Nội bộ Pháp thúc ép giao tàu đổ bộ Mistral cho Nga
Pháp không thể không bàn giao tàu sân bay trực thăng cho Nga bởi nếu không họ sẽ gây thiệt hại rất lớn cho chính người lao động của nước mình.
Tổng Liên đoàn Lao động – nghiệp đoàn lớn thứ 3 của Pháp đã hối thúc chính quyền Paris giải quyết hợp đồng và bàn giao 2 tàu sân bay trực thăng Mistral cho Nga, nếu không muốn 2.500 công nhân đang làm việc trong nhà máy đóng tàu Saint-Nazaire sẽ bị mất việc.
Theo tờ Le Figaro, Liên đoàn bày tỏ sự bất ngờ và bức xúc khi Pháp hoãn bàn giao tàu đổ bộ tấn công Mistral cho Nga do sức ép mạnh mẽ từ phía Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) – những quốc gia và tổ chức đã áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga sau khi nước này sáp nhập Crime.
Đáng buồn là quyết định của Tổng thống Hollande đã đặt 2.500 công nhân nhà máy đóng tàu Saint-Nazaire vào nguy cơ bị mất việc làm – Tờ Le Figaro nhận định.
“Thật là tốt nếu như chiếc tàu thứ nhất mang tên Vladivostok có thể được chuyển giao đúng như hợp đồng để chúng tôi có thể bắt tay vào hoàn thành chiếc tàu thứ hai” – một công nhân của nhà máy đóng tàu Saint-Nazaire, nơi đảm nhận nhiệm vụ đóng hai chiếc tàu cho Nga lên tiếng.
“Mistral” là Tàu đổ bộ trực thăng do Pháp nghiên cứu phát triển. Tàu lớp này có chiều dài 199 mét, rộng 32 mét, lượng giãn nước tối đa 21.000 tấn, có thể mang theo và 900 binh sĩ cùng máy bay trực thăng, xe bọc thép, xe tăng và các thiết bị hạng nặng khác.
Tàu sân bay máy bay Mistral có thể chuyên chở 30 chiếc phi cơ hạng nhẹ. Nga đang có kế hoạch triển khai 16 chiếc trực thăng hạng nặng trên 2 con tàu đóng tại Pháp. Mỗi con tàu Mistral có thể chứa đến 450 binh lính kèm theo 180 nhân viên thủy thủ đoàn và các phương tiện vũ trang cũng như một trạm chỉ huy.
Moscow và Paris đã kí một bản hợp đồng đóng 2 tàu Mistral này với tổng giá trị lên tới 1,2 tỷ Euro (khoảng 1,66 tỷ USD) vào tháng 6-2011. Theo bản hợp đồng, Nga sẽ nhận được chiếc tàu đầu tiên có tên là Vladivostok vào tháng 10 năm nay, tuy nhiên đến nay nó vẫn chưa được bàn giao cho Nga.
Theo kế hoạch trước đây, con tàu Mistral thứ hai của Pháp đóng cho Nga mang tên Sevastopol dự kiến sẽ hoàn thành và chuyển đến cho Moscow trong năm 2015. Tuy nhiên, cuộc chính biến trên quảng trường Kiev và sau đó là cuộc nội chiến ở Donbass nổ ra đã ảnh hưởng lớn đến hợp đồng này.
Hợp đồng mua bán tàu “Mistral” giữa Nga và Pháp đã bị đình đốn sau khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga, do cáo buộc Moscow can dự vào cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Mỹ và EU đã gây sức ép lớn lên Pháp và Paris đã nhùng nhằng nước đôi chưa chịu bàn giao chiếc tàu đầu tiên cho Nga.
Video đang HOT
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian, trong một hội nghị ngày 12-11 cho biết, công ty thực hiện hợp đồng chế tạo tàu “Mistral” của Pháp hiện vẫn chưa có giấy phép xuất khẩu từ phía chính phủ, vì vậy “thời điểm bàn giao tàu vẫn chưa thể xác định”.
Một số quan chức Pháp khẳng định là, con tàu này chỉ được bàn giao với điều kiện “tình hình ở Ukraine tốt lên và Nga phải ngừng can dự vào cuộc nội chiến ở nước này”.
Trước đó, Mỹ và EU cáo buộc Nga đưa quân và tuồn vũ khí nặng vào đông nam Ukraine khiến lực lượng ly khai Donbass đánh cho quân chính phủ lụn bại.
Các kịch bản của Nga
Theo một nguồn tin cấp cao tại Moscow, Nga đã cảnh báo Pháp phải bàn giao tàu vào cuối tháng 11, nếu không thì sẽ phải chịu những “hậu quả nghiêm trọng”.
