Nội bộ mâu thuẫn, Dealsoc đóng cửa trụ sở
Nhiều ngày nay, các nhà cung cấp cho biết trang mua bán theo nhóm Dealsoc chưa thanh toán tiền cho mình,voucher không thể sử dụng.Trong khi đó trụ sở công ty này đã đóng cửa và dán thông báo về việc nội bộ mâu thuẫn.
Trụ sở Dealsoc đóng cửa.
Ngay sau Nhóm mua, hình thức mua theo nhóm trên mạng lại tiếp tục đón nhận thêm một trường hợp mới nhất là Dealsoc. “Tôi từng hợp tác 5-7 lần với Dealsoc, lúc trước thì không sao, dạo gần đây họ không còn thanh toán tiền nữa”, ông Đang Duy Cường, chủ Công ty Ngô Việt, kinh doanh đồ gia dụng cho biết.
Theo nhà cung cấp này, Dealsoc không những không thể thanh toán tiền mà ngay cả đến đường dây nóng của họ cũng không liên lạc được. Ngô Việt còn mấy chục voucher của Dealsoc đang vứt xó và không thể sử dụng.
Video đang HOT
Ngoài Ngô Việt, cuối tháng 11, nhiều đối tác khác của trang mua bán theo nhóm này cũng đến tận trụ sở công ty để đòi tiền nợ. Tuy nhiên, đến nay mọi việc vẫn đâu vào đấy, trong khi đó voucher Dealsoc liên tục bị từ chối.
“Tôi có mua 4 voucher của họ với giá 75.000 đồng một cái, xài được 3, đến lần thứ tư khi đi ăn ở một nhà hàng thì nơi đây nhất quyết không nhận cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, nhà hàng cho biết vẫn còn giữ cả trăm voucher của Dealsoc và mọi cố gắng liên lạc với Dealsoc để thanh toán đều vô ích”, ông Nguyễn Minh Tiếp, một người vừa sử dụng voucher Dealsoc nói.
Không những vậy, ông nhiều lần gọi vào đường dây nóng của Dealsoc và được báo không thể liên lạc. Nợ tiền nhà cung cấp, voucher bị từ chối, trang Dealsoc còn bị tố thiếu tiền lương nhân viên.
Một nhân viên vừa nghỉ sau 5 tháng làm cho hay, Dealsoc còn nợ anh nửa tháng lương, từ khi vào làm đến lúc nghỉ cũng không có hợp đồng lao động. Mọi nỗ lực liên hệ với bán giám đốc đều trở nên vô vọng.
Ngày 4.12, trụ sở công ty này tại số 51 Nhiêu Tứ, phường 7, quận Phú Nhuận (TP HCM) đã cửa chốt then cài. Sau cổng sắt là thông báo vào ngày 3.12 về việc nội bộ công ty mâu thuẫn.
“Vì thời gian qua, tình hình nội bộ công ty diễn ra rất phức tạp, ngoài sự tưởng tượng của ban giám đốc. Sau khi điều tra phát hiện có một số thành phần nhân viên đã thông đồng cấu kết với đối thủ cạnh tranh (từ lâu) tạo sự chia rẽ trong công ty nhằm trục lợi bản thân nên gây ra tình hình khó khăn trong thời gian dài và xảy ra những vấn đề không mong muốn trong thời gian qua”, thông báo nêu.
Bản thông cáo bằng giấy A4 được đánh máy này không ghi rõ do ai viết đã chỉ đích danh 6 người với trợ lý giám đốc là người chủ mưu dùng thủ đoạn để trục lợi và phao tin thất thiệt với các đối thủ cạnh tranh.
Trong thông báo cũng khẳng định, một nhân viên hành chính nhân sự trong nhóm 6 người đã ra yêu sách công ty phải thay thế toàn bộ chìa khóa và do người này giữ, chức vụ CEO cũng phải được bổ nhiệm cho vị trợ lý giám đốc.
