quán cà phê, trà sữa, ăn vặt… từ giá bình dân đến cao cấp. Những năm trước, con phố này luôn đông người qua lại vào mùa hè. Hàng quán xôn xao, mở đến đêm muộn. Hay chỉ trước ngày 25/7, khung cảnh ồn ào, tấp nập đó vẫn còn hiện lên hết sức sinh động.
Bãi biển Mỹ Khê chiều 25 và 26/7. Du khách nhanh chóng rút đi, chỉ còn vài người đi dạo hay tập thể dục. Ảnh: Đắc Thành.
Nhưng giờ đây, trước mắt cô chủ 29 tuổi này là không khí trầm lắng bao trùm. Những quán nhậu bình dân chật kín người giờ vắng lặng. Nhung giật mình. Khung cảnh này khiến cô nhớ đến Đà Nẵng của những ngày tháng 4 cùng cả nước thực hiện giãn cách xã hội.
Trò chuyện với những người cùng làm du lịch, Nhung thấy phía sau nụ cười gượng là nỗi buồn lớn. “Mọi người đều thở dài vì không biết ngày mai ra sao. Vì rất nhiều người Đà Nẵng sống nhờ vào du lịch”, cô bày tỏ.
Homestay của Nhung có khách được khoảng một tháng nay. Tháng 8 này, khách đặt phòng nhiều hơn nhưng tất cả bị hủy sau ngày 26/7. Cô chấp nhận hoàn lại 100% tiền cho khách. “Nhiều gia đình dành dụm cả năm để đưa con cái, cha mẹ đi du lịch. Họ trông ngóng từng ngày để lên đường. Và rồi mọi thứ thay đổi. Vì vậy, tôi chủ động hoàn tiền”.
Lê Nhung mở homestay được 4 năm. Cô cho biết trên các diễn đàn thấy nhiều du khách vẫn dành tình cảm cho Đà Nẵng, nhiều người vẫn hẹn quay lại đây khi đại dịch qua đi. Những lời nói đó khích lệ những người làm nghề như Nhung rất nhiều.
Cùng tâm trạng với Nhung là Thùy Anh, 30 tuổi, quản lý một khách sạn trong thành phố. Cô từng bí bách khi phải nghỉ làm quá lâu vì đại dịch, đến nỗi giấc mơ cũng là “mai được đi làm lại”.
Video đang HOT
May mắn, giấc mơ ấy thành hiện thực: Việt Nam kiểm soát dịch tốt; Đà Nẵng nới lỏng giãn cách xã hội; mọi thứ trở về bình thường; khách bắt đầu quay lại. Thùy Anh trở lại cuộc sống bận rộn, chờ mong một mùa hè đông khách để xóa nhòa khoảng thời gian u ám đã qua.
Nhưng giấc mơ ấy chỉ tồn tại hơn một tháng. Dịch quay lại, cuốn trôi mọi hy vọng vừa nhen nhóm của những nhân viên như Thùy Anh. Cô lo sắp có thêm một “kỳ nghỉ” bất đắc dĩ như đầu năm, và “thèm được đi làm lại đến trong mơ còn khóc”.
Thảo My, nhân viên của một đại lý du lịch cho biết, cô đọc được rất nhiều bình luận của du khách rằng “Đà Nẵng toang rồi”. My bức xúc: “Chúng tôi hiểu tâm trạng lo lắng của du khách. Ai cũng sợ dịch bệnh, chúng tôi còn sợ hơn. Nhưng chính quyền thành phố đang làm hết sức để kiểm soát tình hình. Thay vì nói “toang”, mọi người có thể động viên chúng tôi được không?”.
Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm người làm du lịch bận “tối mắt” vì nhận liên tiếp các cuộc điện thoại từ khách hàng. Ngọc Thu, 26 tuổi, nhân viên đại lý du lịch, cho biết tình hình đang rất rối. Mỗi ngày, cô nhận hàng trăm cuộc gọi yêu cầu hoàn tiền vé máy bay, khách sạn, tour đi chơi, vé tham quan… Thu cũng quay cuồng liên hệ với các đối tác, hỗ trợ khách giải quyết các yêu cầu sớm nhất có thể.
Thu khẳng định, đại lý luôn cố gắng hỗ trợ khách hết sức trong tình huống phát sinh. Nhưng việc được hay không, còn phụ thuộc vào quy định của từng hãng hàng không, từng khách sạn.
“Có đối tác không hoàn tiền, và chỉ đồng ý để khách dời ngày. Nếu hủy, khách sẽ không được lấy lại tiền, nên không ít người quay lại mắng chúng tôi lừa đảo. Tôi rất buồn, không biết giải thích sao. Mong mọi người hiểu đây là chính sách của từng doanh nghiệp, chúng tôi không thể can thiệp”, Thu nói.