Hiện Nga đang tính toán các khả năng kiện Pháp đòi bồi thường phá vỡ hợp đồng, đồng thời rút tiền đặt cọc trước cho nhà thầu Pháp để tự đóng tàu đổ bộ trực thăng có tính năng tương tự.
Trước lời cảnh báo của Nga, Tổng thống Hollande vẫn bình thản trả lời “không hề có áp lực về mặt thời gian” khi nhắc đến vấn đề giải quyết hợp đồng tàu Mistral. “Tôi sẽ ra quyết định mà không chịu sức ép từ bất kì phía nào” – vị Tổng thống Pháp tuyên bố.
Tuy nhiên, những người lao động Pháp cho rằng, việc đưa các yếu tố chính trị vào một hợp đồng đã được ký kết từ rất lâu là điều vô lý, ngay cả Mỹ cũng vẫn cho phép các công ty thực hiện các hợp đồng đã ký với Nga, ví dụ như Exxon Mobil trong khai thác dầu khí – một lĩnh vực thế mạnh của Nga.
Họ tuyên bố, nếu ngừng giao tàu và phải chịu phạt hợp đồng lên tới hàng tỷ USD thì Mỹ và EU có trả giúp Pháp khoản bồi thường đó không? Và công ăn việc làm của những người lao động Pháp sau khi hợp đồng “khủng” có kèm theo điều khoản đóng 2 chiếc nữa bị đổ vỡ sẽ ra sao?
Thậm chí người lao động Pháp còn đặt vấn đề Mỹ, EU và chính phủ Pháp tại sao lại cấm vận cả những lĩnh vực gây thiệt hại cho mình.
Lơi ich quôc gia la trên hêt, chinh phu cac nươc được lâp ra cung nhăm bao vê lơi ich cua nhân dân noi chung va ngươi lao đông noi riêng, không được để chính trị ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Hiện nay nông dân châu Âu mât thi trương beo bơ ơ Nga chỉ vì chinh phu cấm vận nên bị Moscow trả đũa, ngươi lao động Pháp co tôi tinh gi khi vì Ukraine mà mất việc? My, EU co gioi muôn trưng phat Nga thi tim cach khac đi, tại sao lai đê ngươi dân ganh hâu qua bơi nhưng toan tinh chinh tri?
Toàn Thắng
Theo_Báo Đất Việt
Phũ phàng với Nga, Tổng thống Pháp "hứng đòn"
Một trong những liên đoàn lớn nhất ở Pháp Lực lương Công nhân mới đây đã lên tiếng kêu gọi Paris phải nhanh chóng hoàn tất hợp đồng bán siêu tàu chiến lớp Mistral và bàn giao hai chiếc tàu chiến loại này cho Nga nếu không sẽ có đến 2.500 nhân viên của xưởng đóng tàu có thể mất việc.
Tổng thống Hollande
Liên đoàn Lực lượng Công nhân Pháp đã bày tỏ "sự phẫn nộ và sốc" trước việc Paris tuyên bố hoãn bàn giao chiếc tàu chiến lớp Mistral đầu tiên cho phía khách hàng Nga vì áp lực từ Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU), tờ Le Figaro đưa tin. Mỹ và EU đang áp đặt một loạt đòn trừng phạt nhằm vào Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Các nước này đã gây sức ép mạnh mẽ buộc Paris phải tạm dừng chuyển giao tàu chiến lớp Mistral cho Nga.
Quyết định của Tổng thống Pháp Francois Hollande đã khiến 2.500 công nhân phải đối mặt với tình trạng có nguy cơ mất việc do số lao động này sẽ bị dư thừa nếu Pháp không tiếp tục đóng tàu chiến lớp Mistral cho Nga. Đó là một quyết định không thể chấp nhận được, đại diện của liên đoàn Lực lượng Công nhân đã nói như vậy với tờ Le Figaro của Pháp.
"Đáng ra mọi việc sẽ rất tuyệt nếu chiếc siêu tàu chiến lớp Mistral đầu tiên được bàn giao cho Nga bởi như vậy chúng tôi sẽ có cơ hội đóng tiếp chiếc tàu chiến thứ hai", một nhân viên ở xưởng đóng tàu Saint-Nazaire cho biết. Saint-Nazaire là nơi đang chịu trách nhiệm đóng 2 chiếc tàu chiến lớp Mistral cho Nga.
Lực lượng Công nhân là liên đoàn lớn thứ ba ở Pháp với hơn 300.000 thành viên.
Nga đã ký hợp đồng trị giá 1,6 tỉ USD để mua của Pháp hai chiếc tàu chiến lớp Mistral hồi tháng 6 năm 2011. Theo hợp đồng, Nga sẽ được đón nhận chiếc tàu chiến đầu tiên mang tên Vladivostok vào tháng 10 năm nay. Tuy nhiên, Paris đã bất ngờ ra tuyên bố tạm ngừng bàn giao chiếc tàu Vladivostok cho Moscow vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Sau một thời gian chờ đợi mà không có kết quả, một quan chức cấp cao của Nga hồi cuối tuần trước tuyên bố, Pháp có thời hạn đến cuối tháng này để bàn giao chiếc tàu chiến lớp Mistral đầu tiên nếu không nước này sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt vì vi phạm hợp đồng.