Dealsoc.vn của Công ty cổ phần thương mại All in one. Được thành lập từ cuối tháng 8.2011, là trang web kinh doanh thương mại điện tử, cung cấp đa dạng sản phẩm, dịch vụ, giải trí, du lịch,… dưới hình thức cung cấp voucher giảm giá.
Theo laodong
Cam kết dân sự tại Cty TNHH bảo hiểm nhân thọ Cathay VN: Có dấu hiệu cưỡng bức lao động
Trong đơn khiếu nại gửi Báo Lao Động, ông N.H.T - nguyên nhân viên Cty TNHH bảo hiểm nhân thọ Cathay VN (100% vốn Đài Loan, ở Q.1 - TPHCM) - cho biết: "Nhiều NLĐ trong Cty bị buộc ký cam kết phải làm việc cho Cty 2 năm như tôi, nếu không sẽ phải bồi thường cho Cty khoản tiền bằng tổng thu nhập 4 tháng...".
Trụ sở Cty TNHH bảo hiểm nhân thọ Cathay VN. Ảnh: T.L
Theo chuyên gia của Tổ chức Lao động quốc tế ILO: "Cam kết này có dấu hiệu cưỡng bức lao động"!
Lật lọng
Ông N.H.T làm việc với Cty Cathay VN bằng HĐLĐ không xác định thời hạn. Quá trình làm việc, Cty xác định ông N.H.T có khả năng làm việc tốt. Thế nhưng, thay vì thỏa thuận tăng lương để giữ chân NLĐ thì Cty lại yêu cầu ông N.H.T ký "cam kết hỗ trợ và làm việc". Theo đó, ông N.H.T phải làm việc cho Cty đủ 2 năm; đổi lại Cty hỗ trợ ông mỗi tháng 3 triệu đồng. Nếu ông N.H.T đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong thời gian cam kết mà "không có lý do chính đáng" và/hoặc "không tuân thủ thời hạn báo trước theo quy định của Luật Lao động" thì sẽ phải bồi thường Cty bằng 4 tháng tổng thu nhập tại thời điểm chấm dứt HĐLĐ. Đến ngày 13.3.2012, ông N.H.T gửi thư cho Cty thông báo chấm dứt HĐLĐ, nói rõ sẽ nghỉ việc ngày 16.5.2012 (báo trước 45 ngày theo khoản 3, Điều 37 BLLĐ và khoản 1, mục III, thông tư 21/2003/TT - BLĐTBXH), đúng như đã cam kết với Cty.
Nhận thông báo trên, người phụ trách trực tiếp đã ký chấp thuận cho ông N.H.T làm việc đến 27.4.2012 là ngày cuối cùng; giám đốc Cty cũng ra quyết định, nói rõ: "Anh N.H.T có trách nhiệm bàn giao công việc và hoàn tất các khoản thanh toán cho Cty trước ngày kết thúc làm việc 27.4.2012; được trả lương đến hết ngày 27.4.2012, đóng BHXH đến hết tháng 4.2012". Như vậy có nghĩa, Cty Cathay VN đã chấp thuận chấm dứt HĐLĐ với ông N.H.T trước 45 ngày và chấp nhận thanh toán đầy đủ tiền lương. Thế nhưng, đến khi ông N.H.T nghỉ việc như Cty cho phép, phía Cty bắt đầu lật lọng không trả lương cho ông N.H.T, buộc ông phải nhờ hoà giải viên lao động Q.1 - TPHCM giải quyết.
Tại buổi hòa giải ngày 6.8.2012, sau khi xem xét các chứng cứ, hòa giải viên yêu cầu Cty Cathay VN trả hết tiền lương cho ông N.H.T, nhưng phía Cty không chịu, mà cứ cho rằng ông N.H.T đã vi phạm cam kết nghỉ việc trước 2 năm nên phải bồi thường, và việc Cty giữ tiền lương là để cấn trừ.