Ngày 26/7, UBND thành phố Đà Nẵng có công văn yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu tạm dừng hoạt động, căn cứ theo Chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng. 13h cùng ngày, Đà Nẵng tạm dừng đón khách trong vòng 14 ngày để đảm bảo an toàn cho cộng đồng.
Hà Nội: Các di tích đóng cửa, khách Tây ngỡ ngàng chụp ảnh ngắm cảnh từ xa
Nhiều du khách nước ngoài tỏ ra bất ngờ với thông báo tạm dừng đón khách tại các điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn TP Hà Nội do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, ngày 13/3 Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Tô Văn Động đã yêu cầu các điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tạm ngừng đón khách tham quan. Thời gian dừng từ sẽ bắt đầu từ 14/3 đến hết tháng 3/2020.
Bên cạnh đó, Sở VH&TT Hà Nội cũng đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh tuyên truyền và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ngoài ra, cần chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thường xuyên theo dõi cập nhật tình hình dịch bệnh, thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác đến người dân để chủ động phòng dịch. Thực hiện việc phun thuốc khử trùng toàn bộ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn TP.
Phủ Tây Hồ thông báo tạm dừng đón khách đến hết ngày 31/3.
Ngay sau đề nghị của Sở VH&TT Hà Nội, các địa điểm di tích đã đóng cửa, không đón khách tham quan cũng như phun thuốc khử trùng.
Theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị trong 2 ngày 14 và 15/3 tại các điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đền Ngọc Sơn, Nhà tù Hỏa Lò, Phủ Tây Hồ... lượng khách trong nước đã giảm rõ rệt, đây là điều dễ hiểu khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp.
Tuy nhiên, nhiều du khách nước ngoài dường như chưa biết được thông tin trên nên vẫn tới và khá ngỡ ngàng với các thông báo. Chia sẻ với phóng viên tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, một hướng dẫn viên du lịch chuyên dẫn khách nước ngoài cho biết, hệ thống của công ty đã nhận được thông báo sẽ đóng cửa từ thứ 6 (ngày 13/3) do dịch bệnh. Tuy nhiên, chưa biết ngày nào sẽ mở trở lại nên đến xem thông báo để có những lịch trình cho khách.
"Những ngày này lượng khách du lịch vẫn còn, nhưng chưa bằng 1 phần so với trước đó. Các địa điểm đã đóng cửa nên chỉ có thể dẫn khách đi dạo phố. Du khách vẫn đến và tỏ ra khá bỡ ngỡ đều là khách vãng lai, họ tự đi và không theo tour nên không biết lịch đóng cửa" - hướng dẫn viên chia sẻ.
Nhiều du khách nước ngoài khá bất ngờ khi các điểm di tích đóng cửa không đón khách.
Trong khi đó, các cửa hàng xung quanh các khu di tích tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cũng rơi vào tình trạng ế ẩm, nhiều cửa hàng đã phải đóng cửa khi không có khách.
"Mở hàng ra không bán nổi, khách không có mà người dân cũng không đến. Nếu tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp thì gần như tất cả các cửa hàng sẽ đóng cửa" - một chủ hàng tại Phủ Tây Hồ cho biết.
Một số hình ảnh phóng viên Kinh tế & Đô thị ghi nhận tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh:
Nhà tù Hỏa Lò thông báo tạm dừng đóng cửa để đảm bảo an toàn trong mùa dịch.
Nhiều khách du lịch khá bỡ ngỡ khi thấy thông báo đóng cửa tại Nhà tù Hoả Lò.
Phía bên trong Nhà tù Hỏa Lò được vệ sinh, phun khử trùng để đảm bảo an toàn trong mùa dịch.
Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đóng cửa cả phía bên ngoài cũng như bên trong.
Thông báo được đặt ngay tại trước cửa khu di tích.
Tuy nhiên, nhiều khách Tây cũng bất ngờ và chỉ có thể chụp ảnh phía bên ngoài.
Trong khi đó, tại đền Ngọc Sơn lượng khách chủ yếu vẫn là du khách nước ngoài.
Cổng đền cũng đã đóng cửa theo quy định.
Bảng thông báo tạm dừng đón khách cũng được dán ngay tại cổng đền.
Nhiều du khách tỏ ra khá bất ngờ khi đọc được bảng thông báo tạm dừng đón khách.
Cũng giống các địa điểm khác, Phủ Tây Hồ cũng thông báo tạm dừng đón khách.
Phía bên ngoài cũng như bên trong Phủ Tây Hồ rất vắng vẻ
Theo kinhtedothi.vn
Hội An hoạt động du lịch trở lại Các hoạt động du lịch tại phố cổ Hội An, làng gốm Thanh Hà và làng rau Trà Quế sẽ khởi động trở lại từ tháng 6. Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND thành phố Hội An (Quảng Nam), cho biết: "Đến nay, dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát tốt; đồng thời sớm phục hồi du lịch nên thành phố...