Phản ứng của Tổng thống Pháp
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Australia sau hội nghị thượng đỉnh G20, Tổng thống Pháp Hollande nói: "Tôi sẽ đưa ra quyết định mà không chịu bất kỳ sức ép nào dù nó đến từ đâu chăng nữa. Quyết định của tôi sẽ được đưa ra dựa trên hai tiêu chuẩn - lợi ích của nước Pháp và đánh giá của tôi về tình hình".
"Cũng không có áp lực nào về thời gian", ông Hollande cho biết, nói thêm rằng hiện tại hợp đồng chưa bị vi phạm và vì vậy không có chuyện nói đến vấn đề bồi thường.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 15/11 đã kêu gọi người đồng cấp Pháp Hollande "giảm thiểu nguy cơ" giữa hai nước sau nhiều tháng căng thẳng khi cả hai ông này đến tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Australia. Tuy nhiên, cả ông Hollande và ông Putin đều không đả động đến hợp đồng tàu chiến lớp Mistral.
"Vấn đề tàu chiến lớp Mistral không được đưa ra bởi bất kỳ đối tác nào trong G20 cũng như cả Tổng thống Putin trong các cuộc gặp gỡ bởi đó không phải là nơi để bàn về chuyện này", Tổng thống Hollande cho hay.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine không nên ảnh hưởng đến quan hệ giữa Paris và Moscow, Tổng thống Hollande đã có phát biểu khá dịu giọng như vậy tại hội nghị G20 trong ngày hôm qua (16/11).
Với những phát biểu kiểu nước đôi như trên, Tổng thống Pháp cho thấy ông này đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan trong việc giải quyết hợp đồng tàu chiến với Nga. Một mặt, ông Hollande đưa ra những phát biểu mạnh mẽ để thể hiện với các đồng minh phương Tây rằng ông vẫn đang tham gia tiến trình gây sức ép với Nga. Mặt khác, ông Hollande cũng có những phát biểu dịu nhẹ ám chỉ việc ông này sẽ không hủy bỏ hợp đồng với Nga, tránh làm Moscow cũng như những người dân Pháp có liên quan nổi giận.
Paris trên thực tế được cho là hoàn toàn không muốn hủy hợp đồng với Nga. Vì giá trị kinh tế to lớn của hợp đồng này, Pháp đang bị rơi vào tình thế lúng túng, bối rối. Nếu thỏa mãn mong muốn của các đồng minh, Pháp sẽ phải hứng chịu tổn thất cực kỳ lớn vì phá hợp đồng với Nga.
Không chỉ phải trả lại khoản tiền lớn của hợp đồng mà Nga thanh toán trước cho Pháp, Paris còn phải trả khoản tiền phạt khổng lồ lên tới hơn 10 tỉ euro (13 tỉ USD) vì không tuân thủ hợp đồng với Nga. Đây được xem là một thảm họa đối với cả nền kinh tế Pháp lẫn uy tín của ngành công nghiệp vũ khí Pháp. Ngoài ra, hành động đó còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng nghìn lao động đang trực tiếp tham gia vào dự án đóng tàu lớp Mistral trong bối cảnh tỉ lệ thất nghiệp và sự tăng trưởng của nền kinh tế Pháp không mấy sáng sửa. Uy tín của Tổng thống Hollande đang xuống thấp và nếu ông tiếp tục khiến nền kinh tế của Pháp lao đao hơn nữa thì hậu quả mà ông này phải đối mặt sẽ khó mà có thể lường trước được.
Hiện tại, Tổng thống Pháp mới chỉ phải đối mặt với sự phải đối của vài ngàn người dân có liên quan trực tiếp đến hợp đồng tàu chiến với Nga. Nếu tình hình kinh tế Pháp tiếp tục đi xuống thì ông sẽ còn phải đối mặt với không chỉ vài ngàn người dân mà sẽ là hàng triệu người dân. Việc hủy bỏ hợp đồng tàu chiến với Nga được cho là sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Pháp trong bối cảnh tình hình khó khăn như hiện nay.
Theo_VnMedia
Lương tối thiểu năm 2015 sẽ tăng lên 3,1 triệu Với 64,3 % số phiếu, Hội đồng tiền lương Quốc gia ngày hôm nay (6/8) đã nhất trí với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2015 từ 300.000 400.000 đồng, tăng khoảng 15% so với năm 2014. Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, sáng ngày 6/8, Hội đồng tiền lương Quốc gia với 15 thành viên đại diện...