Nhầm lẫn quan hệ lao động với dân sự
Để trả lời khiếu nại của ông N.H.T, ngày 29.11.2012, PV Báo Lao Động đã đến Cty Cathay VN tìm hiểu; Cty đã cử ông Nguyễn Hữu Hiếu - Trưởng phòng pháp lý - tiếp. Qua trao đổi, chúng tôi rất ngạc nhiên không hiểu vì sao Cty Cathay VN là DN có tiếng, lại sử dụng ông Hiếu phụ trách pháp lý, trong khi ông này không chỉ nói ngọng, mà còn tỏ ra lạ lẫm với pháp luật lao động. Thậm chí, ông Hiếu không phân biệt được sự khác biệt giữa quan hệ lao động với quan hệ dân sự! Chính vì thế, khi chúng tôi đề nghị trả lương cho ông N.H.T theo đúng quy định của pháp luật lao động, thì ông Hiếu nhầm lẫn lập luận rằng: "Tiền lương thuộc quan hệ... dân sự. Vì ông N.H.T còn nợ Cty một khoản tiền theo cam kết dân sự, nên Cty đã giữ lương để cấn trừ". Chúng tôi đã tham khảo Chánh Thanh tra Lao động TPHCM Huỳnh Tấn Dũng về vụ này, ông Dũng khẳng định: "Tiền lương được ghi rõ trong HĐLĐ thuộc quan hệ lao động chứ không phải quan hệ dân sự. Trong vòng 7 ngày kể từ khi chấm dứt HĐLĐ, hai bên phải có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ cho nhau. Trường hợp hai bên có thoả thuận dân sự nào đó không trái pháp luật mà phát sinh công nợ, thì phải khởi kiện ra toà giải quyết chứ không được tuỳ tiện "giam" lương NLĐ". Phó Chánh Thanh tra Bộ LĐTBXH Nguyễn Tiến Tùng phân tích: "Trong quan hệ lao động, pháp luật không cấm các bên có thêm các thỏa thuận dân sự, nhưng nó không được chi phối hay làm thay đổi bản chất quan hệ lao động. Đặc biệt, nó không được ngăn trở việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động. Bản cam kết của ông N.H.T và Cty Cathay đã "thủ tiêu" quyền chủ động chấm dứt HĐLĐ của ông N.H.T theo quy định tại Điều 37 BLLĐ, như vậy là trái pháp luật".
Trao đổi với PV Báo Lao Động, luật gia Nguyễn Bình - chuyên gia pháp luật của Tổ chức Lao động quốc tế ILO tại VN - cũng bày tỏ quan điểm: Công ước số 29 của ILO năm 1930 về "Nghiêm cấm cưỡng bức lao động", được nước ta phê chuẩn ngày 5.3.2007, tại điều 2 nói rõ: "Lao động cưỡng bức là mọi công việc hoặc dịch vụ mà một người bị ép buộc phải làm dưới sự đe doạ của một hình phạt nào đó mà bản thân người đó không tự nguyện làm". Khoản 2, Điều 5 BLLĐ hiện hành đã "Cấm cưỡng bức người lao động dưới bất kỳ hình thức nào". Vì vậy, cam kết giữa ông N.H.T với Cty Cathay về việc nếu không làm việc đủ 2 năm sẽ bị phạt 4 tháng thu nhập là có dấu hiệu cưỡng bức lao động.
Theo laodong
Lương hưu không đáp ứng đủ nhu cầu tuổi già Bộ LĐTBXH đề xuất mô hình bảo hiểm hưu trí bổ sung tại Việt Nam, đồng thời khuyến khích cả người sử dụng lao động và người lao động tiết kiệm trong thời gian làm việc cho tuổi già. Ngày 30.11, tại TPHCM, Bộ LĐTBXH đã tổ chức hội thảo đề xuất những nội dung chủ yếu về bảo hiểm hưu trí bổ...